[toc:ul]
Bài tập 1: (Trang 117 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Các văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?
KHỞI NGHĨA NÔNG VĂN VÂN (1833 - 1835)
Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy. […]
Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đạo quân lớn kéo lên đàn áp, nhưng không hiệu quả. Lần thứ ba (năm 1835), quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng. Nông Văn Vân chết trong rừng. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
(Lịch sử 7)
CON GIUN ĐẤT
Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm. Đầu giun đất có cơ phát triển và trơn để đào chui trong đất. Mình giun đất có chất nhờn để da luôn ướt, giảm ma sát khi chui trong đất. Giun đất có màu nâu khi ở trong lòng đất, có màu rêu trên lưng khi sống trong rêu. Giun đất có sức sống mạnh, dù bị chặt đứt, nó vẫn có thể tái sinh.
Giun đất có tác dụng đào bới làm xốp đất. Phân giun đất là thứ phân bón rất tốt cho thực vật. Giun đất được dùng làm phương tiện xử lí rác, làm sạch môi trường.
Giun đất dùng để chăn nuôi gia súc. Người cũng có thể ăn giun đất vì nó có 70% lượng đạm trong cơ thể. Giun đất có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Giun đất là giống vật có ích.
(Theo Bách khoa tri thức thế kỉ XXI)
Bài tập 2: (Trang 117 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Hãy đọc lại và cho biết Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 thuộc loại văn bản nào? Nội dung phần thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì ?
Bài tập 3: (Trang 117 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả có cần yếu tố thuyết minh không? Vì sao?
Bài tập 1: Hai văn bản: Khởi nghĩa Nông Văn Vân và Con giun đất đều là những văn bản thuyết minh.
Vì:
Bài tập 2:
- Đó là bài văn nghị luận, sử dụng yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại của bao bì ni lông đang được sử dụng trong đời sống.
- Đưa yếu tố thuyết minh vào văn bản: làm cho những kiến nghị mà văn bản đề xuất tăng thêm tính thuyết phục.
Bài tập 3: Yếu tố thuyết minh rất cần trong các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả. Vì giúp cho nội dung văn bản được sáng rõ, những điểm cần nhấn mạnh trong văn bản được tô đậm, người đọc cùng tiếp nhận vãn bản tích cực hơn...
Bài tập 1:
“Khởi nghĩa Nông Văn Vân” và “Con giun đất” đều => văn bản thuyết minh.
Vì: 2 văn bản đều có tính chất khách quan, đều có mục đích là truyền đạt thông tin khoa học về lịch sử, sinh vật, đều có tính chất trình bày, giới thiệu, giải thích.
Bài tập 2:
- Đó là bài văn nghị luận, sử dụng yếu tố thuyết minh => nói rõ tác hại của bao bì ni lông đang được sử dụng trong đời sống.
- Đưa yếu tố thuyết minh vào văn bản => kiến nghị mà văn bản đề xuất tăng thêm tính thuyết phục.
Bài tập 3: Trong các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả: yếu tố thuyết minh rất cần thiết => nội dung văn bản được sáng rõ, những điểm cần nhấn mạnh trong văn bản được tô đậm, người đọc cùng tiếp nhận vãn bản tích cực hơn...
Bài tập 1:
“Khởi nghĩa Nông Văn Vân” và “Con giun đất” (văn bản thuyết minh.) => 2 văn bản đều có tính chất khách quan, đều có mục đích là truyền đạt thông tin khoa học về lịch sử, sinh vật, đều có tính chất trình bày, giới thiệu, giải thích.
Bài tập 2:
1. Đó là bài văn nghị luận, sử dụng yếu tố thuyết minh, nói rõ tác hại của bao bì ni lông đang được sử dụng trong đời sống.
2. Đưa yếu tố thuyết minh vào văn bản, kiến nghị mà văn bản đề xuất tăng thêm tính thuyết phục.
Bài tập 3: Văn bản: tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả: yếu tố thuyết minh rất cần thiết,
nội dung văn bản được sáng rõ, những điểm cần nhấn mạnh trong văn bản được tô đậm, người đọc cùng tiếp nhận vãn bản tích cực hơn...