Soạn mới giáo án HĐTN 4 CTST bản 2 tuần 8: Tự hào về mình

Soạn mới Giáo án HĐTN 4 CTST bản 2 bài Tự hào về mình. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 3: TỰ HÀO VỀ MÌNH

 

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Thực hiện được những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển mối quan hệ với bạn bè.
  • Trình bày được một số vấn đề thường xảy ra trong mối quan hệ với bạn bè và đề xuất được cách giải quyết.
  • Thực hiện được những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển mối quan hệ với thầy cô.

TUẦN 8:

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thực hiện được những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển mối quan hệ với bạn bè.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Phát triển mối quan hệ với bạn bè.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm; hòa đồng.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề
  1. Đối với học sinh
  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Thẻ màu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Hội vui học tập

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu:

- GV tổng kết lại bài học tuần 7.

- Tạo sự hứng khởi để HS vào bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV phối hợp với Tổng phụ trách Đội chuẩn bị nội dung và phổ biến phong trào “Hội vui học tập” theo sự phân công, chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường.

- GV yêu cầu HS lắng nghe và ghi nhớ những nội dung mà mình cần phải thực hiện khi tham gia phong trào “Hội vui học tập".

- GV tổ chức cho HS tham gia các tiết mục múa, hát tập thể đã đăng kí hoặc theo phân công của Ban Giám hiệu nhà trường.

- GV nhắc nhở HS giữ trật tự, theo dõi và cổ vũ cho các tiết mục trong chương trình.

- GV yêu cầu HS tập trung chú ý và chia sẻ điều em ấn tượng nhất về các hoạt động trong chương trình.

 

 

 

 

- HS tham gia chuẩn bị theo sự phân công của GV.

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chăm chú xem các tiết mục biểu diễn.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS chia sẻ cảm nhận của mình.

 

 

 

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Thực hiện lời nói, việc làm để duy trì và phát triển mối quan hệ với bạn bè

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS cùng nghe hát bài hát về tình bạn: Tình bạn tuổi thơ

https://www.youtube.com/watch?v=q4KUFiI88R8

- GV tổ chức cho HS vừa hát vừa thực hiện một số động tác thể hiện qua lời bài hát.

- GV hỏi HS về cảm xúc và thông điệp của bài hát.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, tổng kết về thông điệp của bài hát, dẫn dắt để giới thiệu chủ đề:  Bài hát về tình bạn tuổi thơ đầy tiếng cười, niềm vui, chan hòa yêu thương khiến cho tình bạn trở nên đẹp hơn, đáng trân quý hơn. Để có được tình bạn đẹp như trong lời ca các em hãy đến với bài học ngày hôm nay Chủ đề 3 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Thực hiện lời nói, việc làm để duy trì và phát triển mối quan hệ với bạn bè.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chia sẻ đặc điểm đáng tự hào của bản thân.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được kinh nghiệm về cách thể hiện lời nói, việc làm đề duy trì và phát triển mối quan hệ với bạn bè.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Trao đổi về những lời nói, việc làm của em để duy trì và phát triển mối quan hệ với bạn bè.

- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 3 – 5 HS).

- GV yêu cầu lần lượt từng HS kể về những việc mình thường làm để duy trì và phát triển mối quan hệ với các bạn trước nhóm.

- GV quan sát các nhóm và điều chỉnh khi cần thiết.

- GV hướng dẫn cho HS trong nhóm có thể nhận xét về lời nói, việc làm mà các bạn thường làm.

Nhiệm vụ 2: Thảo luận cách duy trì và phát triển mối quan hệ với bạn bè.

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 – 6 HS.

- GV yêu cầu thảo luận về các cách để duy trì và phát triển mối quan hệ với các bạn.

- GV hướng dẫn HS viết kết quả lên giấy A0/A4.

- GV tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV lưu ý: Các nhóm trình bày sau có thể bổ sung thêm những cách khác hoặc nêu thêm ví dụ cụ thể cho cách đó.

- GV tổng kết những cách duy trì và phát triển mối quan hệ với bạn bè:

+ Chào hỏi, trò chuyện

+ Động viên, khích lệ bạn

+ Giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn;

+ Đưa ra lời khuyên tốt cho bạn

+ Can ngăn khi bạn làm việc xấu;

+Rủ bạn cùng tham gia các hoạt động: học tập, vui chơi...

Hoạt động 2: Thực hành lời nói, việc làm để duy trì và phát triển mối quan hệ với bạn bè

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hành lời nói, việc làm để duy trì và phát triển mối quan hệ với bạn bè.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Trao đổi về cách thể hiện lời nói, việc làm trong các tình huống ở SGK trang 25.

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS.

- GV hướng dẫn HS cùng trao đổi về cách thể hiện lời nói, việc làm để duy trì và phát triển mối quan hệ với con trong các việc làm để duy trì và phát triển mối quan hệ với các bạn trong các tình huống ở SGK tr.25

+ Tình huống 1: Trong giờ ra chơi, Hoa nhìn thấy bạn An ngồi co người, mặt nhăn nhó, tay ôm bụng. Nếu là Hoa, em sẽ làm gì?

+ Tình huống 2: Sơn và Qúy là hai bạn vẽ đẹp của lớp. Trong giờ học Mĩ thuật, cô giáo khen và tuyên dương bức tranh của Qúy trước lớp.Giờ ra chơi, Sơn nói với Nam: “Tranh của tớ cũng đẹp chẳng kém mà cô giáo chỉ khen tranh của Qúy”. Nếu là Nam, em sẽ nói gì? 

- GV quan sát và điều chỉnh quá trình trao đổi của các nhóm khi cần thiết.

 

 

 

 

 

- HS nghe hát.

 

 

- HS hát và thực hiện động tác.

 

- HS lắng nghe.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát GV làm mẫu.

 

- HS kể về những việc mình thường làm để duy trì và phát triển mối quan hệ.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

 

- HS thảo luận.

 

- HS viết kết quả lên giấy A0/A4.

- HS trình bày kết quả thảo luận

 

- HS lưu ý.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

Soạn mới giáo án HĐTN 4 CTST bản 2 tuần 8: Tự hào về mình

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 4 CTST mới, soạn giáo án HĐTN 4 mới CTST bản 2 bài Tự hào về mình, giáo án soạn mới HĐTN 4 chân trời

Soạn mới giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 2


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay