Soạn mới giáo án Thể dục 11 - Đá cầu cánh diều bài Chủ đề 3 Bài 1: Kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược)

Soạn mới Giáo án thể dục 11-đá cầu cánh diều bài Kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 3: KĨ THUẬT ĐÁ CẦU TẤN CÔNG VÀ CHIẾN THUẬT TẤN CÔNG CƠ BẢN

BÀI 1: KĨ THUẬT ĐÁ MÓC CẦU BẰNG MU BÀN CHÂN (CÚP NGƯỢC)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ biết cách thực hiện kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược) và phối hợp kĩ thuật tung cầu với đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược).
  3. Năng lực

Năng lực chung:

  • Hình thành, phát triển năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc đọc thông tin trong SGK, quan sát các tranh, ảnh.
  • Hình thành, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm để thực hiện kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược) và phối hợp kĩ thuật tung cầu với đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược); các trò chơi vận động.
  • Hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua các hoạt động luyện tập, trò chơi, đấu tập và vận dụng linh hoạt các phương pháp tập luyện.

Năng lực giáo dục thể chất:

  • Thực hiện đúng và vận dụng được kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược) và phối hợp kĩ thuật tung cầu với đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược) vào tập luyện và đấu tập.
  • Biết tự điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát, tập luyện của bản thân và tổ, nhóm; có khả năng phán đoán, xử lí các tình huống một cách linh hoạt và phối hợp được với đồng đội trong tập luyện và thi đấu môn Đá cầu; vận dụng được những kiến thức đã học vào rèn luyện, hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo đá cầu và phát triển thể lực.
  • Hình thành, phát triển năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc đọc thông tin trong SGK, quan sát các tranh, ảnh.
  1. Phẩm chất:
  • Có ý thức tự giác, tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ bạn trong tập luyện.
  • Chủ động giữ gìn an toàn cho bản thân và đồng đội trong luyện tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Giáo dục thể chất Đá cầu 11.
  • Tranh, ảnh, video kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược) và phối hợp kĩ thuật tung cầu với đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược) (nếu có).
  • Sân tập rộng rãi, sạch sẽ; không ẩm ướt, trơn trượt và không còn những vật nguy hiểm.
  • Còi, phấn viết, đồng hồ bấm giờ.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Giáo dục thể chất Đá cầu 11.
  • Quả cầu.
  • Giày thể thao, quần áo thể dục.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế vui vẻ, phấn khởi trước khi vào bài học mới.
  3. Nội dung: GV cho HS khởi động chung, khởi động chuyên môn.
  4. Sản phẩm: HS thực hiện bài tập khởi động theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động:

+ Khởi động chung:

  • Bài tập tay không.
  • Khởi động các khớp.
  • Bài tập căng cơ.

+ Khởi động chuyên môn:

  • Đá lăng dọc, đá lăng ngang, đá lăng ra sau.
  • Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi.
  • Phối hợp nhiều kĩ thuật tâng cầu, chuyền cầu qua lại.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để khởi động chung, khởi động chuyên môn.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS thực hiện bài tập khởi động theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.

- GV quan sát thái độ, tác phong, động tác của HS trong quá trình khởi động.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa động tác cho HS (nếu có).

- GV động viên, khích lệ những tiến bộ HS so với các giờ học trước.

→ GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1: Kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược)

  1. Mục tiêu: Biết cách thực hiện kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược).
  2. Nội dung: GV thị phạm và phân tích kĩ thuật, học sinh thực hiện kĩ thuật theo hướng dẫn của GV.
  3. Sản phẩm học tập: HS thực hiện kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược).
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

Lượng vận động

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Thời gian

Số lần

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem tranh, ảnh, video kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược) (nếu có).

- GV thị phạm và phân tích kĩ thuật theo trình tự:

+ Thị phạm toàn bộ kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược).

+ Thị phạm và phân tích TTCB: chú ý khoảng cách và góc độ của thân người với lưới, trọng tâm cơ thể; mắt quan sát đường cầu tới.

+ Thị phạm và phân tích động tác: chú ý chuyển trọng lượng cơ thể, thời điểm mu bàn chân tiếp xúc cầu.

+ Thị phạm và phân tích giai đoạn kết thúc động tác.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát động tác mẫu, hình thành biểu tượng đúng về kĩ thuật.

- HS thực hiện từng động tác theo hình ảnh đã ghi nhớ.

- HS luyện tập kĩ thuật theo hiệu lệnh và động tác mẫu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS lên thực hiện kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược).

- HS còn lại thực hiện tại chỗ bài tập đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược).

- GV nêu một số chú ý khi thực hiện kĩ thuật:

+ Khi tiếp xúc cầu, bàn chân gập nhanh.

+ Đảm bảo tiếp xúc cầu ở độ cao phù hợp.

+ Có thể đứng một chân móc cầu hoặc bật nhảy lên cao, hai chân không tiếp xúc với mặt sân, để móc cầu.

+ Phối hợp hai tay và toàn thân giữ thăng bằng cơ thể.

- GV tổ chức cho HS tập luyện:

+ Tập mô phỏng kĩ thuật.

+ Tập đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược) có người hỗ trợ.

+ Tập đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược) từ đường chuyền cầu cao của đồng đội.

+ Tập đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược) vào các góc cuối sân.

+ Tập đá cầu qua lại.

+ Tập luyện các bài tập bổ trợ hoặc chơi các trò chơi vận động có sử dụng kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược) nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kĩ thuật (không bắt buộc).

- GV nêu một số lỗi sai HS hay mắc phải và biện pháp sửa sai:

Lỗi sai HS thường mắc

Biện pháp khắc phục

Không gập nhanh bàn chân khi tiếp xúc cầu.

- GV cho HS tập mô phỏng bài tập nhiều lần.

- GV cho HS quan sát và nhận xét bài tập.

Tiếp xúc cầu ở độ cao không phù hợp.

 

- GV cho HS quan sát và nhận xét bài tập.

- GV cho HS tập nhiều lần bài tập đá móc cầu bằng mu bàn chân người hỗ trợ.

Mất thăng bằng khi thực hiện kĩ thuật.

- GV cho HS tập mô phỏng kĩ thuật nhiều lần.

- GV cho HS tập nhiều lần bài tập đá lăng chân, bật nhảy đá lăng chân.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và chỉnh sửa động tác cho HS.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược)

- TTCB: Đứng quay lưng vào lưới hoặc nghiêng một góc khoảng 30o, cách lưới từ 50 – 70cm. Chân trái đặt trước, chân phải đặt sau, trọng lượng cơ thể dồn đều vào hai chân, hai tay thả lỏng tự nhiên, mắt quan sát đường cầu tới (H.1a).

- Thực hiện: Từ TTCB, với các đường cầu bay cao trên 2m, khi cầu rơi cách mặt sân khoảng 1,6 – 1,9m, chuyển trọng lượng cơ thể sang chân trái, sau đó kết hợp kiễng gót chân trái, ngả người ra sau, lăng chân phải ra trước, lên cao về phía cầu, cổ chân thả lỏng, tiếp xúc cầu bằng mu bàn chân. Khi tiếp xúc cầu, bàn chân gập nhanh, móc cầu sang sân đối phương (H.1b).

- Kết thúc: Sau khi cầu rời chân, nhanh chóng quay lại, quan sát cầu và chuẩn bị thực hiện các hoạt động tiếp theo (H.1c).

Hoạt động 2: Phối hợp tâng cầu và đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược)

  1. Mục tiêu: Biết cách thực hiện phối hợp tâng cầu và đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược).
  2. Nội dung: GV thị phạm và phân tích kĩ thuật, học sinh thực hiện kĩ thuật theo hướng dẫn của GV.
  3. Sản phẩm học tập: HS thực hiện phối hợp tâng cầu và đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược).
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

Lượng vận động

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Thời gian

Số lần

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem tranh, ảnh, video phối hợp tâng cầu và đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược) (nếu có).

- GV thị phạm và phân tích kĩ thuật theo trình tự:

+ Thị phạm và phân tích động tác phối hợp tự tâng cầu lên cao và đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược).

+ Thị phạm và phân tích động tác phối hợp tâng cầu lên cao và đá móc bằng cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược) từ đường chuyền cầu của đồng đội.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát động tác mẫu, hình thành biểu tượng đúng về kĩ thuật.

- HS thực hiện từng động tác theo hình ảnh đã ghi nhớ.

- HS luyện tập kĩ thuật theo hiệu lệnh và động tác mẫu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS lên thực hiện phối hợp tâng cầu và đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược)

- HS còn lại thực hiện tại chỗ bài tập phối hợp tâng cầu và đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược).

- GV nêu một số chú ý khi thực hiện phối hợp tâng cầu và đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược).

- GV tổ chức cho HS tập luyện:

+ Tập tự tâng cầu và đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược).

+ Tập nhận cầu từ đồng đội, tự nâng cầu lên cao và đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược).

+ Tập luyện các bài tập bổ trợ hoặc chơi các trò chơi vận động có sử dụng phối hợp tâng cầu và đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược) nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kĩ thuật (không bắt buộc).

- GV nêu một số lỗi sai HS hay mắc phải và biện pháp sửa sai:

Lỗi sai HS thường mắc

Biện pháp khắc phục

Khi tâng cầu lên cao, cầu chưa đảm bảo độ cao.

GV cho HS tập nhiều lần bài tập tự tâng cầu lên cao và đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược).

Phối hợp tâng cầu lên cao, di chuyển và cúp ngược chưa thuần thục.

 

GV cho HS tập nhiều lần bài tập tự tâng cầu lên cao và đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược); bài tập phối hợp tâng cầu và đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược) từ đường chuyền cầu của đồng đội.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và chỉnh sửa động tác cho HS.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Phối hợp tâng cầu và đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược)

- Phối hợp tâng cầu và đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược) thường được sử dụng để tự chuyền cầu cao, tạo điều kiện thuận lợi để tấn công hiệu quả.

- Từ đường chuyền cầu của đồng đội, sử dụng các kĩ thuật tâng cầu đã học, nhận và tâng cầu lên cao tạo điều kiện thuận lợi để đá móc cầu bằng mu bàn chân sang sân đối phương (H.2).

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động nhằm củng cố kĩ thuật được học, hình thành thói quen tập luyện và tự chủ trong việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao tinh thần thể thao.
  3. Nội dung:

- GV phổ biến nội dung, yêu cầu luyện tập kĩ thuật.

- GV hướng dẫn HS thực hiện các bài tập phát triển sức mạnh.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi vận động.

  1. Sản phẩm học tập:

- HS thực hiện cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm các bài luyện tập kĩ thuật.

- HS phát triển khả năng khéo léo thông qua trò chơi vận động.

  1. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Luyện tập kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược)

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tập luyện cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm.

- GV hướng dẫn các nhóm luyện tập theo từng nội dung:

Bài tập: Mô phỏng kĩ thuật

+ Mục đích: Giúp HS hình thành định hình về kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược), làm quen với các giai đoạn thực hiện kĩ thuật động tác và phối hợp các giai đoạn kĩ thuật.

+ Nội dung:

  • Chuẩn bị: GV cho HS xếp thành các hàng ngang.
  • Thực hiện: HS thực hiện mô phỏng kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược) từ chậm tới nhanh.
  • Hình thức tập luyện: Tập luyện cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm.

Bài tập: Đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược) có người hỗ trợ

+ Mục đích: Giúp HS luyện tập kĩ thuật trong điều kiện giảm bớt độ khó, giúp HS dễ dàng làm quen với các giai đoạn kĩ thuật.

+ Nội dung:

  • Chuẩn bị: GV cho HS xếp thành các hàng ngang, đứng sau đường biên ngang cuối sân đá cầu. Người hỗ trợ cầm cầu.
  • Thực hiện: Lần lượt từng HS di chuyển vào khu vực cách lưới từ 50 – 70cm. Người hỗ trợ tung cầu cao hơn 2m tới vị trí thuận lợi, HS sử dụng kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược) đá cầu sang sân đối phương (H.3).
  • Hình thức tập luyện: Tập luyện theo cặp hoặc theo nhóm.

Bài tập: Đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược) từ đường chuyền cầu cao của đồng đội

+ Mục đích: Giúp HS luyện tập kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược) trong điều kiện phối hợp với đồng đội, rèn luyện khả năng phối hợp đồng đội và xử lí các tình huống tập luyện phát sinh.

+ Nội dung:

  • Chuẩn bị: GV cho HS xếp theo các hàng ngang hoặc theo các cặp, các nhóm; đứng sau đường biên ngang cuối sân đá cầu.
  • Thực hiện: Lần lượt từng cặp HS di chuyển vào khu vực giữa một bên sân đá cầu. Một HS thực hiện chuyền cầu cao, HS còn lại di chuyển tới vị trí thuận lợi thực hiện kĩ thuật móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược) đá cầu sang sân đối phương (H.4).
  • Hình thức tập luyện: Tập luyện theo cặp hoặc theo nhóm.

Bài tập: Đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược) vào các góc cuối sân

+ Mục đích: Giúp HS luyện tập kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược), kiểm soát lực tác động và hướng bay của cầu khi rời chân.

+ Nội dung:

  • Chuẩn bị:
  • Kẻ ô quy định có kích thước 2 x 2m ở hai góc cuối sân đá cầu (H.5).
  • GV cho HS xếp thành các hàng ngang, đứng sau đường biên ngang cuối sân đá cầu. Người hỗ trợ cầm cầu.
  • Thực hiện: Lần lượt từng HS di chuyển vào khu vực giữa một bên sân đá cầu nhận đường cầu chuyền tới từ người hỗ trợ, sau đó tự đá cầu lên cao rồi di chuyển tới vị trí thích hợp sử dụng kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược) để tấn công vào hai góc cuối sân (H.5).
  • Hình thức tập luyện: Tập luyện theo cặp hoặc theo nhóm.

Bài tập: Đá cầu qua lại

+ Mục đích: Giúp HS luyện tập phối hợp các kĩ thuật đá cầu đã học và kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược), kiểm soát lực tác động và hướng bay của cầu khi rời chân, rèn luyện khả năng phối hợp với đồng đội và xử lí các tình huống phát sinh.

+ Nội dung:

  • Chuẩn bị: GV chia HS về các sân, đứng đối diện nhau theo từng cặp.
  • Thực hiện: HS sử dụng các kĩ thuật đỡ cầu, tâng cầu khác nhau để tâng cầu lên cao, sau đó thực hiện đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược) qua lại.
  • Hình thức tập luyện: Tập luyện theo cặp hoặc theo nhóm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV phổ biến các nội dung tập luyện.

- HS tập luyện cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm, người chỉ huy điều khiển tập luyện và các bạn trong nhóm góp ý, sửa chữa cho nhau. Các thành viên thay nhau điều khiển nhóm. Cả nhóm cùng thực hiện các động tác theo hiệu lệnh của người điều khiển.

- GV quan sát và kịp thời điều chỉnh, giúp đỡ HS trong suốt quá trình thực hiện.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện theo cặp đôi, nhóm luyện tập trước lớp các bài tập đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược).

- GV yêu cầu các HS khác quan sát, nhận xét, góp ý cho bạn.

Soạn mới giáo án Thể dục 11 - Đá cầu cánh diều bài Chủ đề 3 Bài 1: Kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án thể dục 11 -đá cầu cánh diều mới, soạn giáo án thể dục 11 -đá cầu cánh diều bài Kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược), giáo án thể dục 11 -đá cầu cánh diều

Soạn giáo án thể dục 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay