Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 4: KĨ THUẬT BẮT BÓNG CỦA THỦ MÔN VÀ CHIẾN THUẬT PHÒNG THỦ
BÀI 1: KĨ THUẬT BẮT BÓNG TRUNG BÌNH VÀ CAO
Năng lực chung:
Năng lực giáo dục thể chất:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.
- Thu hút sự tập trung chú ý của HS đối với bài học mới.
- GV cho HS khởi động chung, khởi động chuyên môn.
- GV nêu câu hỏi hướng HS tập trung vào nội dung chính của tiết học.
- HS thực hiện bài tập khởi động theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
- HS liên hệ với những hiểu biết đã có về thi đấu bóng đá để trả lời câu hỏi GV nêu ra.
Nhiệm vụ 1: Khởi động
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động:
+ Khởi động chung:
+ Khởi động chuyên môn:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để khởi động chung, khởi động chuyên môn.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS thực hiện bài tập khởi động theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
- GV quan sát thái độ, tác phong, động tác của HS trong quá trình khởi động.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa động tác cho HS (nếu có).
- GV động viên, khích lệ những tiến bộ HS so với các giờ học trước.
→ GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Kĩ thuật bắt bóng trung bình và cao.
Hoạt động 1: Kĩ thuật bắt bóng trung bình
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | Lượng vận động | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Thời gian | Số lần | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng tranh, ảnh, video kĩ thuật bắt bóng trung bình (nếu có). - GV thị phạm và phân tích kĩ thuật theo trình tự: + Thị phạm toàn bộ kĩ thuật bắt bóng trung bình. + Thị phạm và phân tích TTCB: tư thế chân, tay, thân người. + Thị phạm và phân tích động tác thân người và chuyển động của tay khi thực hiện bắt bóng. + Thị phạm và phân tích giai đoạn kết thúc sau khi bắt bóng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát động tác mẫu, hình thành biểu tượng đúng về kĩ thuật. - HS thực hiện từng động tác theo hình ảnh đã ghi nhớ. - HS luyện tập kĩ thuật theo hiệu lệnh và động tác mẫu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS lên thực hiện kĩ thuật bắt bóng trung bình. - HS còn lại thực hiện tại chỗ bài tập kĩ thuật bắt bóng trung bình. - GV nêu một số chú ý khi thực hiện kĩ thuật. - GV tổ chức cho HS tập luyện: + Tập bắt bóng trung bình có người hỗ trợ chuyền bóng bằng tay. + Tập bắt bóng trung bình đến từ nhiều hướng khác nhau. + Tập bắt bóng trung bình ở khu vực cầu môn từ người đá bóng đến từ nhiều hướng khác nhau. + Tập luyện các bài tập bổ trợ hoặc chơi các trò chơi có sử dụng kĩ thuật bắt bóng trung bình nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kĩ thuật (không bắt buộc). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và chỉnh sửa động tác cho HS. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. |
|
| 1. Kĩ thuật bắt bóng trung bình - TTCB: Hai chân đứng song song rộng bằng vai hoặc chân trước chân sau, hai gối hơi khuỵu, thân người hơi đổ về trước, hai tay để tự nhiên, mắt quan sát hướng bóng đến (H.1a). - Thực hiện: Khi bóng bay đến, hai tay đưa ra trước, cánh tay khép sát thân, khuỷu tay co, cánh tay và cẳng tay gần vuông góc, hai bàn tay để ngửa và mở tự nhiên. Cánh tay cùng với bàn tay và thân người tạo thành hình túi (H.1b). Lòng bàn tay tiếp xúc bóng trước, sau đó thu về ôm bóng trước ngực (H.1c). - Kết thúc: Ôm chặt bóng và quan sát xung quanh (H.1d).
