Soạn mới giáo án Thể dục 11 - Bóng rổ cánh diều bài Chủ đề 1 Bài 1: Vai trò, tác dụng của môn Bóng rổ; kĩ thuật di chuyển và kĩ thuật tại chỗ một tay dẫn bóng đổi hướng

Soạn mới Giáo án thể dục 11-bóng rổ cánh diều bài Vai trò, tác dụng của môn Bóng rổ; kĩ thuật di chuyển và kĩ thuật tại chỗ một tay dẫn bóng đổi hướng. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA MÔN BÓNG RỔ; KĨ THUẬT DI CHUYỂN VÀ KĨ THUẬT DẪN BÓNG

BÀI 1: VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA MÔN BÓNG RỔ; KĨ THUẬT DI CHUYỂN VÀ KĨ THUẬT TẠI CHỖ MỘT TAY DẪN BÓNG ĐỔI HƯỚNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết được vai trò, tác dụng cơ bản của môn Bóng rổ đối với sự phát triển thể chất.
  • Biết cách thực hiện kĩ thuật di chuyển trượt tiến, lùi; kĩ thuật di chuyển dừng nhanh bằng hai bước.
  • Biết cách thực hiện kĩ thuật tại chỗ một tay dẫn bóng đổi hướng trước, sau; kĩ thuật tại chỗ một tay dẫn bóng đổi hướng trái, phải.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Hình thành, phát triển năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc đọc thông tin trong SGK, quan sát các tranh, ảnh.
  • Hình thành, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm để thực hiện kĩ thuật di chuyển trượt tiến, lùi; kĩ thuật di chuyển dừng nhanh bằng hai bước; kĩ thuật tại chỗ một tay dẫn bóng đổi hướng trước, sau; kĩ thuật tại chỗ một tay dẫn bóng đổi hướng trái, phải; các trò chơi vận động

Năng lực giáo dục thể chất:

  • Thực hiện đúng và vận dụng được kĩ thuật di chuyển trượt tiến, lùi; kĩ thuật di chuyển dừng nhanh bằng hai bước; kĩ thuật tại chỗ một tay dẫn bóng đổi hướng trước, sau; kĩ thuật tại chỗ một tay dẫn bóng đổi hướng trái, phải vào tập luyện và đấu tập.
  • Biết tự điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát, tập luyện của bản thân và tổ, nhóm; có khả năng phán đoán, xử lí các tình huống một cách linh hoạt và phối hợp được với đồng đội trong tập luyện và thi đấu môn Bóng rổ; vận dụng được những kiến thức đã học vào rèn luyện, hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo và phát triển thể lực.
  1. Phẩm chất:
  • Tích cực, đoàn kết và giúp đỡ bạn trong tập luyện và đấu tập.
  • Chủ động giữ gìn an toàn cho bản thân và đồng đội trong luyện tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Giáo dục thể chất Bóng rổ 11.
  • Sân bóng rổ rộng rãi, sạch sẽ; không ẩm ướt, trơn trượt và không còn những vật nguy hiểm.
  • Quả bóng rổ.
  • Còi, phấn viết, đồng hồ bấm giờ.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Giáo dục thể chất Bóng rổ 11.
  • Giày thể thao, quần áo thể dục.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế vui vẻ, phấn khởi trước khi vào bài học mới.
  3. Nội dung: GV cho HS khởi động chung, khởi động chuyên môn.
  4. Sản phẩm: HS thực hiện bài tập khởi động theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động:

Khởi động chung:

  • Bài tập tay không
  • Khởi động các khớp
  • Bài tập căng cơ
  • Chạy chậm, chạy tăng tốc độ

Khởi động chuyên môn:

  • Tại chỗ dẫn bóng cao tay, thấp tay
  • Tại chỗ dẫn bóng đổi tay trước mặt.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để khởi động chung, khởi động chuyên môn.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS thực hiện bài tập khởi động theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.

- GV quan sát thái độ, tác phong, động tác của HS trong quá trình khởi động.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa động tác cho HS (nếu có).

- GV động viên, khích lệ những tiến bộ HS so với các giờ học trước.

→ GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Vai trò, tác dụng của môn bóng rổ; kĩ thuật di chuyển và kĩ thuật tại chỗ một tay dẫn bóng đổi hướng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vai trò, tác dụng của môn Bóng rổ

  1. Mục tiêu: Biết được vai trò, tác dụng cơ bản của môn Bóng rổ đối với sự phát triển thể chất.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 và nêu vai trò, tác dụng cơ bản của môn Bóng rổ đối với sự phát triển thể chất.
  3. Sản phẩm học tập: vai trò, tác dụng cơ bản của môn Bóng rổ đối với sự phát triển thể chất.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

Lượng vận động

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Thời gian

Số lần

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 và nêu vai trò, tác dụng cơ bản của môn Bóng rổ đối với sự phát triển thể chất.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS lên trả lời câu hỏi

- HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

 

 

1. Vai trò, tác dụng của môn Bóng rổ

a. Vai trò

- Bóng rổ giữ vai trò như một phương tiện hữu hiệu trong giáo dục, rèn luyện phẩm chất, ý chí, tư duy và phát triển toàn diện thể chất cho học sinh.

b. Tác dụng

+ Phát triển các kĩ năng vận động như: chạy, nhảy, dẫn bóng, chuyền bóng, ném bóng..

+ Phát triển toàn diện các tổ chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng khéo léo và khả năng phối hợp vận động (phối hợp tay chân và toàn thân).

+ Rèn luyện và tăng cường các chức năng tâm sinh lí của cơ thể.

Hoạt động 2: Kĩ thuật di chuyển trượt tiến, lùi

  1. Mục tiêu: Biết cách thực hiện kĩ thuật di chuyển trượt tiến, lùi;
  2. Nội dung:

- GV thị phạm và phân tích kĩ thuật di chuyển trượt tiến, lùi sau đó HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

  1. Sản phẩm học tập: HS thực hiện kĩ thuật di chuyển trượt tiến, lùi;
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

Lượng vận động

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Thời gian

Số lần

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem tranh, ảnh, video kĩ thuật di chuyển trượt tiến, lùi (nếu có).

- GV thị phạm và phân tích kĩ thuật theo trình tự:

+ Thị phạm toàn bộ kĩ thuật di chuyển trượt tiến, lùi.

+ Thị phạm và phân tích tư thế chuẩn bị (TTCB): chú ý tư thế chân, tay và thân người

+ Thị phạm và phân tích động tác di chuyển trượt: chú ý hình thức di chuyển của hai chân (hai chân lướt đuổi nhau), vị trí bàn chân đạp đất trong trượt tiến và trượt lùi.

+ Thị phạm và phân tích động tác tay và tư thế thân người: chú ý giữ tư thế thân người và vị trí của hai tay trong quá trình di chuyển.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát động tác mẫu, hình thành biểu tượng đúng về kĩ thuật.

- HS thực hiện từng động tác theo hình ảnh đã ghi nhớ.

- HS luyện tập kĩ thuật theo hiệu lệnh và động tác mẫu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS lên thực hiện kĩ thuật giao cầu cao chân chính diện.

- HS còn lại thực hiện tại chỗ bài tập giao cầu cao chân chính diện.

- GV nêu một số chú ý khi thực hiện kĩ thuật: Luôn giữ ổn định độ cao cơ thể và động tác tay khi di chuyển.

- GV tổ chức cho HS tập luyện:

+ Tập di chuyển tiến, lùi theo tín hiệu của người điều khiển (còi, kết hợp tay chỉ hướng tiến, lùi).

+ Tập di chuyển trượt tiến, lùi liên tục theo hình con thoi.

+ Tập di chuyển trượt tiến, lùi theo các đường kẻ hoặc theo các sơ đồ cho trước.

+ Tập di chuyển tiến, lùi theo sự di chuyển của người hỗ trợ (nâng cao).

+ Tập di chuyển tiến, lùi theo vị trí bóng được chuyền tới (nâng cao).

+ Tập luyện các bài tập bổ trợ hoặc chơi các trò chơi có sử dụng kĩ thuật di chuyển trượt tiến, lùi nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kĩ thuật (không bắt buộc).

- GV nêu một số lỗi sai HS thường mắc và cách sửa:

Lỗi sai thường mắc

Biện pháp khắc phục

Đặt sai hướng của bàn chân trước và bàn chân sau, dẫn tới thực hiện sai động tác và khó di chuyển.

- GV thị phạm và phân tích lại kĩ thuật.

- GV cho HS tập di chuyển trượt tiến, lùi theo đường thẳng (hoặc theo đường kẻ thẳng) yêu cầu bàn chân trước đặt thẳng hướng đường kẻ

Đầu nhấp nhô khi di chuyển, làm giảm tốc độ và tính linh hoạt trong di chuyển.

- GV cho HS tập di chuyển trượt tiến, lùi với người điều khiển. Yêu cầu hai chân lướt đuổi nhau. Người điều khiển quan sát và hỗ trợ chỉnh sửa.

- GV cho HS tập di chuyển trượt tiến, lùi mắt quan sát một điểm cao cố định (ngang tầm mắt). HS di chuyển sao cho điểm quan sát không bị di chuyển lên, xuống.

Trọng tâm cao dẫn tới tốc độ di chuyển chậm, mất thăng bằng khi đổi hướng di chuyển

GV cho HS chỉnh sửa lại TTCB và động tác chân khi trượt. Yêu cầu chùng gối, hạ thấp trọng tâm khi trượt.

 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và chỉnh sửa động tác cho HS.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8p

 

2p

 

 

2p

 

 

 

2p

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5p

 

 

 

5p

 

5p

 

 

5p

 

5p

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2N

 

1N

 

 

1N

 

 

 

1N

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2N

 

 

 

2N

 

2N

 

 

2N

 

1N

 

2. Kĩ thuật di chuyển trượt tiến, lùi

- Kĩ thuật di chuyển trượt tiến, lùi được sử dụng chủ yếu trong phòng thủ, có đặc điểm: tốc độ di chuyển và chuyển đổi trọng tâm nhanh, dễ kiểm soát sự thăng bằng của cơ thể, có thể nhanh chóng tiến hoặc lùi, theo sát và ngăn chặn đường di chuyển tấn công của đối phương.

- TTCB: Đứng chân trước chân sau, thẳng với hướng di chuyển, chùng gối, bàn chân trước hướng về trước; bàn chân sau hơi chếch sang bên, ra trước. Tay bên chân trước giơ cao, hướng lòng bàn tay ra trước, tay còn lại chếch sang bên (H.la).

Thực hiện

+ Trượt tiến: Dùng cạnh trong bàn chân sau đẹp xuống mặt sân, lượt về phía chân đặt trước, khi hai chân gần sát nhau, chân trước rời mặt sàn lượt về phía trước (hai chân lượt đuổi nhau) (H.16)

+ Trượt lùi: Dùng nửa trước bàn chân trước đạp xuống mặt sân, lượt về sau, khi hai chân gần sát nhau, chân sau rời mặt sân lượt về phía sau (hai chân lướt đuổi nhau) (H.le)

Hoạt động 3: Kĩ thuật di chuyển

  1. Mục tiêu: Biết cách thực hiện kĩ thuật di chuyển dừng nhanh bằng hai bước.
  2. Nội dung:

- GV thị phạm và phân tích kĩ thuật sau đó HS thực hiện theo hướng dẫn.

  1. Sản phẩm học tập: HS thực hiện kĩ thuật di chuyển dừng nhanh bằng hai bước;
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

Lượng vận động

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Thời gian

Số lần

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem tranh, ảnh, video kĩ thuật di chuyển dừng nhanh bằng hai bước (nếu có).

− GV thị phạm và phân tích kĩ thuật theo trình tự:

+ Thị phạm toàn bộ kĩ thuật di chuyển dừng nhanh bằng hai bước.

+ Thị phạm và phân tích động tác bước chân.

+ Thị phạm và phân tích tư thế thân người và động tác của tay.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát động tác mẫu, hình thành biểu tượng đúng về kĩ thuật.

- HS thực hiện từng động tác theo hình ảnh đã ghi nhớ.

- HS luyện tập kĩ thuật theo hiệu lệnh và động tác mẫu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS lên thực hiện kĩ thuật giao cầu cao chân chính diện.

- HS còn lại thực hiện tại chỗ bài tập giao cầu cao chân chính diện.

- GV nêu một số chú ý khi thực hiện kĩ thuật: Đảm bảo độ dài hai bước dừng nhanh phù hợp với tốc độ di chuyển, xoay bàn chân trụ khi đặt chân ở bước 1, ngả người ra sau khi thực hiện dừng nhanh để giữ thăng bằng.

- GV tổ chức cho HS tập luyện:

+ Tập di chuyển dừng nhanh theo tín hiệu.

+ Tập di chuyển dừng nhanh nhiều lần liên tiếp.

+ Tập di chuyển dừng nhanh tại các điểm quy định (vạch giới hạn, cọc mốc,...)

+ Tập di chuyển dừng nhanh với người hỗ trợ.

+ Tập luyện các bài tập bổ trợ hoặc chơi các trò chơi có sử dụng kĩ thuật di chuyển dừng nhanh bằng hai bước nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kĩ thuật (không bắt buộc).

- GV nêu một số lỗi sai HS thường mắc và cách sửa:

Lỗi sai thường mắc

Biện pháp khắc phục

Khi thực hiện dừng nhanh, trọng tâm cơ thể cao, thân người mất thăng bằng, đổ về trước

- GV thị phạm và phân tích lại các giai đoạn động tác (chú ý bước chân và tư thế thân người khi dừng nhanh)

- GV cho HS tập chạy dừng nhanh với tốc độ chậm, sau đó tăng dần tốc độ di chuyển.

- GV cho HS tập di chuyển dừng nhanh trước các cọc mốc hoặc theo các vạch giới hạn.

Sai tư thế thân người, thân người không xoay nghiêng.

 

− GV thị phạm và phân tích lại kĩ thuật.

– GV cho HS tập di chuyển dừng nhanh với tốc độ chậm sau đó tăng dần tốc độ thực hiện động tác.

– GV cho HS tập di chuyển dừng nhanh nhiều lần liên tiếp. Trong đó yêu cầu HS chú ý chỉnh sửa tư thế thân người.

 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và chỉnh sửa động tác cho HS.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8p

 

2p

 

2p

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5p

 

5p

 

5p

 

5p

 

5p

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2N

 

1N

 

1N

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2N

 

2N

 

2N

 

2N

 

1N

 

3. Kĩ thuật di chuyển dừng nhanh bằng hai bước

- Kĩ thuật di chuyển dừng nhanh bằng hai bước được sử dụng nhiều trong thi đấu môn Bóng rổ, tạo nên sự biến hoá linh hoạt trong di chuyển để thoát khỏi sự phòng thủ của đối phương.

Chuẩn bị: Đang di chuyển nhanh (11.2a).

Thực hiện: Khi bắt đầu dừng nhanh bằng hai bước, thực hiện:

+ Bước 1: Chân trái bước dài, đặt gót chân xuống trước, sau đó nhanh chóng quay nghiêng bàn chân ra phía ngoài, hai khuỷu tay dang rộng tự nhiên để giữ thăng bằng (H.2b), chùng gối, hạ thấp trọng tâm, thân người nghiêng sang bên trái (H.2e)

+ Bước 2: Chân phải bước ngắn hơn, bàn chân nhanh chóng xoay theo hướng của bàn chân trái, dùng cạnh trong nửa trước bàn chân miết mạnh xuống mặt sân để hoãn xung, hai tay co tự nhiên trước ngực, thân người hướng theo hướng bàn chân (H.2d)

Kết thúc: Ở tư thế hai chân rộng bằng vai hoặc hơn vai, gối chùng, hạ thấp trọng tâm, hai tay co tự nhiên ở trước ngực, mắt quan sát phía trước (H.2e).

 

--------------------Còn tiếp--------------------

Soạn mới giáo án Thể dục 11 - Bóng rổ cánh diều bài Chủ đề 1 Bài 1: Vai trò, tác dụng của môn Bóng rổ; kĩ thuật di chuyển và kĩ thuật tại chỗ một tay dẫn bóng đổi hướng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án thể dục 11 -bóng rổ cánh diều mới, soạn giáo án thể dục 11 -bóng rổ cánh diều bài Vai trò, tác dụng của môn Bóng rổ; kĩ thuật di chuyển và kĩ thuật tại chỗ một tay dẫn bóng đổi hướng, giáo án thể dục 11 -bóng rổ cánh diều

Soạn giáo án thể dục 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay