Quán rằng : “Kinh sử đã từng,
Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa. :
Hỏi thời ta phải nói ra,
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”.
Tiên rằng : “Trong đục chưa tường,
Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào ?”
Quán rằng : “Ghét việc tắm phào
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.
Ghét đời Kiệt Trụ mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
Ghét đời U, Lệ đa đoan
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
Ghét đời Ngũ bá phân vân
Chuộng bẻ đối trá làm dân nhọc nhần.
Ghét đời thúc quý phân băng ,
Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.
Thương là thương đức thánh nhân
Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông
Thông qua lời ông Quán, Nguyền Đình Chiểu đã giãi bày tâm huyết của mình về lẽ ghét, tình thương với con người. Chứng kiến cảnh tượng dân lầm than, đói khổ trong khi vua chúa, quan lại ăn chơi tráng tác, sa hoa lãng phí thì phàm là những người yêu nước thương dân không ai có thể ngồi yên được tác giả càng thêm căm ghét những tên vua dâm ác, tham tàn, bạo ngược, những kẻ đã gây ra hệ lụy chiến tranh, loạn lạc và bộc lộ lòng xót thương sâu sắc đối với người dân vô tội phải gánh chịu mọi tai ách, khổ sở trăm chiều. Ông tỏ ra căm ghét với xã hội và tầng lớp quan lại quý tộc bấy nhiêu thì cũng như thế, ông lại càng thương những con người đức hạnh, thương dân sống trong cảnh" lầm than, nhọc nhằn, rối”. Trái tim con người có những cung bậc cảm xúc rất đa dạng, phức tạp cho nên hai tình cảm yêu - ghét cứ đan cài, nối tiếp nhau hòa cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân, bởi "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương". Những con người được tác giả nhắc tới, họ là những người đồng cảnh ngộ với Nguyễn Đình Chiểu: ông muốn giúp đời, lập nên nhiều công danh nhưng cuộc đời đầy bất hành, lại thêm thời thế đầy nhiễu nhương. Bởi vậy thơ, đoạn thơ chính là niềm cảm thông sâu sắc tận đáy lòng của cụ Đồ Chiểu làm nên giá trị đỉnh cao trong tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu
Khẳng định, lối nói đậm tính khẩu ngữ đã thêm một lần nữa cho chúng ta thấy vẻ đẹp nhân cách con người tác giả - một con người tài năng, lí tưởng sống hài hòa giữa cái vì đời và vì mình.