|
Hoạt động 2: Kĩ thuật bắt bóng cao
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | Lượng vận động | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Thời gian | Số lần | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng tranh, ảnh, video kĩ thuật (nếu có): + Bắt bóng cao: + Bật nhảy bắt bóng cao: - GV thị phạm và phân tích kĩ thuật theo trình tự: + Thị phạm toàn bộ kĩ thuật bắt bóng cao. + Thị phạm và phân tích TTCB: tư thế chân, tay, thân người. + Thị phạm và phân tích động tác chân, thân người và chuyển động của tay khi thực hiện kĩ thuật tại chỗ bắt bóng cao và bật nhảy bắt bóng cao. + Thị phạm và phân tích động tác giai đoạn kết thúc sau khi bắt bóng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát động tác mẫu, hình thành biểu tượng đúng về kĩ thuật. - HS thực hiện từng động tác theo hình ảnh đã ghi nhớ. - HS luyện tập kĩ thuật theo hiệu lệnh và động tác mẫu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS lên thực hiện kĩ thuật bắt bóng cao. - HS còn lại thực hiện tại chỗ bài tập kĩ thuật bắt bóng cao. - GV nêu một số chú ý khi thực hiện kĩ thuật: + Mắt luôn quan sát bóng; giữ ngực hướng về hướng bóng; tiếp xúc bóng đầu tiên bằng các ngón tay và bàn tay. + Sau khi tiếp xúc bóng nhanh chóng thu tay về ôm bóng trước ngực. - GV tổ chức cho HS tập luyện: + Tập tại chỗ bắt bóng cao và bật nhảy bắt bóng cao từ người ném bóng đến hướng chính diện. + Tập tại chỗ bắt bóng cao và bật nhảy bắt bóng cao từ nhiều hướng khác nhau. + Tập tại chỗ bắt bóng cao và bật nhảy bắt bóng cao ở khu vực cầu môn. + Tập luyện các bài tập bổ trợ hoặc chơi các trò chơi vận động có sử dụng kĩ thuật bắt bóng cao hiệu quả thực hiện kĩ thuật (không bắt buộc). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và chỉnh sửa động tác cho HS. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. |
|
| 2. Kĩ thuật bắt bóng cao - TTCB: Hai chân đứng song song rộng bằng vai, trọng lượng cơ thể dồn đều vào hai chân, thân người hướng về bóng và hai tay để tự nhiên (H.2a, H.3a). - Thực hiện: + Kĩ thuật tại chỗ bắt bóng cao: khi bóng bay đến, kiễng hai chân, hai tay giơ lên cao, lòng bàn tay hướng về phía bóng, bàn tay xòe rộng tạo thành hình túi (H.2b). Các ngón tay tiếp xúc bóng trước (H.2c), sau đó nhanh chóng thu hai tay về ôm chắc bóng trước ngực (H.2d). + Kĩ thuật bật nhảy bắt bóng cao: khi bóng bay đến trên tầm tay với, thực hiện bật nhảy lên bằng một chân hoặc hai chân, hai tay giơ lên cao, lòng bàn tay hướng về phía bóng (H.3b). Các ngón tay và bàn tay tiếp xúc bóng khi người bay lên không ở điểm cao nhất (H.3c), sau đó hai tay nhanh chóng thu bóng về ôm chắc bóng trước ngực, hai chân rơi xuống, đồng thời tiếp xúc xuống mặt sân bằng nửa trước bàn chân (H.3d). - Kết thúc: Hai chân đứng rộng bằng vai hoặc hơn vai, chùng gối, thân người khom về trước, hai tay ôm chặt bóng trước ngực và chuẩn bị các động tác tiếp theo (H.2e, 3e). |
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu luyện tập kĩ thuật.
- GV hướng dẫn HS thực hiện các bài tập phát triển sức mạnh chân và khả năng phản xạ.
- HS thực hiện theo cặp hoặc theo nhóm các bài luyện tập; bài tập phát triển sức mạnh chân và khả năng phản xạ.
- HS phát triển sức mạnh chân và khả năng phản xạ thông qua trò chơi vận động.
Nhiệm vụ 1: Luyện tập kĩ thuật bắt bóng trung bình và bắt bóng cao
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức luyện tập cho HS cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm.
- GV hướng dẫn các nhóm luyện tập theo từng nội dung:
Bài tập: Bắt bóng trung bình và bắt bóng cao với người hỗ trợ chuyền bóng bằng tay
+ Chuẩn bị: GV chia số HS thánh các cặp, một cặp HS hỗ trợ chuyền bóng bằng tay, HS còn lại đứng ở vị trí thích hợp chuẩn bị thực hiện bài tập.
+ Thực hiện: Người hỗ trợ đứng ở khoảng cách gần từ 2 – 3m tung bóng nhẹ hoặc đứng ở khoảng cách từ 5 – 7m ném bóng (đường bóng trung bình hoặc cao). Người tập quan sát thực hiện kĩ thuật bắt bóng (sử dụng kĩ thuật bắt bóng trung bình và bắt bóng cao), sau đó chuyền lại cho người hỗ trợ.
Bài tập: Bắt bóng từ các hướng khác nhau
+ Chuẩn bị: GV chia số HS thành các nhóm. Một HS thực hiện bài tập, các HS còn lại làm người hỗ trợ.
+ Thực hiện: Người hỗ trợ đứng ở các hướng khác nhau, lần lượt tung bóng hoặc ném bóng (trung bình hoặc cao), người tập quan sát, xoay người thực hiện bắt bóng:
Bài tập: Bắt bóng ở cầu môn
+ Chuẩn bị: GV chia số HS thành các cặp hoặc nhóm. Một HS thực hiện bài tập, các HS còn lại làm người hỗ trợ.
+ Thực hiện: Người hỗ trợ đứng ở khoảng cách từ 10 – 15m, sử dụng kĩ thuật đá bóng đã học, thực hiện sút bóng vào cầu môn với đường bóng đi trung bình hoặc cao. Người tập quan sát, phán đoán, sử dụng kĩ thuật bắt bóng trung bình và cao thực hiện bắt bóng.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV phổ biến các nội dung tập luyện.
- HS tập luyện cá nhân, theo cặp, theo nhóm, người chỉ huy điều khiển tập luyện và các bạn trong nhóm góp ý, sửa chữa cho nhau. Các thành viên thay nhau điều khiển nhóm. Cả nhóm cùng thực hiện các động tác theo hiệu lệnh của người điều khiển.
- GV quan sát và kịp thời điều chỉnh, giúp đỡ HS trong suốt quá trình thực hiện.
- GV chỉ ra những sai lầm và sửa chữa cho HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện theo cặp đôi, nhóm luyện tập trước lớp các bài tập.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác