Soạn văn 9 ngắn nhất bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Soạn bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự - ngữ văn 9 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, tr. 97 - 98 bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.

Câu 2: Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều

II. Soạn bài siêu ngắn: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Câu 1: Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều:

  Để có tiền cứu cha và em, Thuý Kiều phải nhờ người mai mối để bán mình. Mụ mối đã đưa một người viễn khách tên là Mã Giám Sinh vào để vấn danh. Tuổi ông ta trạc ngoài tứ tuần, quê ở huyện Lâm Thanh, ăn mặc rất chải chuốt, bảnh bao. Mày râu nhẵn nhụi đến khó chịu, theo sau là một lũ đầy tớ lao xao, ồn ào. Vừa bước vào lầu trang, ngay lập tức ông ta ngồi tót lên ghế một cách sỗ sàng.

  Kiều được bà môi đưa ra giới thiệu với Mã Giám Sinh, Kiều trở thành món hàng khiến nàng rất đau đớn, tủi hổ. Mã Giám Sinh xem “hàng” và bắt đầu cò kè ngã giá.

  Kiều bước ra với tâm trạng tủi hổ, xót xa và đau đớn. Vốn là tiểu thư con nhà khuê các, mà nay phải đứng ra mua vui, làm trò cho kẻ mua mình. Thương xót cho thân phận mình như vậy, nàng càng tê tái trong lòng khi nghĩ về cảnh gia đình điêu đứng. Mụ mối thì vén tóc, cầm tay, để giới thiệu cho người khách xem mặt, còn nàng thì buồn thảm vô cùng nét buồn như cúc điệu gầy như mai. Mã Giám Sinh ép nàng phải thể hiện đủ thứ từ đánh đàn, làm thơ và bắt đầu ngã giá. Cò kè từng đồng với người con gái vẹn sắc toàn tài. Đau đớn và xót xa thay thân phận rẻ mạt người phụ nữ trong xã hội đồng tiền.

Câu 2: Đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư.

  Tôi không thể quen cảnh trả mọi ân oán giữa tôi và Hoạn Thư, Thúc Sinh khiến tôi không thể nào quên. Tôi đã trả lại ân tình của chàng Thúc Sinh, Khi tôi gặp hoạn nạn ở lầu xanh, chàng là người có tấm lòng hào hiệp đã ra tay cứu giúp. Tôi sẽ nhớ ơn chàng suốt đời, tôi đã tặng cho chàng một món quà để tỏ chúc lòng cảm ơn với những gì chàng đã làm cho tôi.

  Còn về Hoạn Thư, tôi đã nói chuyện với cô ấy bằng một giọng điều châm biếm mỉa, mai như cái cách mà cô ấy là làm với tôi trước đây. Nhưng khi nghe tôi nói thế Hoạn Thư cũng tức tốc xin lỗi, và mụ dùng những lí lẻ để thuyết phục tôi như là phận đàn bà với nhau vốn dĩ ghen tuông, mụ nhận tất cả những lỗi lầm đó thuộc về mình trót đã gây việc chông gai và mong được tôi tha thứ. Trước những lời lẽ khôn ngoan, chặt chẽ như vậy, tôi nghĩ rằng “thôi tha cho mụ ta cũng là điều làm phúc”, cho nên truyền quân lệnh tha bổng Hoạn Thư.

III. Soạn bài ngắn nhất: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Câu 1: Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều:

  Thúy Kiều phải bán mình để chuộc cha

  Kiều được bà môi đưa ra giới thiệu với Mã Giám Sinh (Tuổi ông ta trạc ngoài tứ tuần, quê ở huyện Lâm Thanh, ăn mặc rất chải chuốt, bảnh bao. Mày râu nhẵn nhụi đến khó chịu, theo sau là một lũ đầy tớ lao xao, ồn ào.)

  Kiều trở thành món hàng khiến nàng rất đau đớn, tủi hổ. Mã Giám Sinh xem “hàng” và bắt đầu cò kè ngã giá.

  Vốn là tiểu thư con nhà khuê các, mà nay phải đứng ra mua vui, làm trò cho kẻ mua mình.  Mỗi bước đi lệ tuôn vì tủi nhục, xấu hổ. Kiều thấy tủi nhục hơn trước sự sỗ sàng như kẻ vô học, bản chất con buôn của Mã Giám Sinh bộc lộ khi ngã giá mua Thúy Kiều như món hàng với giá ngoài bốn trăm.

  Thương xót cho thân phận mình như vậy, nàng càng tê tái trong lòng khi nghĩ về cảnh gia đình điêu đứng. Mụ mối thì vén tóc, cầm tay, để giới thiệu cho người khách xem mặt, còn nàng thì buồn thảm vô cùng nét buồn như cúc điệu gầy như mai. 

  Giám Sinh ép nàng phải thể hiện đủ thứ từ đánh đàn, làm thơ và bắt đầu ngã giá. Cò kè từng đồng với người con gái vẹn sắc toàn tài. Đau đớn và xót xa thay thân phận rẻ mạt người phụ nữ trong xã hội đồng tiền.

Câu 2: Bài văn tham khảo: đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán

  Sau bao tháng ngày đau đớn, ê chề, tủi nhục chốn lầu xanh. Tôi may mắn gặp được Từ Hải, chàng đã giúp tôi thoát khỏi cuộc sống chốn nhơ bẩn, còn giúp tôi trả ơn nghĩa và trả mọi oán giận. Ngày diễn ra cảnh trả mọi ân oán đó khiến tôi không thể nào quên.

  Người đầu tiên mà tôi cho mời đến để báo ân lại chính là chàng Thúc Sinh. Tôi nói với chàng Thúc rằng: "Khi tôi gặp hoạn nạn ở lầu xanh, chàng là người có tấm lòng hào hiệp đã ra tay cứu giúp, nghĩa ấy làm sao tôi quên được. Dù chúng ta đã chẳng nên vợ nên chồng như chàng đã từng mong ước, nhưng mà suốt đời tôi vẫn nhớ ơn chàng, nay có món quà nhỏ gửi chàng để tỏ chút lòng thành. Còn vợ chàng thì tai quái quá phen này phải trả giá thôi.

  Khi Hoạn Thư vừa được đưa ra, tôi đã chào cô ta bằng giọng điệu như trước đây khi tôi bị ép làm hoa nô phục dịch trong nhà của cô ta: Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây. Ngày xưa bà ăn ở ác độc như thế, thì nay phải gánh chịu tất cả, gieo gió thì gặp bão, càng cay nghiệt lắm thì càng oan trái nhiều. Đàn bà hạng như bà ở thế gian thật hiếm. Nghe tôi nói như vậy Hoạn Thư rụng rời phách lạc hồn xiêu. Thế nhưng vốn bản tính mưu mô và thuộc lại đàn bà lắm mồm lắm miệng ngay lập tức mụ đã lên tiếng kêu ca: “Tôi cũng chỉ là phận đàn bà thôi, mà đàn bà thì vốn dĩ hay ghen tuông, chẳng ai chịu nhường chồng mình cho người khác cả. Với lại tôi cũng rất yêu quý nàng, kính yêu nàng khi nàng trốn khỏi Quan Âm Các tôi đã không cho người đuổi theo. Nhưng dẫu sao tôi cũng là người có tội chỉ mong nàng rộng lượng bao dung mà tha thứ cho tôi”. Trước những lời lẽ khôn ngoan, chặt chẽ như vậy, tôi nghĩ rằng “thôi tha cho mụ ta cũng là điều làm phúc”, cho nên truyền quân lệnh tha bổng Hoạn Thư.

IV. Soạn bài cực ngắn: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Câu 1: Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều:

Phân đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều nói về sự đồng cảm và thương thay cho số phận Kiều và những tình tiết trớ trêu đã xảy ra.  Do gặp phải tình cảnh khó khăn, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều đã quyết định bán thân mình cho Mã Giám Sinh. Kiều thầm tủi thẹn cho số phận của mình. Tâm trạng Kiều rối bời những cảm giác xấu hổ và nhục nhã đến ê chề, rồi sự lo lắng mơ hồ về con đường phía trước không biết sẽ ra sao.Khi gặp Mã Giám Sinh, hắn đã kì kèo trả giá rất nhiều, Cò kè từng đồng với người con gái vẹn sắc toàn tài. Mã Giám Sinh lại kêu bà mối bắt Kiều thể hiện tài năng. Kiều không muốn nhưng rồi Kiều cũng đành phải làm theo. Đau đớn cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị chèn ép, coi rẻ như vậy.

Câu 2: Đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán

Một vài ý chính để các em có thể triển khai:

  Tôi may mắn gặp được Từ Hải và chàng đã giúp đỡ tôi => giúp tôi thoát khỏi cuộc sống chốn nhơ bẩn, còn giúp tôi trả ơn nghĩa và trả mọi oán giận. 

  Đến bây giờ ngày diễn ra cảnh trả mọi ân oán của Thúc Sinh và Hoạn Thư khiến tôi không thể nào quên.

  Tôi đã trả ân cho chàng Thúc Sinh: Tôi đã nói với chàng một vài điều => chúng ta đã chẳng nên vợ nên chồng như chàng đã từng mong ước, nhưng mà suốt đời tôi vẫn nhớ ơn chàng, nay có món quà nhỏ gửi chàng để tỏ chút lòng thành.

  Tôi đã trả được oán hận với Hoạn Thư: Tôi dùng thái độ mỉa mai để nói chuyện với mụ ta, và mụ ta cũng đã cầu xin sự tha thứ của tôi => tôi nghĩ rằng “thôi tha cho mụ ta cũng là điều làm phúc”, cho nên truyền quân lệnh tha bổng Hoạn Thư.

Tìm kiếm google: soan van 9 ngan nhat, soạn văn 9 cực ngắn, Soạn văn 9 ngắn nhất bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Xem thêm các môn học

Soạn văn 9 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com