[toc:ul]
1. Khái niệm:
2. Các hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn thường gặp trong đời sống.
3. Mục đích:
4.Vai trò:
1. Chuẩn bị phỏng vấn.
a. Phải xác định:
b. Hệ thống câu hỏi :
2. Tiến hành phỏng vấn
3. Biên tập sau khi phỏng vấn.
a. Về phía người phỏng vấn:
b. Về phía người trả lời phỏng vấn:
Phỏng vấn có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, nhất là phỏng vấn truyền hình bởi so với phỏng vấn trên đài phát thanh hoặc báo chí phỏng vấn truyền hình sống động và hấp dẫn hơn cả. Thông qua những thông tin trao đổi hỏi đáp giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn khán giả sẽ được giải đáp những thông tin, những vấn đề thắc mắc mà mình đang quan tâm. Ví dụ ở chương trình chuyển động 24h (ngày 13/10/2016) để giải đáp thắc mắc, sự lo lắng của người tiêu dùng về nồng độ đạm trong nước mắm công nghiệp đang bán tràn lan tại các siêu thị. Phóng viên đã phỏng vấn ông Nguyễn Tử Cương - nguyên là Cục trưởng cục quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản. Để có thể khai thác được thông tin một cách đầy đủ phóng viên đã chuẩn bị cẩn thận chu đáo, hỏi với thái độ tôn trọng lịch thiệp. Còn người trả lời phỏng vấn cũng đã trả lời một cách trung thực, thẳng thắn.
Gỉa sử anh (chị) muốn được vào làm việc ở một nơi mà mình yêu thích. Nhà tuyển dụng tiến hành phỏng vấn có nêu ra câu hỏi:
Bạn có thể nói tôi nghe về nhược điểm lớn nhất của mình không?
Anh (chị) sẽ trả lời thế nào để ai cũng phải thừa nhận mình trung thực; nhưng không vì thế mà cản trở cơ hội tìm kiếm việc làm của anh chị.
Nên nêu lên những nhược điểm của bản thân mình, mà những nhược điểm đó dễ được cảm thông nhất. Đó là những nhược điểm phổ biến như: Thường ngủ dậy muộn, rất hay tin người. Tuy nhiên, đối với đặc thù từng công việc có thể nói thêm nhược điểm của mình như sau: vấn đề tự tin
Đối với việc xin thực tập tại công ty luật hay những công việc chăm sóc khách hàng, phải gặp gỡ đối tác nhiều thi không nên nói mình không tự tin. Bởi tự tin là yếu tố quan trọng đầu tiên của những công việc này.
Ngược lại với những công việc chỉ ngồi tại văn phòng hay làm việc chủ yếu trên máy tính có thể nói được tính không tự tin.
Để thu thập dư luận của các bạn trong lớp về thị hiếu thưởng thức ca nhạc ( hoặc xem phim, chụp ảnh, ...) anh chị hãy:
Người phỏng vấn (NPV): Dạo này trong lớp chúng ta đang sôi động vì sắp có một nhóm thần tượng âm nhạc nổi tiếng về diễn trong đêm nhạc hội tại Sầm Sơn? Bạn có quan tâm đến vấn đề này không?
Người trả lời phỏng vấn (NTLPV): Ồ có chứ! tất nhiên rồi tôi thần tượng SuJu mà
NPV: Vậy có bao giờ bạn đã hỏi âm nhạc là gì? Và đa số người ta định nghĩa như thế nào về âm nhạc hả cậu?
NTLPV: ôi câu hỏi khó quá. Mình thích nghe nhạc vì thấy thoải mái thôi chứ chưa bao giờ hỏi nó là gì (cười lớn). Mà theo mình nghĩ thì âm nhạc nó thuộc về nghệ thuật, dùng âm thanh để diễn đạt tâm tư tình cảm. Đại khái là như thế.
NPV: Vậy bạn thích nghe thể loại nhạc nào?
NTLPV: mình thì thuộc loại dễ nghe, nhạc nào mình cũng có thể nghe được. Từ cổ điển đến hiện đại
NPV: Và cả thể loại ca trù cải lương?
NTLPV: Ồ tất nhiên, thi thoảng cũng có nghe nhưng về cơ bản là không thường xuyên vì nghe não lòng quá (cười)
NPV: Vậy theo bạn giới trẻ ngày nay hay đa số mọi người trong lớp mình thường thích nghe thể loại nhạc nào?
NTLPV: Mình không dám chắc chắn vì cái này thuộc về gu thưởng thức âm nhạc của mỗi người thôi. Nhưng mình thấy đa số giói trẻ thích nghe nhạc trẻ, nhạc điện tử,...vì nó sôi động ý
NPV: Theo cậu thì như thế nào là một tác phẩm âm nhạc hay?
NTLPV: Mình chỉ nghĩ rằng có lẽ là một tác phẩm mà được nhiều người nghe và sống được theo năm tháng..
NPV: Cảm ơn vì những chia sẻ của bạn.