Giải toán 5 VNEN bài 76: Thể tích hình hộp chữ nhật

Giải chi tiết, cụ thể toán 5 VNEN bài 76: Thể tích hình hộp chữ nhật. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn toán lớp 5.

A. Hoạt động cơ bản

1. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau

Quan sát hình vẽ:

Các hình hộp chữ nhật sau đều được ghép bởi các hình lập phương 1$cm^{3}$

Thảo luận và điền số thích hợp vào ô trống

 Chiều dàiChiều rộngChiều caoSố hình lập phương 1$cm^{3}$ Thể tích hình hộp chữ nhật
Hình A3cm2cm2cm12 hình12$cm^{3}$
Hình B5cm2cm2cm20 hình20$cm^{3}$
Hình C4cm2cm3cm24 hình24$cm^{3}$

2. Thực hiện lần lượt các hoạt động

Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên theo đơn vị xăng ti mét khối ta cần tìm số hình lập phương 1$cm^{3}$ xếp vào đầy hộp:

Sau khi xếp 5 lớp hình lập phương 1$cm^{3}$ thì vừa đầy hộp.

Mỗi lớp có 6 x 4 = 24 (hình lập phương 1$cm^{3}$)

5 lớp có: 24 x 5 = 100 (hình lập phương 1$cm^{3}$)

Thể tích của hình hộp chữ nhật là: 6 x 4 x 5 = 120 ($cm^{3}$)

Ghi nhớ:

Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (Cùng một đơn vị đo)

V = a x b x c (a, b, c là kích thước của hình hộp chữ nhật)

3. Tính thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm và chiều cao 10cm

Trả lời:

Thể tích của hình hộp chữ nhật là:

V = 20 x 16 x 10 = 3200 ($cm^{3}$)

                  Đáp số: 3200 $cm^{3}$

B. Hoạt động thực hành

Câu 1: Trang 52 sách VNEN toán 5

Tính thể tích hình hộp chữ nhật có các kích thước như hình vẽ sau:

Trả lời:

a. Thể tích hình hộp chữ nhật là: V = 6 x 4 x 3 = 72 ($m^{3}$)

b. Thể tích hình hộp chữ nhật là: V = 4 x 4 x 4 = 64 ($dm^{3}$)

c. Thể tích hình hộp chữ nhật là: V = 9 x 5 x 2 = 90 ($cm^{3}$)

Câu 2: Trang 53 sách VNEN toán 5

Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b và chiều cao c:

a) a = 7cm; b = 4cm; c= 8cm

b) a =3,5m; b = 1,5m; c = 0,5m

c) a = $\frac{2}{5}$dm; b = $\frac{7}{5}$dm; c = $\frac{3}{4}$dm

Trả lời:

a) a = 7cm; b = 4cm; c= 8cm

Thể tích hình chữ nhật là:

V= 7 x 4 x 8 = 224 ($cm^{3}$)

           Đáp số: 224 $m^{3}$

b) a =3,5m; b = 1,5m; c = 0,5m

Thể tích hình chữ nhật là:

V= 3,5 x 1,5 x 0,5 = 2,625 ($m^{3}$)

                     Đáp số: 2,625 $m^{3}$

c) a = $\frac{2}{5}$dm; b = $\frac{7}{5}$dm; c = $\frac{3}{4}$dm

Thể tích hình chữ nhật là:

V= $\frac{2}{5}$ x $\frac{7}{5}$ x $\frac{3}{4}$ = $\frac{42}{100}$= $\frac{21}{50}$ ($dm^{3}$)

           Đáp số: $\frac{21}{50}$ $dm^{3}$

C. Hoạt động ứng dụng

Câu 1: Trang 53 sách VNEN toán 5

Tính thể tích khối gỗ có hình dạng như sau:

Trả lời:

Thể tích của khối gỗ khi chưa bị cắt là:

   V = 14 x 15 x 5 = 1050 ($m^{3}$)

Thể tích của phần khối gỗ bị cắt là:

   V = (15 - 7) x (14 - 6) x 5 = 320 ($m^{3}$)

Vậy, thể tích của khối gỗ sau khi đã bị cắt (như hình trên) là:

  1050 - 320 = 730 ($m^{3}$)

            Đáp số: 730 ($m^{3}$)

Câu 2: Trang 53 sách VNEN toán 5

Tính thể tích của hòn đá nằm trong bể nước theo hình dưới đây:

Trả lời:

Thể tích của bể nước ban đầu khi chưa bỏ hòn đá là:

   V = 10 x 10 x 5 = 500 ($cm^{3}$)

Thể tích của bể nước sau khi bỏ viên đá vào là:

   V = 10 x 10 x 7 = 700 ($cm^{3}$)

Vậy thể tích của viên đá trong bể là:

   700 - 500 = 200 ($cm^{3}$)

           Đáp số: 200 $cm^{3}$

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải toán 5 tập 2 VNEN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net