[toc:ul]
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
Trả lời câu hỏi:
1. Đối tượng so sánh: Chinh phụ ngâm, cung oán ngâm khúc, truyện kiều.
Đối tượng được so sánh: Văn chiêu hồn.
2. So sánh:
- Giống nhau: thể hiện lòng yêu thương con người.
- Khác nhau:
- Chinh phụ ngâm: nói về một lớp người.
- Truyện Kiều: một xã hội.
- Văn chiêu hồn: một loài người lúc sống và lúc chết.
3. Mục đích: Để thấy chiêu hồn là tác phẩm có một không hai của văn học Việt Nam.
4.
- Mục đích: Làm sáng tỏ luận điểm của người viết.
- Yêu cầu: tìm sự giống và khác nhau giữa các đối tượng và đưa ra nhận xét, đánh giá.
II. Cách so sánh
Trả lời câu hỏi:
- Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm "soi đường" của Ngô Tất Tố với các quan niệm: Cải lương hương ẩm, Ngư - tiều - canh - mục
- Căn cứ : Sự phát triển tính cách của nhân vật trong "Tắt đèn".
- Mục đích: Chỉ ra ảo tưởng của hai quan niệm trên và làm nổi bật quan điểm của Ngô Tât Tố.
[Luyện tập] Đọc đoạn trích sau và thực hiện các câu hỏi bên dưới:...
Trả lời:
1. Tác giả đã so sánh "Bắc" với "Nam" về những mặt: Văn hoá, lãnh thổ, phong tục, chính quyền riêng, hào kiệt
2. Kết luận: Đại Việt là một nước độc lập tự chủ. Ý đồ muốn thôn tính, muốn sáp nhập Đại Việt vào Trung Quốc là trái đạo lí.
3. Sức thuyết phục ở cả nội dung và hình thức lập luận.