Bài soạn lớp 11: Ngữ cảnh

Hướng dẫn soạn bài: Ngữ cảnh - Trang 102 sgk ngữ văn 11 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

I. Khái niệm 

Tìm hiểu câu nói "giờ muộn thê này mà họ chưa ra nhỉ"

  • Câu nói đó được nói ở đâu lúc nào? chị Tý người bán nước nói với những người bạn nghèo là chị em Liên, bác Siêu bán phở, gia đình bác xẩm
  • Câu nói được nói lúc  nào? ở đâu?  nói vào buổi tối, tại phố huyện trong lúc chờ khách
  • Họ trong câu nói chỉ ai? chỉ mấy người phu gạo, phu xe, mấy chú lính , người thầy Thừa
  • Chưa ra theo hướng từ đâu đến đâu?  lúc chập tối thấy họ chưa ra theo hướng từ huyện ra phố, chị Tý đã cho là muộn điều này cho thấy sự khát khao mong đợi khách của chị Tý 

Ghi nhớ: Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói

II. Các nhân tố của ngữ cảnh

  • Ngữ cảnh gồm: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, thực hiện được đề cập đến, văn cảnh 

III. vai trò của ngữ cảnh

  •  Đối với người nói người viết: ngữ cảnh là cơ sở để dùng từ, đặt câu và kết hợp từ ngữ 
  •  Đối với người nghe, người đọc: ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội câu văn, hiểu được nội dung ý nghĩa của văn bản, lời nói

Câu 1: Căn cứ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích những chi tiết...

Căn cứ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu thơ sau: 

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trông trời hạn trông mưa; mùi tính chiên vấy vá đã ba năm, ghét hói mọi như nhà nông ghét cỏ.

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Trả lời:

  • Đây là hai câu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Hoàn cảnh sáng tác bài văn tế cho thấy các chi tiết trong hai câu văn đề bắt nguồn từ hiện thực.
  • Câu văn trong bài văn tế xuất phát từ bối cảnh: quân địch kéo đến vùng đất Nam Bộ đã mươi tháng nay mà lệnh quan thì vẫn còn chờ đợi. Người nông dân đã rất căm thù trước sự xuất hiện của quân thù trên vùng đất họ sinh sống.

Câu 2: Xác định hiện thực được nói đến trong hai câu sau:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan vớ nước non

(Hồ Xuân Hương- Tự tình) 

Trả lời:

Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương gắn liền với tình huống giao tiếp cụ thể: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi. Câu thơ nhằm diễn tả tình huống, còn tình huống là nội dung đề tài của câu thơ. Ngoài diễn tả tình huống, câu thơ còn bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình ( tâm trạng đau buồn, vừa phãn uất trước duyên phận, vừa gắng gượng  vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch).

Câu 3: Vận dụng hiểu biết về ngữ cảnh để lý giải những chi tiết cụ thể...

Vận dụng hiểu biết về ngữ cảnh để lý giải những chi tiết cụ thể hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương Vợ của Tú Xương.

Trả lời:

Bài thơ của Tú Xương gắn liền với hoàn cảnh gia đình tác giả và bối cảnh xã hội lúc bấy giờ. Bài thơ tác giả viết dành tặng cho người vợ tần tạo, chịu thương chịu khó của mình. Bài thơ là tấm lòng của tác giả đối với người vợ thân yêu của mình. Tình cảm đó được thể hiện qua từng chi tiết trong bài thơ, nhưng được tập trung chủ yếu trong 6 câu đầu.

Hình ảnh người vợ hiện lên trong bài thơ là một người phụ nữ tần tảo, chịu nhiều vất vả, không kể nhọc nhằn, không ngại gian khó vì chồng con. Đức tính đó được tập trung thể hiện ở những chi tiết gắn liền với bà Tú như buôn bán, quanh năm, mom sông, eo sèo mặt nước buổi đò đông. Với tình cảm yêu thương, quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách xúc động chân thực hình ảnh của người vợ tần tảo, giàu đức hy sinh.

Câu 4: Đọc những câu thơ sau trong bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương...

Đọc những câu thơ sau trong bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương và cho biết những yếu tố nào của ngữ cảnh đã chi phôi nội dung của những câu thơ đó

Nhà nước ba năm mở một khoa

Trường Nam thi lẫn với trường Hà

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến

Váy lê quét đất mụ đầm ra.

Trả lời:

Hoàn cảnh sáng tác chính là ngữ cảnh của các câu trong bài thơ vịnh khoa thi Hương, mặt trái của kỳ thi Hương được Tú Xương thể hiện tài tình qua những câu thơ. Khoa thi năm Đinh Dậu được nhà thơ giới thiệu một cách giới thiệu rất tự nhiên. Kì thi Hương được tổ chức theo đúng thời gian quy định, ba năm một lần. Nhưng có điểm không bình thường: Trường Nam thi lẫn với trường Hà. Tác giả không dùng thi chung hoặc một cách diễn đạt khác trang trọng hơn mà dùng từ "thi lẫn". Cách nói ấy đã dự báo tính chất không nghiêm túc của kì thi. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh sự nhốn nháo, lộn xộn trường thi. Như vậy, hoàn cảnh sáng tác chính là cảnh của bài thơ.

Câu 5: Trên đường đi, hai người không quen biết gặp nhau một người hỏi:...

Trên đường đi, hai người không quen biết gặp nhau một người hỏi: “Thưa bác, bác có đồng hồ không ạ?”. Trong ngữ cảnh đó, câu hỏi cần được hiểu như thế nào? nhằm mục đích gì? 

Trả lời:

Trong ngữ cảnh đó người hỏi chỉ muốn xác định thời gian. Vì thế có thể hiểu là người hỏi hỏi giờ như “thưa bác, bác biết mấy giờ rồi không ạ?”

Mục đích là cần biết thông tin thời gian để làm những việc riêng của mình.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 11


Copyright @2024 - Designed by baivan.net