Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bản mới nhất bài: Ôn tập văn bản 2 - Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV trình chiếu một số hình ảnh và video có liên quan đến văn bản:
Link video: https://www.youtube.com/watch?v=FzgF4xvhlE0
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Em đã biết gì về sao băng? Sao băng có phải là một hiện tượng thiên tại hay không?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Nhiều người thường có niềm tin rằng nếu ước nguyện vào lúc nhìn thấy sao băng thì điều ước đó sẽ trở thành sự thật. Vậy thực chất sao băng là gì, bao giờ có sao băng, liệu hôm nay có sao băng không? Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về văn bản Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?, trả lời câu hỏi: - Trình bày những ý chính của văn bản. - Nội dung chính của văn bản. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung: + Trình bày những ý chính của văn bản. + Nội dung chính của văn bản. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi. - GV yêu cầu các cặp đôi đọc văn bản “Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?” và trả lời câu hỏi: + Hiện tượng mưa sao băng là gì? Những cơn mưa sao băng như thế nào thì được gọi là bão sao băng? + Trình bày những thông tin, đặc điểm về một số trận mưa sao băng hằng năm có mật độ sao tương đối cao. + Dựa vào văn bản, cho biết vì sao mưa sao băng lại có chu kì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp đôi, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ các cặp đôi (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 cặp đôi lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, rút ra đặc điểm của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên từ văn bản “Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?” bằng sơ đồ tư duy. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết về văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên từ văn bản “Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?” bằng sơ đồ tư duy. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về sơ đồ tư duy. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GC có thể gợi mở theo phụ lục 4 trang 90. |
1. Hiểu biết chung về văn bản a. Những ý chính của văn bản - Định nghĩa sao băng: là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào bầu khí quyển Trái Đất với vận tốc rất lớn, lực ma sát với không khí đốt cháy thiên thạch làm nó phát sáng khi di chuyển. - Định nghĩa mưa sao băng: là hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng thời hoặc nối tiếp nhau từ chung một điểm xuất phát trên bầu trời. - Chu kỳ của mưa sao băng: mỗi năm có rất nhiều trận mưa sao băng, muốn quan sát được còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, hầu hết các trận mưa sao băng đều có chu kỳ là một năm. - Nguyên nhân dẫn đến chu kỳ của mưa sao băng: nguyên nhân chính là các sao chổi. b. Nội dung chính của văn bản - Nội dung chính: Văn bản đã giải thích hiện tượng “mưa sao băng”, đặc điểm nhận biết và chu kỳ xuất hiện.
2. Nhắc lại kiến thức bài học a. Hiện tượng mưa sao băng - Mưa sao băng là hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng thời hoặc nối tiếp nhau từ chung một điểm xuất phát trên bầu trời. - Những cơn mưa sao băng dày đặc, mật độ sao quan sát được có thể lên đến hàng nghìn hay thậm chí hàng chục nghìn sao mỗi giờ thì gọi là bão sao băng. b. Những thông tin, đặc điểm về một số trận mưa sao băng hằng năm có mật độ sao tương đối cao - Mưa sao băng Qua-đờ-ran-tít: thường xuất hiện từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 1 hàng năm, cực điểm thường vào ngày 3 đến ngày 4 tháng 1. - Mưa sao băng En-ta A-qua-rít: thường xuất hiện từ ngày 19 tháng 4 đến ngày 28 tháng 5 hàng năm, cực điểm thường vào ngày 5 đến ngày 6 tháng 5. - Mưa sao băng Pơ-sây: thường xuất hiện từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 24 tháng 8 hàng năm, cực điểm thường vào ngày 12 đến ngày 13 tháng 8. - Mưa sao băng Ơ-ri-ơ-nít: thường xuất hiện từ ngày 2 tháng 10 đến ngày 7 tháng 11 hàng năm, cực điểm thường vào ngày 21 đến ngày 22 tháng 10. - Mưa sao băng Lê-ô-nít: thường xuất hiện từ ngày 10 đến ngày 23 tháng 11 hàng năm, cực điểm thường vào ngày 16 đến ngày 17 tháng 11. - Mưa sao băng Gie-mi-nít: thường xuất hiện từ ngày 7 đến ngày 17 tháng 12 hàng năm, cực điểm thường vào ngày 12 đến ngày 13 tháng 12. c. Nguyên nhân mưa sao băng có chu kỳ Nguyên nhân chính làm xuất hiện mưa sao băng là các sao chổi. Sao chổi là những thiên thể quay quanh Mặt Trời với quỹ đạo riêng. Do được cấu tạo bởi băng, bụi và đá nên khi chuyển động gần Mặt Trời, đuôi sao chổi bị sức nóng của Mặt Trời đốt cháy, tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo. Nếu quỹ đạo của Trái Đất cắt ngang quỹ đạo của dải bụi này thì ít nhất mỗi năm vào đúng một thời điểm nhất định, Trái Đất sẽ đi xuyên qua dải bụi đó và hiện tượng mưa sao băng sẽ xảy ra trong thời gian đó. Vì vậy, hầu hết các trận mưa sao băng đều có chu kì là một năm. 3. Tổng kết Từ văn bản “Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?”, ta rút ra những đặc trưng của loại văn bản thông tin như sau: - Thể loại: văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên. - Gồm 3 phần: + Phần đầu: nêu định nghĩa sao băng và mưa sao băng. + Phần nội dung: nêu chu kì của những trận mưa sao băng. + Phần kết thúc: gảii thích nguyên nhân của mưa sao băng. - Dẫn thời gian, số liệu có thể kiểm chứng. - Ngôn ngữ sáng rõ, đơn nghĩa, khách quan + Từ ngữ thuộc chuyên ngành thiên văn học. + Từ miêu tả trạng thái hoặc hoạt động: đốt cháy, rơi, xuất phát, quay, chuyển động…) - Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ + Hình ảnh: sao băng và mưa sao băng. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 8 chân trời bài: Ôn tập văn bản 2 - Sao, giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài: Ôn tập văn bản 2 - Sao