Tóm tắt truyện: Tam đại con gà | Văn học lớp 10

Truyện " Tam đại con gà" là tác phẩm nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1. Dưới đây là phần tóm tắt tác phẩm và ý nghĩa của tác phẩm.

I. Tóm tắt truyện

1. Tóm tắt ngắn gọn

Xưa có anh học trò học hành dốt nát nhưng lại hay khoe chữ. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy đến chữ “kê”, học trò hỏi mà không biết, đánh nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, dặn học trò đọc khẽ và đến bàn thờ thổ công xin ba đài âm dương. Xin ba đài được cả ba, thầy lấy làm đắc chí, hôm sau bảo trẻ đọc to lên. Người bố nghe được, phát hiện ra, thầy liền chống chế bằng cách lí sự cùn: dạy thế là để biết đến tam đại con gà.

2. Tóm tắt chi tiết

Tam đại con gà là câu chuyện cười nhằm phê phán sự ngu ngốc, dốt nát cũng như hành động thiếu chủ động, dấu dốt của một anh học trò.  Anh học trò ta dốt nát hay lên mặt văn hay chữ tốt, người nông dân tưởng thật nhờ anh về dạy con học chữ. Trẻ hỏi thầy chữ “ kê” trong sách “ Tam thiên tự”, cuống quá thầy nói liều “ Dủ dỉ là con dù dì” nhưng bảo trò đọc khẽ và thấp thỏm trong lòng. Sau đó, thầy khấn Thổ công, xin đài âm dương xem có đúng là “ dù dì” không, ba đài đều được. Thầy yên tâm, hôm sau bảo trò đọc to bài dạy. Người chủ nghe thấy, chạy vào nhà chỉ vào sách “ chữ kê là gà”, sao “ dủ dỉ là con dù dì”, thầy nhanh trí nói gỡ dạy trẻ ba đời con gà: “ Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà”. Thầy ta liền chống chế bằng cách lí sự cùn: dạy thế là để biết đến tam đại con gà.

II. Nội dung và ý nghĩa của truyện

Nội dung:

Câu chuyện buồn cười ở việc anh học trò ít chữ nhưng lại khoe khoang và đi dạy chữ. Những tình huống được đặt ra khiến anh ta luống cuống:

  • Lần thứ 1: Thầy không biết chữ kê, bị học trò hỏi gấp thầy nói liều “dủ dỉ là con dù dì”- sự liều lĩnh và dốt nát được bộc lộ.
  • Lần thứ 2: Người ta cười về sự giấu dốt và sĩ diện hão của ông thầy “thầy xấu hổ bảo trò đọc khe khẽ”, anh ta dùng sự láu cá để lấp liếm che giấu dốt
  • Lần thứ 3: Điểm buồn cười khi anh chàng tìm tới thổ công, thổ công ngửa cả ba đài âm dương, thầy đắc ý bệ vệ kêu trẻ đọc to. Cái dốt lúc này được phô trương

Ý nghĩa tiếng cười:

  • Phê phán những kẻ dốt nát nhưng lại dấu dốt, thích khoe khoang
  • Phê phán thực trạng xã hội: dốt nát lại làm thầy
  • Khuyên nhủ mọi người không nên dấu dốt mà phải không ngừng học hỏi
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 10


Copyright @2024 - Designed by baivan.net