[toc:ul]
Tác giả:
=> Đều bắt nguồn từ tâm huyết của ông với dân, với nước, với đời.
Tác phẩm:
Hình ảnh bà Tú:
Hai câu thơ đầu giới thiệu về công việc kiếm sống mưu sinh của bà, người lam lũ tần tảo, chịu thương, chịu khó:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
“Quanh năm” ý chỉ ở đây là thời gian trong suốt cả năm, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác bà vẫn vất vả “buôn bán” kiếm tiền nuôi gia đình.
“ Mom sông” hai từ đặc tả nói lên được không gian mà bà Tú lặn lội kiếm sống, muốn nói lên được vùng đất ấy là nơi đầu sóng ngọn gió. Đó không chỉ là vùng đất thuận lợi cho việc buôn bán mưu sinh mà đó là vùng đất rất khó khăn, bấp bênh. Tất cả Tú Xương thể hiện được như khắc họa từng cảnh vật một để làm nền cho một thân phận khổ cực như bà Tú khi phải “ nuôi đủ năm con với một chồng” bà phải gánh vác trên đôi vai gầy một chuyện không hề dễ dàng.
Trên cái nền không gian và thời gian ấy, cuộc mưu sinh đầy khó khăn của bà Tú hiện lên rất rõ:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Tú Xương bằng cách liên tưởng hình ảnh người phụ nữ trong ca dao xưa như thân cò mà sang tạo nên sự vất vả của vợ mình rằng :”Lặn lội thân cò khi quãng vắng”.
Hình ảnh thân cò là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho phụ nữ trong xã hội xưa. Có điều, Tú Xương vừa tiếp thu ca dao nhưng vừa có những sáng tạo độc đáo. Dùng từ thân cò làm ý thơ mang tính khái quát cao hơn, nó giúp gợi lên cả một số kiếp, nỗi đau thân phận. Có lẽ vì thế mà tình thương của Tú Xương dành cho bà Tú trở nên sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, từ láy lặn lội, eo sèo được đảo lên trước làm nổi bật hình ảnh lam lũ, vất vả của bà Tú.
Những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú:
“Nuôi đủ năm con với một chồng”
Chữ “nuôi” đã đủ để nói lên những gì về một người phụ nữ tần tảo vì gia đình.Lời văn vừa hóm hỉnh nhưng cũng mang nặng nỗi niềm suy tư khi cuộc sống khổ cực như vậy một người chồng như Tú Xương không giúp được nhiều cho bà. Câu thơ cũng nói lên niềm hạnh phúc của một người vợ đảm đang, hi sinh tất cả cho chồng, cho con. Đó như lời Tú Xương nói lên hộ vợ mình vậy.
Ở bà Tú sự đảm đang tháo vát đi liền với đức hi sinh, thể hiện ở việc bất chấp gian khó, chạy vạy buôn bán để nuôi chồng con.
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng”
Thành ngữ "năm nắng mười mưa" vốn đã có hàm nghĩa chỉ sự gian lao, vất vả nay được dùng trong trường hợp của bà Tú nó còn nổi bật được đức chịu thương, chịu khó hết lòng vì chồng con của bà Tú. Nhưng với bà Tú đó lại là niềm hạnh phúc của một người vợ vì gia đình. Tú Xương đã thay vợ mình nói lên điều này.
“một duyên hai nợ âu đành phận”
Bà không hề than thân, trách phận hay oán giận chồng con. Bà sẵn sàng, tự nguyện gánh mọi khổ cực vì chồng con.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không
Lời “chửi” trong hai câu thơ trên là của tác giả tự trách mình.
Chửi mình bạc bẽo, hờ hững: Trong trách nhiệm và vai trò của người chồng với thái độ tự lên án, tự phán xét mình.
Chửi “thói đời” (trọng nam – khinh nữ): Định kiến khắt khe khiến ông không thể cùng san sẻ gánh nặng gia đình cùng vợ.
Ý nghĩa của lời chửi:
Tình thương yêu, quý trọng vợ của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian truân và những đức tính cao đẹp của bà Tú. Qua bài thơ, người đọc không những thấy hình ảnh bà Tú mà còn thấy được những tâm sự và vẻ đẹp nhân cách Tú Xương.
"Thương vợ" là một trong những bài thơ mà Tú Xương vận dụng một cách rất sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian.
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Hay:
Con cò mày đi ăn đêm
Nhẵm phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Như thế, con cò trong ca dao vốn đã gợi nhiều cay đắng, xót xa. Song dường như ứng vào nhân vậ cụ thể là bà Tú thì nó lại càng gợi sự xót xa, tội nghiệp nhiều hơn. Hơn thế nữa so với từ "con cò" trong ca dao thì từ "thân cò" của Tú Xương mang tính khái quát cao hơn, đó như thân phận của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình, hi sinh tất cả vì chồng vì con. Do vậy, mà tình yêu thương của Tú Xương cũng thấm thía và sâu sắc hơn.