Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Xem hoạt cảnh “Đồ dùng ở đâu?”
- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:Gọn gàng, ngăn nắp
- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Gọn gàng, ngăn nắp
- Biết sắp xếp đồ dùng sinh hoạt cá nhân gọn gàng, ngăn nắp
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tự học, tự chủ
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
*Năng lực riêng:
- Năng lực thích ứng với cảm xúc:
- Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động:
- Phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động.
-SGK Hoạt động trải nghiệm 2,
- Trong lớp học, bàn ghế được kê gọn lại để có không gian hoạt động.
- Áo sơ-mi, áo phòng do HS tự chuẩn bị; 4 – 5 chiếc chăn mỏng (Nếu lớp có học bán trú thì dùng chăn ở phòng ngủ HS).
- Thẻ chữ: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP.
- Giấy A3, bút màu, sáp màu
– SGK Hoạt động trải nghiệm 2, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 2 (nếu có);
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TUẨN 7 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
- HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của các bạn biểu diễn hoạt cảnh “ Đồ dùng ở đâu?” - GV hướng dẫn HS lên biểu diễn. Nhắc nhở HS bên dưới giữ trật tự và cổ vũ cho các bạn biểu diễn. - GV tổng kết hoạt động. | - HS chào cờ - Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua. - HS lắng nghe kế hoạch tuần mới. - HS chuẩn bị biểu diễn.
- HS cổ vũ cho các bạn biểu diễn. |
TUẨN 7 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
Gọn gàng, ngăn nắp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế và hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV yêu cầu mỗi bạn tự tưởng tượng mình là đồ dùng cá nhân nào và tìm đúng chỗ ở của mình. - GV dẫn dắt vào chủ đề bằng cách đặt câu hỏi cho cả lớp: + GV hỏi: Nếu được chọn mình là một đồ dùng cá nhân, em sẽ chọn là đồ dùng nào? + GV đưa ra 3 chiếc hộp ghi tên từng hộp “Trang phục”, “Đồ dùng vệ sinh cá nhân”, “Đồ chơi”. Mỗi dãy bàn sẽ đặt một chiếc hộp. GV mời HS tự chọn vị trí đồ dùng cá nhân mà em đã tưởng tượng. + GV hỏi: Em là đồ dùng nào? GV cùng các HS khác cùng nhận xét HS đã chọn đúng chỗ ở” của mình chưa. GV khen tặng cho các bạn đã chọn đúng vị trí. Nếu lớp đông, GV hỏi: Bạn nào nghĩ mình là một chiếc mũ? Một cái áo? - GV sẽ có thể nhận xét HS ngồi đúng vị trí hay chưa. - Gv kết luận: Đồ dùng cá nhân cần được phân loại và sắp xếp gọn gàng. Mỗi món đồ đều có “nơi ở” riêng của chúng. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ Mục tiêu: HS nêu được lợi ích của việc sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng Cách tiến hành: - GV đề nghị HS cùng nhớ lại việc làm của mình hằng ngày bằng những câu hỏi: + Buổi sáng, khi thức dậy, em có gấp chăn, sắp xếp giường gọn lại không? Em có thể tự treo và gấp quần áo của mình chưa? Đồ chơi khi chơi xong em có xếp gọn lại không? + Theo các em, nếu để đồ dùng cá nhân không đúng chỗ, không gọn, điều gì có thể xảy ra? Ngược lại, nếu xếp chúng gọn gàng thì sao? - GV mời HS lần lượt sắm vai cậu bé không muốn dọn đồ với các tình huống sau: + Lúc ngủ dậy: “Ôi! Tại sao lại phải gấp chăn cơ chứ! Tối đẳng nào mình cũng phải ngủ nữa!”. + Khi quần áo thay ra không treo lên mắc: “Ôi, việc gì phải treo chứ! Vắt lên ghế tìm dễ hơn? - GV mời các HS khác đưa ra lời khuyên, thuyết phục bạn bằng cách phân tích tác hại của việc không cất gọn đồ dùng sau khi sử dụng. - GV Kết luận: Nếu nhà cửa luôn gọn gàng và không phải tìm đồ dùng cá nhân khi cần, chúng ta tiết kiệm được thời gian. Nếu không cất đồ dùng ngăn nắp sau khi sử dụng, chúng ta sẽ luôn nhầm lẫn, mất thời gian đi tìm đồ đạc, hay bị đi muộn. MỞ RỘNG – TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ (Luyện tập) Mục tiêu: Cùng thực hành để thấy rằng để trở thành người ở gọn gàng không khó. Cách tiến hành: - GV cho HS Thực hành: Ai ở gọn nhất? - GV mời 1 – 2 HS lên thử gấp áo sơ-mi và áo phông theo cách các em đang biết. GV nhận xét và hướng dẫn cách gấp áo, gấp chăn. - GV đề nghị HS ngồi theo tổ để cùng gấp áo, gấp chăn và sắp xếp trong thời gian quy định. - GV nhận xét và khen tặng các tổ thực hành tốt. - GV Kết luận: Gấp áo, gấp chăn thật dễ dàng và sắp xếp gọn cũng thật vui, bạn nào cũng làm được tốt. CAM KẾT HÀNH ĐỘNG (vận dụng) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS về nhà sắp xếp tủ quần áo của em và gia đình cho gọn gàng, ngăn nắp. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động. |
- HS tự tưởng tượng mình là đồ dùng cá nhân nào và tìm đúng chỗ ở của mình.
- HS sẽ tự tưởng tượng và chưa nói ra câu trả lời của mình.
- HS tự chọn vị trí đồ dùng cá nhân mà em đã tưởng tượng. - HS giơ tay và phát biểu.
- HS nhớ lại việc làm của mình hằng ngày bằng cách trả lời câu hỏi.
- HS chia sẻ những việc làm hằng ngày của mình.
- HS sắm vai cậu bé không muốn dọn đồ với các tình huống và đưa ra cách xử lí.
- HS khác đưa ra lời khuyên, thuyết phục bạn bằng cách phân tích tác hại của việc không cất gọn đồ dùng sau khi sử dụng.
- HS thực hành gấp áo sơ mi, áo phông theo hướng dẫn của GV.
- HS ngồi theo tổ để cùng gấp áo, gấp chăn và sắp xếp trong thời gian quy định
- HS về nhà sắp xếp tủ quần áo của em và gia đình cho gọn gàng, ngăn nắp |
TUẦN 7 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
Gọn gàng, ngăn nắp
-------------- Còn tiếp ---------------
1. Với toán, Tiếng Việt
2. Với các môn còn lại:
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí