[toc:ul]
Những điều ông Quán ghét: việc tầm phào, ghét vua Trụ mê dâm, U Vương, Lệ Vương gây ra nhiều mối rắc rối, Ngũ Bá chia rẽ, đổ nát, sớm đầu tối đánh …
Những điều ông Quán Thương: người tài đức, có chí muốn giúp người, giúp dân nhưng không đạt sở nguyện.
Phép đối: Từ ghét và thương được lặp lại 12 lần, sắp đặt sóng đôi, đăng đối linh hoạt. => biểu hiện sự đắn đo trong cách hành động của tác giả trước cuộc sống. Qua đó làm nổi bật hai tình cảm "ghét" và "thương", tăng cường độ cảm xúc: yêu nồng nhiệt, ghét cũng vô cùng.
Giải thích: Yêu và ghét là hai tình cảm có mối quan hệ khăng khít. Vì quá thương nhân dân khốn cùng, đau khổ nên càng thấy ghét những kẻ làm cho dân đau, dân khổ kể cả vua chúa, người cầm quyền.
Câu thơ đó là "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương"
Cảm nhận: Hai trạng thái cảm xúc đối lập nhau được đặt trong một câu thơ, cho thấy ông càng thương dân bao nhiêu thì càng ghét xã hội và bọn quý tộc bấy nhiêu. Càng nể trọng những anh hùng, người tài đức thì lại càng căm phẫn kẻ dốt nát, sĩ diện. => đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.