Giải toán 5 VNEN bài 114: Em ôn lại những gì đã học

Giải chi tiết, cụ thể toán 5 VNEN bài 114: Em ôn lại những gì đã học. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn toán lớp 5.

A. Hoạt động thực hành

Câu 1: Trang 132 toán VNEN lớp 5 tập 2

Cho một nền nhà hình chữ nhật có chiều dài 8m, chiều rộng bằng $\frac{3}{4}$ chiều dài. Người ta dùng các viên gạch hình vuông cạnh 4dm để lát nền nhà, giá mỗi viên gạch là 65000 đồng. Hỏi lát cả nền nhà thì hết bao nhiêu tiền mua gạch?

Trả lời:

Đổi: 8m = 80 dm.

Chiều rộng của nền nhà hình chữ nhật là:

   (80 : 4) x 3 = 60 (dm)

Diện tích của nền nhà hình chữ nhật là:

   80 x 60 = 4800 ($dm^{2}$)

Diện tích viên gạch hình vuông cạnh 4dm là:

   4 x 4 = 16 ($dm^{2}$)

Vậy, số tiền mua gạch để lát xong nền nhà là:

   (4800 : 16 ) x 65000 = 1950000 (đồng)

                         Đáp số: 1950000 đồng

Câu 2: Trang 132 toán VNEN lớp 5 tập 2

Một thửa ruộng hình thang có trung bình cộng hai đáy là 36m. Diện tích thửa ruộng đó bằng diện tích một mảnh đất hình vuông có chu vi 96m.

a. Tính chiều cao của thửa ruộng hình thang

b. Biết hiệu hai đáy là 10m, tính độ dài mỗi cạnh đáy của thửa ruộng hình thang?

Trả lời:

a. Độ dài cạnh hình vuông là:

   96 : 4 = 24 (m)

Diện tích thửa ruộng hình thang (bằng diện tích hình vuông có chu vi 96m) là:

   24 x 24 = 576 ($m^{2}$)

Tổng chiều dài hai đáy thửa ruộng hình thang là:

   36 x 2 = 72 (m)

Vậy chiều cao của thửa ruộng hình thang là:

   (576 x 2 ) : 72 = 16 (m)

b. Đáy nhỏ của thửa ruộng hình thang là:

   (72 - 10) : 2 = 31 (m)

Đáy lớn của thửa ruộng hình thang là:

   72 - 31 = 41 (m)

     Đáp số: a. 16m

                  b. đáy nhỏ 31m, đáy lớn 41m

Câu 3: Trang 132 toán VNEN lớp 5 tập 2

Hình chữ nhật ABCD gồm hình thang EBCD và hình tam giác ADE có kích thước như hình bên:

a. Tính chu vi hình chữ nhật ABCD

b. Tính diện tích hình thang EBCD

c. Cho M là trung điểm của cạnh BC. Tính diện tích hình tam giác EDM.

Trả lời:

a. Chu vi hình chữ nhật ABCD là:

  (28 + 84) x 2 = 224 (cm)

b.  Do EBCD là hình thang vuông nên đường cao chính là chiều dài cạnh BC.

Mà BC = AD = 28 cm

Vậy diện tích hình thang EBCD là:

  $\frac{(28 + 84)\times 28}{2}= 1568$ ($cm^{2}$)

c. Do M là trung điểm của đoạn thẳng BC nên BM = MC = 28 : 2 = 14 (cm)

Diện tích tam giác  EMB là: 

  $\frac{14\times 28}{2}= 196$ ($cm^{2}$)

Diện tích tam giác MCD là:  

  $\frac{14\times 84}{2}=588 ($cm^{2}$)

Vậy diện tích hình tam giác EMD là:

  1568 - (196 + 588) = 784 ($cm^{2}$)

   Đáp số: a. 224 cm

               b. 1568 $cm^{2}$

               c. 784 $cm^{2}$

B. Hoạt động ứng dụng

Câu 1: Trang 133 sách toán VNEN lớp 5 tập 2

Giả sử cần quét vôi toàn bộ phòng khách ngôi nhà em đang ở. Em hãy tính diện tích cần quét vôi.

Trả lời:

Ví dụ mẫu:

Phòng khách nhà em mái bằng, sàn nhà lát gỗ. Nhà có chiều dài 5m, chiều rộng 4m và chiều cao 3m. Như vậy, nếu sơn toàn bộ phòng khách thì ta chỉ sơn 4 mặt xung quanh và một mặt đáy là trần nhà. Vậy ta tính như sau:

Diện tích xung quanh ngồi nhà là:

(5 + 4 ) x 2 x 3 = 54 ($m^{2}$)

Diện tích toàn phần ngôi nhà là:

54 + (5 x 4) = 74 ($m^{2}$)

Vậy, diện tích cần sơn là 74 $m^{2}$)

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải toán 5 tập 2 VNEN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net