Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia hưởng ứng phong trò “Giờ Trái Đất”
- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Những người bạn hàng xóm
- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Những người bạn hàng xóm
- Làm quen được với những người bạn hàng xóm.
- Tạo được quan hệ gần gũi, thân thiện trong cộng đồng.
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tự học, tự chủ
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
*Năng lực riêng:
- Năng lực thích ứng với cảm xúc
- Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động
- Phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động.
-SGK Hoạt động trải nghiệm 2,
- Trong lớp học bàn ghế kê thành dãy
- 4 sợi ruy băng nhiều màu, dài khoảng 1m.
- Thẻ chữ: HÀNG XÓM, THÂN THIỆN.
- Cuốn sách “Ti-mua và đồng đội” của nhà văn Arkadi Gaidar hoặc một bức tranh minh hoạ câu chuyện ấy.
– SGK Hoạt động trải nghiệm 2, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 2 (nếu có);
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TUẨN 25 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Tham gia hưởng ứng phong trò “Giờ Trái Đất”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
- HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. – GV cho HS tập trung đúng vị trí để tham gia phong trào “Giờ Trái Đất” – GV có thể cho HS tập một bài nhảy Flashmob để tham gia chương trình. – GV nhắc nhở HS lắng nghe và ghi nhớ những việc cần làm để xây dựng “Giờ Trái Đất” - GV tổng kết hoạt động. | - HS chào cờ - Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua. - HS lắng nghe kế hoạch tuần mới. - HS tập trung đúng vị trí để tham gia phong trào
- HS tập một bài nhảy Flashmob - HS ghi nhớ những việc cần làm để xây dựng “Giờ Trái Đất” |
TUẨN 25 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
Những người bạn hàng xóm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế và hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV mời HS nào, HS đó kể tên “hàng xóm” trong chỗ ngồi lớp học của mình: "Hàng xóm ở phía trước, phía sau, bên phải, bên trái ... của tôi là ....” - GV đưa 4 sợi ruy-băng để kết nối các hàng xóm trên, dưới, trái, phải của một HS.
- GV kết luận: Trong cuộc sống, không ai nên sống đơn độc. Ở lớp có bạn cùng bàn, có bạn ngồi gần thì ở nhà có hàng xóm, láng giềng, chúng ta cần phải sống hòa đồng và giúp đỡ những người xung quanh. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ Mục tiêu: HS nhớ lại những người bạn trạc tuổi mình ở nơi mình sống Cách tiến hành: - GV đề nghị HS làm việc theo cặp đôi: nhớ lại và kể tên bạn hàng xóm trạc tuổi mình, tưởng tượng ra gương mặt người bạn ấy. Mô tả hình dáng bề ngoài và tính cách của bạn. - Nếu không thể nhớ ra cái tên nào, HS lên kế hoạch về nhà tìm hiểu thêm. - GV giới thiệu câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giếng gần" . - GV kể cho HS nghe về một người bạn hàng xóm mình đã kết bạn khi còn nhỏ và một kỉ niệm đáng nhớ của mình với bạn. - GV kết luận: Có thể kết bạn ở lớp, ở trường, và cũng có thể kết bạn ở nơi mình sinh sống. Có bạn, cuộc sống sẽ vui hơn. MỞ RỘNG – TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ (Luyện tập) Mục tiêu: Đóng góp ý kiến về những việc mà những người bạn hàng xóm có thể làm cùng nhau. Cách tiến hành: - GV ghi lên bằng tất cả những việc có thể thực hiện cùng các bạn hàng xóm (cùng chơi bị, chơi đánh cầu lông tạo một góc riêng để gặp gởi cho nhau mượn sách; phát hiện những hiện tượng cần cảnh giác ở khu phố, thôn xóm của mình; giúp đỡ người già, người neo đơn; cùng dọn vệ sinh: cùng chăm cây cối cùng tổ chức liên hoan, cùng chạy tập thể dục buổi sáng…) - GV đề nghị HS viết ra giấy dự định của mình và thời gian làm những việc đó. - GV kết luận: Có rất nhiều việc có thể cùng làm với hàng xóm để thêm thân thiết với nhau, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong cuộc sống. CAM KẾT HÀNH ĐỘNG (vận dụng) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế. Cách tiến hành: - GV gợi ý HS về nhà cùng bố mẹ tìm hiểu thêm về hàng xóm của mình: hỏi bác tổ trưởng dân phốc hỏi bác phụ trách chi hội khuyến học để có được thông tin về các bạn hàng xóm cùng học Tiểu học. - Mạnh dạn làm quen với một hoặc nhiều bạn. Lựa chọn một việc làm đã chia sẻ ở mục trên và thực hiện cùng các bạn hàng xóm - GV nhận xét, tổng kết hoạt động: |
- HS đó kể tên “hàng xóm” trong chỗ ngồi lớp học của mình: "Hàng xóm ở phía trước, phía sau, bên phải, bên trái ... của tôi là ....” - HS kết nối với hàng xóm trên, dưới, trái, phải của mình.
- HS làm việc theo cặp đôi: nhớ lại và kể tên bạn hàng xóm trạc tuổi mình, tưởng tượng ra gương mặt người bạn ấy. - HS mô tả hình dáng và tính cách của bạn.
- HS nghe về một người bạn hàng xóm mình đã kết bạn khi còn nhỏ và một kỉ niệm đáng nhớ của mình với bạn.
- HS đóng góp ý kiến về những việc có thể thực hiện cùng các bạn hàng xóm.
- HS viết ra giấy dự định của mình và thời gian làm những việc đó.
- HS về nhà cùng bố mẹ tìm hiểu thêm về hàng xóm của mình.
HS làm quen với một hoặc nhiều bạn. |
TUẦN 25 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
Những người bạn hàng xóm
------------- Còn tiếp --------------
1. Với toán, Tiếng Việt
2. Với các môn còn lại:
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí