Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT 17 + 18: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
Sau tiết học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước bước vào tiết học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS cuộc thi kể tên các loại nhạc cụ mà em đã học. + GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS. + GV yêu cầu HS kể tên các nhạc cụ em đã được học. - GV mời đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Các em đã được học một số nhạc cụ giai điệu như như recorder, kèn phím và nhạc cụ gõ như song loan, thanh phách, trống,... - GV cho HS nghe lại các bài hát đã học trong học kì 1 + Chuông gió leng keng: https://www.youtube.com/watch?v=vF_Wv6JXksg + Chim Sáo: https://www.youtube.com/watch?v=R5UM3aqpF2s + Nếu em là... https://www.youtube.com/watch?v=vF_Wv6JXksg + Tết là Tết: https://www.youtube.com/watch?v=7ef2xhgJPwc - GV dẫn dắt HS vào tiết học: Tiết 17 + 18 : Ôn tập cuối học kì 1. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH Hoạt động 1: Chép và nói tên các nốt nhạc trong khuông nhạc a. Mục tiêu: HS nhận biết, nói tên và chép các nốt nhạc. b. Cách tiến hành - GV cho ôn lại kiến thức về hình nốt và tương quan độ dài giữa chúng: cho HS nhận diện hình nốt, so sánh độ dài giữa các hình nốt. - GV nhắc lại: Trong âm nhạc, để ghi chép độ dài – ngắn của âm thanh, người ta dùng các hình nốt (Hình nốt tròn; Hình nốt trắng; Hình nốt đen; Hình nốt móc đơn; Hình nốt móc kép). - GV cho HS tự nhận xét lẫn nhau và bổ sung. - GV chốt lại kiến thức và khen ngợi các HS trả lời đúng. - GV cho HS chép vào vở dòng nhạc (câu 1, SGK trang 37). - GV chỉ từng nốt bất kì trên bảng và gọi HS đứng tại chỗ nêu tên nốt nhạc. Hoạt động 2. Đọc nhạc Bài số 1 và Bài số 2 với yêu cầu a. Mục tiêu: HS luyện tập đọc nhạc số 1 dưới nhiều hình thức. b. Cách tiến hành - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và yêu cầu HS đọc lại bài đọc nhạc số 1 và số 2 theo các yêu cầu: + Đọc kết hợp gõ hay vỗ tay theo phách, theo nhịp. + Đọc nối tiếp theo nhóm. - GV trình chiếu bài đọc nhạc số 1 và 2 - GV hướng dẫn từng nhóm luyện tập, khuyến khích HS chú ý đọc có biểu cảm. Cũng có thể đọc với sắc thái to dần, nhỏ dần hoặc tốc độ nhanh, chậm khác nhau theo sự thống nhất của nhóm. - GV gọi các nhóm lên thể hiện, cũng có thể gọi theo cặp đôi hoặc cá nhân xung phong. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét và khen ngợi nhóm thực hiện tốt nhất, động viên các nhóm khác cố gắng hơn. Hoạt động 3. Lựa chọn và thực hiện Nhiệm vụ 1: Gõ nhạc cụ theo nhóm kết hợp 2 hình tiết tấu sau a. Mục tiêu: HS luyện gõ nhạc cụ tiết tấu. b. Cách thực hiện: - GV chia nhóm và cho luyện tập 2 hình tiết tấu tương tự như đã hướng dẫn ở Chủ đề 2. - GV hướng dẫn 2 nhóm luyện tập với trống con và tem-bơ-rin. - Tuy nhiên hình tiết tấu 2 có phách 2 và 4 ở nhịp đầu thay bằng dấu lặng nên gõ sẽ khó hơn, GV cần giúp HS so sánh, phân biệt và gõ chính xác tiết tấu nghịch phách này.
|
- HS tham gia trò chơi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nghe lại các bài đã học.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS tự nhận xét và bổ sung. - HS lắng nghe. - HS chép vào vở.
- HS nêu tên nốt nhạc.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS thể hiện.
- HS lắng nghe.
- HS chia thành các nhóm luyện tập.
- HS luyện tập.
- HS lưu ý.
- HS thực hành trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS sử dụng ri-coóc đơ thổi âm Si.
- HS sử dụng kèn phím thổi 3 âm Đô, Rê, Mi.
- HS thực hiện.
- HS thể hiện.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lựa chọn nhiệm vụ.
- HS lắng nghe, thực hiện.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác