Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham dự phát động phong trào học tập và rèn luyện theo tác phong của chú bộ đội
- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Việc của mình không cần ai nhắc
- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Việc của mình không cần ai nhắc
- Tự phục vụ bằng cách chủ động sắp xếp các hoạt động hằng ngày của mình: biết giờ nào phải làm gì, phải chuẩn bị gì.
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tự học, tự chủ
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
*Năng lực riêng:
- Năng lực thích ứng với cảm xúc
- Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động
- Phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động.
- SGK Hoạt động trải nghiệm 2,
- Trong lớp học bàn ghế kê thành dãy
- Qủa bóng gai
- Giấy màu, bút vẽ
– SGK Hoạt động trải nghiệm 2, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 2 (nếu có);
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TUẨN 15 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Tham dự phát động phong trào học tập và rèn luyện theo tác phong của chú bộ đội
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
- HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới * Trước buổi thảo luận: - GV, nhà trường: +Lựa chọn nhân vật qua những kênh quen biết riêng hoặc chính thống, liên hệ với đơn vị bộ đội ở địa phương, lựa chọn mời một hoặc vài chú bộ đội biết cách trò chuyện. + Tìm hiểu về nhân vật: tìm hiểu kỹ thông tin về chú bộ đội sẽ đến giao lưu (cấp bậc, chức vụ, chuyên môn, khả năng riêng như hát, đàn, thơ ca, võ,...), chức năng nhiệm vụ chính của đơn vị. + Viết kịch bản: để xuất, thảo luận trước với nhân vật về các câu hỏi, bài tập,... để phối hợp nhịp nhàng trong buổi giao lưu. + Chuẩn bị quà tặng: GV hướng dẫn, gợi ý để HS chuẩn bị giấy cảm ơn và một món quà nhỏ. + Phân công nhiệm vụ: GV hướng dẫn để HS tự phân công thành các nhóm làm các nhiệm vụ khác nhau: viết lời cảm ơn, làm quà tặng, lễ tân, đón khách, kịch bản câu hỏi nếu có. * Trong buổi thảo luận: a) Đón khách: Nhóm lễ tân đón, tặng quà nhân vật. GV cùng đón khách với HS. b) Hoạt động giao lưu – Khởi động (5 – 7 phút): + GV giới thiệu ý nghĩa, nội dung của buổi giao lưu, mời chú bộ đội lên sân khấu, đồng thời giới thiệu tập thể lớp đồng hành với mình dẫn chương trình giao lưu - GV giới thiệu HS các lớp và tên trường với chú bộ đội. - Câu chuyện của nhân vật (5 phút): + GV ngay lập tức đặt câu hỏi cho HS bên dưới theo các thông tin chú bộ đội đã kể. - Câu hỏi phỏng vấn: + GV cùng HS dẫn chương trình lần lượt đặt câu hỏi cho chú bộ đội + GV nhắc đến đặc điểm ngăn nắp, gọn gàng của các chú bộ đội. Đặt câu hỏi thảo luận: Theo các em, vì sao các chú bộ đội phải để đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp? * Sau buổi thảo luận – Cam kết và thực hiện hành động: GV đề nghị HS các lớp thử về nhà cùng bố mẹ tìm hiểu “bí kíp” gấp chăn màn của các chú bộ đội và thử thực hiện. - Phản hồi gửi tới nhân vật: + Phát các tấm bìa hình trái tim mẫu cho các lớp. Các lớp có thể dựa trên hình trái tim đó mà làm các mẫu bìa hình khác nhau để viết vài lời cảm ơn, chia sẻ với chú bộ đội. + GV lớp dẫn chương trình sẽ gom các tấm bìa ấy và gửi lại cho các chú bộ đội sau. | - HS chào cờ - Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua. - HS lắng nghe kế hoạch tuần mới.
- HS lớp trực tuần sẽ dẫn dắt chương trình: + Cung cấp cho HS các thông tin về nhân vật, những điều thú vị nhất có thể gây cảm hứng cho HS tìm hiểu thêm về nhân vật. + Mỗi HS chuẩn bị một câu hỏi nếu được hỏi nhân vật, khuyến khích những câu hỏi thú vị để có thêm thông tin về nhân vật.
- HS chuẩn bị dưới dự hướng dẫn của GV.
- HS phối hợp cùng GV để đón khách.
- HS giới thiệu với các chú bộ đội
- HS dẫn chương trình mời chú bộ đội kể qua về đơn vị mình, kĩ năng mình được huấn luyện, nhiệm vụ chính và các thành tích nổi bật của đơn vị. - HS đặt câu hỏi về giờ giấc sinh hoạt của chú bộ đội. HS đặt câu hỏi về các đồ dùng của chú bộ đội, còn gọi là quân trang, quân dụng, quân phục Đồ dùng của các chú có những gì? Các chú giữ gìn đó dùng bằng cách nào? Nếu chẳng may bị mất đồ thì sao?...
- HS về nhà cùng bố mẹ tìm hiểu “bí kíp” gấp chăn màn của các chú bộ đội và thử thực hiện.
|
TUẨN 15 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
Việc mình không cần ai nhắc
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế và hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV vừa tung quả bóng gai cho HS vừa đưa ra một tình huống. HS vừa bắt (chớp) quả bóng gai, vừa đáp: + GV: Trước khi ăn ... HS: Phải rửa tay. + GV: Sau khi ăn ... HS: Phải rửa miệng. + GV: Trước khi đi ngủ… HS: Phải đánh răng (đi vệ sinh, thay quần áo ngủ, chuẩn bị quần áo cho buổi sáng...). – Với những tình huống có nhiều đáp án, GV tung quả bóng gai cho nhiều HS khác nhau. + GV: Sau khi ngủ dậy…. + GV: Trước khi đi học ... - GV cho HS chia sẻ cách xử lí các tình huống. - GV kết luận: Chúng ta luôn thực hiện những việc cần phải làm đúng lúc. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ Mục tiêu: HS lập thời gian biểu để biết những việc mình cần làm hằng ngày. Cách tiến hành: - GV đề nghị HS liệt kê 4 – 5 việc thường làm hàng ngày từ lúc đi học về cho đến khi đi ngủ, HS có thể viết, vẽ ra tờ giấy. - GV đề nghị HS đánh số 1, 2, 3, 4, 5 hoặc nối mũi tên để sắp xếp các việc theo thứ tự thời gian. - Mời HS vẽ lại và trang trí lại bản kế hoạch, ghi: THỜI GIAN BIỂU BUỔI CHIẾU - GV kết luận: Khi đã biết mình phải làm việc gì hằng ngày, em sẽ chủ động làm mà không cần ai nhắc, MỞ RỘNG – TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ (Luyện tập) Mục tiêu: Nhắc nhở về những việc HS thưởng làm vào ngày nghỉ, khác với ngày thường. Cách tiến hành: – Thảo luận theo cặp đôi về những ngày cuối tuần của mình: + Những việc gì em thường xuyên tự làm không cần ai nhắc? + Những việc nào em làm cùng bố mẹ, gia đình, hàng xóm? – GV cho HS tìm những điểm chung và những điểm khác nhau ở các ngày cuối tuần của mỗi người trong nhóm. - GV Kết luận: Ngày cuối tuần thường có nhiều thời gian hơn nên công việc cũng nhiều và phong phú hơn. CAM KẾT HÀNH ĐỘNG (vận dụng) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. Cách tiến hành: - GV gợi ý cho HS về nhà thảo luận cùng bố mẹ để lập thời gian biểu và thực hiện. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động. |
- HS vừa bắt bóng vừa đưa ra một tình huống
- HS chia sẻ cách xử lí tình huống.
- HS có thể lựa chọn để đưa ra những việc mình thường làm trên thực tế: tắm gội, chơi thể thao, ăn tối, đọc truyện, xem ti vi, trò chuyện với bà, giúp mẹ nấu ăn, đánh răng, sắp xếp sách vở và quần áo,... - HS đánh số 1, 2, 3, 4, 5 hoặc nối mũi tên để sắp xếp các việc theo thứ tự thời gian.
- HS vẽ lại và trang trí lại bản kế hoạch, ghi: THỜI GIAN BIỂU BUỔI CHIẾU
- HS thảo luận theo cặp đôi về những việc thường làm: Lau cửa sổ, tưới cây, chăm cây cối, dọn vệ sinh khu phố, đi học vẽ, xem ti vi, đi mua sắm, đi dã ngoại, giúp mẹ nấu ăn, tập đàn, sang nhà bà chơi, sắp xếp lại giá sách, bàn học, đọc sách,....
- HS về nhà thảo luận cùng bố mẹ để lập thời gian biểu và thực hiện. |
TUẦN 15 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
Việc của mình không cần ai nhắc
------------------- Còn tiếp -----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác