Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Xem trích đoạn “Hề chèo”
- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nụ cười thân thiện
- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Nụ cười thân thiện
- Biết mang lại niềm vui cho người khác và cho bản thân
- Giúp HS được trải nghiệm khi được tiếp nhận cảm xúc tích cực, vui tươi, dí dỏm từ người xung quanh và tự mình trao niềm vui cho người khác, kể được các sắc thái khác nhau của nụ cười trong cuộc sống xung quanh.
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tự học, tự chủ
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
*Năng lực riêng:
- Năng lực thích ứng với cảm xúc
- Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động.
- Phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động.
- SGK Hoạt động trải nghiệm 2,
- Trong lớp học, bàn ghế kẻ theo nhóm.
- Gương soi Ảnh / dịp các kiểu cười khác nhau.
- Ảnh cưới của HS.
- Các mặt nạ, hề, tuồng, cảm xúc biểu tượng,…
- Sưu tầm các truyện hài dân gian, truyện hài trẻ em, các cầu nói lái,... cho trẻ em.
– SGK Hoạt động trải nghiệm 2, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 2 (nếu có);
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TUẨN 2 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Xem trích đoạn “Hề chèo”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
- HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS để chuẩn bị biểu diễn vở “Hề chèo” trên sân khấu. - GV hỗ trợ HS trong quá trình di chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về chỗ ngồi của lớp mình sau khi biểu diễn xong. - GV nhắc nhở những HS giữ trật tự, không làm việc riêng gây ảnh hưởng tới những bạn xung quanh. - Kết thức vở diễn, Gv đặt câu hỏi cho HS toàn trường: Em hãy nhận xét về những cử chỉ hài hước, vui nhộn của người biểu diễn? - GV nhận xét, tuyên dương và tổng kết hoạt động. | - HS chào cờ - Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua. - HS lắng nghe kế hoạch tuần mới. - HS chuẩn bị biểu diễn.
- HS giữ trật tự, cổ vũ các bạn biểu diễn.
- HS quan sát để trả lời câu hỏi. |
TUẨN 2 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
Nụ cười thân thiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế và hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV chiếu clip về những nụ cười của HS trong lớp và nghe bài hát Nụ cười, nhạc Nga, lời Việt Phạm Tuyên. - Kết thúc bài hát, GV dẫn dắt vào hoạt động khám phá chủ đề. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ Hoạt động 1: Kể về những bạn trong lớp có nụ cười thân thiện. Mục tiêu: HS nhận ra được nét thân thiện, tươi vui của các bạn trong tập thể lớp, đồng thời muốn học tập các bạn ấy. Cách tiến hành: - GV lần lượt gọi tên những bạn có nụ cười thân thiện trong lớp. Cho HS chia sẻ cảm xúc của mình khi bạn cười và thân thiện với mình. - Phỏng vấn những bạn được gọi tên: + Em cảm thấy thế nào khi cưới với mọi người và khi người khác cười với em? + Kể các tình huống có thể cười thân thiện. - GV kết luận: Ta cảm thấy vui, thích thú, ấm áp, phấn khởi khi cười. Ta cười khi được gặp bố mẹ, gặp bạn, được đi chơi, được tặng quà, khi nhìn thấy bạn cười, được quan tâm, được động viên, được yêu thương. Hoạt động 2: Kể chuyện hoặc làm động tác vui nhộn Mục tiêu: Giúp HS trải nghiệm mang lại niềm vui, nụ cười cho bản thân và cho bạn bè. Cách tiến hành: - GV cho HS đọc nhanh các câu dễ nói nhịu gây cười: + Đêm đông đốt đèn đi đâu đấy. Đêm đông đốt đèn đi đãi đỗ đen đây. + Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch. - GV cho HS theo nhóm thảo luận tìm các chuyện hài hoặc động tác gây cười và trình diễn trước các bạn. – GV cho HS chia sẻ cảm xúc khi thực hiện: Em cảm thấy thế nào khi mang lại niềm vui cho các bạn? Vì sao em lại cười khi nghe / nhìn bạn nói? - GV kết luận: Trong cuộc sống, ta luôn đón nhận niềm vui, nụ cưới từ người khác và mang niềm vui, nụ cười cho người quanh ta. MỞ RỘNG – TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ (Luyện tập) Mục tiêu: Đưa ra các tình huống để nhắc nhở HS không quên giữ thái độ thân thiện, vui tưới với mọi người xung quanh. Cách tiến hành: - GV đưa ra các tình huống và mời HS sắm vai đối lập. Ví dụ: Khi đi sinh nhật bạn, một HS chạy vội đến, vấp ngã, cáu kỉnh, nói lời khó nghe, khi chụp ảnh chung lại cau có. Một HS khác chạy vội, cũng vấp ngã, nhưng đứng dậy mỉm cười và nói một câu đùa. - GV cùng HS phân tích hại tình huống đó: + Vì sao bạn thứ hai cũng gặp chuyện bực mình mà vẫn tươi cười? + Lúc nào cũng tươi cười có dễ không? – Nêu thêm một số tình huống khác HS đã quan sát được trong thực tế, như: Mẹ đi làm về mệt mà vẫn mỉm cười; Hàng xóm ra dường gặp nhau không cười mà lại cau có, khó chịu thì làm cả hai đều thấy rất buồn bực. CAM KẾT HÀNH ĐỘNG (vận dụng) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS về nhà cùng bố mẹ hoặc người thân đọc hoặc kể chuyện hài hước. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động. |
- HS trong lớp và nghe bài hát Nụ cười.
- Những HS có nụ cười thân thiện trong lớp đứng lên thực hiện và các bạn HS khác chia sẻ cảm xúc khi thấy bạn cười thân thiện với mình. - HS chia sẻ cảm xúc.
- HS đọc nhanh các câu dễ nói nhịu gây cười.
- HS theo nhóm thảo luận tìm các chuyện hài hoặc động tác gây cười và trình diễn trước các bạn. - HS chia sẻ cảm xúc khi thực hiện.
- HS đóng vai để phân tích và giải quyết tình huống.
- HS đọc tình huống và phân tích tình huống dựa vào các câu hỏi gợi ý.
- HS lắng nghe các tình huống khác để phân tích và giải quyết tình huống.
- HS về nhà cùng bố mẹ hoặc người thân đọc hoặc kể chuyện hài hước. |
TUẦN 2 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
Nụ cười thân thiện
---------------- Còn tiếp -----------------
1. Với toán, Tiếng Việt
2. Với các môn còn lại:
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí