Bài soạn lớp 11: Thực hành nghĩa của từ trong sử dụng

Hướng dẫn soạn bài: Thực hành nghĩa của từ trong sử dụng - Trang 74 sgk ngữ văn 11 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

Câu 1: a. Trong câu Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo (Nguyễn Khuyến),...

a. Trong câu Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo (Nguyễn Khuyến), từ lá được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy xác định nghĩa đó.

b. Trong tiếng Việt, từ lá còn được dùng theo nhiều nghĩa khác trong các trường hợp sau:

  • lá gan, lá lách, lá phổi…
  • lá thư, lá đơn, lá phiếu, lá bài…
  • lá cờ, lá buồm
  • lá cót, lá chiếu, lá thuyền…
  • lá tôn, lá đồng, lá vàng…

Hãy xác định phương thức chuyển nghĩa của từ lá trong mỗi trường hợp kể trên, cho biết phương thức chuyển nghĩa của từ lá.

Trả lời:

a.Trong câu thơ: Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Từ lá được sử dụng theo nghĩa gốc: Lá chỉ bộ phận của cây, thường ở trên cành cây, ngọn cây, thường có màu xanh, thường có dáng mỏng.

b.

Các trường hợp chuyển nghĩa

Nghĩa của từ

Cơ sở chuyển nghĩa

Phương thức chuyển nghĩa

Là gan, lá phổi, lá lách…

Bộ phận cơ thể người, động vật có hình dáng giống lá cây.

Quan hệ tương đồng

Ẩn dụ

Lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài,…

Vật bằng giấy mỏng, có bể mặt như lá cây.

Lá cờ, lá buồm…

Vật bằng vải, có bề mặt mỏng có bề mặt như lá cây.

Lá cót, lá chiếu, lá thuyền,…

Vật bằng tre nứa, cây cỏ, có bề mặt và mỏng như lá.

Lá tôn, lá đồng, lá vàng,…

Vật bằng kim loại, có bề mặt được dát mỏng như lá cây.

Câu 2: Các từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người (đầu, chân, tay, miệng, tim…)...

Các từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người (đầu, chân, tay, miệng, tim…) có thể chuyển nghĩa để chỉ cả con người. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chỉ cả con người.

Trả lời:

  • Chân: Nó là một chân hậu vệ chắc chắn trong đội bóng của lớp
  • Đầu: Mỗi đầu học sinh được nhận một bộ sách
  • Tay: Lớp tôi có nhiều tay đánh đàn ghi-ta hấp dẫn
  • Miệng: Nhà nó đông miệng ăn.
  • Óc:  Thật là một bộ óc siêu việt
  • Tim: Nguyễn Du là một trái tim yêu thương lớn lao.

Câu 3: Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa...

Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm của âm thanh, chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc. Hãy đặt câu với mỗi từ đó.

Trả lời:

  • Ngọt – giọng ngọt như mía lùi
  • Đắng – nó đã phải nếm trải vị đắng của mối tình đầu
  • Cay – lời nói cay độc làm cho nó bực tức vô cùng.
  • Mặn – Lời mời mặn mà khiến khách hàng vui vẻ, gần gũi.
  • Chua – bỗng cất lên một giọng nói chua chát
  • Nhạt – câu pha trò nhạt như nước ốc.

Câu 4: Tìm từ đồng nghĩa với từ cậy, từ chịu cho câu thơ:

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Giải thích lí do tác giả chọn dùng từ cậy, từ chịu mà không dùng các từ đồng nghĩa với mỗi từ đó.

Trả lời:

Từ đồng nghĩa với từ cậy, từ chịu có thể thay thế trong câu thơ:

  • Cậy: nhờ, nhờ vả, nhờ cậy.
  • Chịu: bằng lòng, đồng ý, chấp nhận.

Trong câu thơ trên, Nguyễn Du dùng hai từ ngữ rất đắt là cậy và chịu mà không dùng các từ đồng nghĩa khác để biểu lộ được sắc thái, tâm trạng của Kiều trong lúc quyết định trao duyên cho người em gái Thúy Vân: vừa đau xót khi chấp nhận xa gia đình, bán mình chuộc cha, vừa đau đớn dứt bỏ tình cảm với Kim Trọng. Kiều đã tin tưởng vào người em gái và mang ơn Thúy Vân sẽ giúp mình trong hoàn cảnh éo le này.

Câu 5: Lựa chọn từ ngữ thích hợp để dùng vào vị trí bỏ trống...

Lựa chọn từ ngữ thích hợp để dùng vào vị trí bỏ trống trong mỗi câu thơ sau và giải thích lí do lựa chọn:

Trả lời:

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 11


Copyright @2024 - Designed by baivan.net