Bài soạn siêu ngắn: Bài ca ngất ngưởng - Ngữ văn lớp 11

Bài soạn siêu ngắn: Bài ca ngất ngưởng - trang 37 sgk ngữ văn lớp 11 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Trong Bài ca ngất ngưởng, từ “ngất ngưởng” được sử dụng mấy lần? Anh/chị hãy các định nghĩa của từ “ngất ngưởng” qua các văn cảnh sử dụng đó.

Trả lời:

Trong Bài ca ngất ngưởng, từ “ngất ngưởng” được sử dụng 4 lần:

  • Nghĩa đen: Tư thế không vững chắc, chông chênh, nghiêng ngả.
  • Nghĩa bóng: thái độ, quan niệm sống lệch chuẩn ngoài khuôn phép của chế độ phong kiến.

Câu 2: Dựa vào văn bản Bài ca ngất ngưởng, anh/chị hãy giải thích vì sao Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan.

Trả lời:

Vì ông quan niệm đó là nơi để thể hiện tài năng và nhiệt huyết cho xã hội, cho triều đình, cho đạo vua tôi.

Câu 3: Ở bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ tự kể về mình. Vì sao ông cho mình ngất ngưởng? Ông đánh giá sự ngất ngưởng như thế nào?

Trả lời:

Ông cho mình ngất ngưởng vì: Khi làm quan thì ông có tài năng, chức vị cao sang, công lao to lớn. Khi về hưu thì có lối sống khác thường, vượt lên trên thói tục.

Câu 4:Hãy chỉ ra những nét tự do của thể tài hát nói so với thơ Đường luật và cho biết ý nghĩa của tính chất tự do đó.

Trả lời:

Nét tự do của thể hát nói: phóng khoáng, giãi bày những tâm sự của nhân vật trữ tình. Có quy định về số câu, về cách chia khổ nhưng người viết có thể phá cách theo ý mình

Tính chất tự do đó có ý nghĩa: giúp nhà thơ thể hiện khao khát tự do, khẳng định chính mình, cởi trói khỏi những ràng buộc của xã hội.

[Luyện tập] Theo anh (chị), so với Bài ca phong cảnh Hương Sơn (bài đọc thêm, trang 50), Bài ca ngất ngưởng có sự khác biệt gì về mặt từ ngữ?

Trả lời:

Sự khác biệt: Ngôn ngữ của Bài ca ngất ngưởng phù hợp nội dung, phong cách tác giả: phóng khoáng, ngạo nghễ. Ngôn ngữ Bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, thấm đẫm ý vị thiền và niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước.

[Luyện tập] Phân tích bài thơ “ bài ca ngất ngưởng”

Trả lời:

Dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, phân tích nhan đề bài thơ.

Thân bài:

 

1. Sự ngất ngưỡng của tác giả ở quãng đời làm quan

      • Tự đề cao mình trong trời đất
      • Ông đã liệt kê những tài năng, công việc giỏi giang của mình và cảm thấy tự hào.
      • Thái độ ngạo nghễ của mình với đời

2. Sự ngất ngưỡng của tác giả ở quê nhà:

    • Nhà thơ có cách sống ngạo nghễ, giễu đời, tận hưởng thú vui của bản thân mình
    • Nhà thơ không màng đến chuyện khen thưởng
    • Nhà thơ vẫn giữ nhân cách mình ở những chừng mực
    • Tác giả thể hiện lòng trung thành với vua
    • Cacsi ngất ngưỡng với đời, quan niềm sống

3. Ngất ngưỡng của tác giả ở chốn triều cung

    • Nhà thơ khẳng định trong triều không ai ngất ngưỡng bằng ông
    • Nêu rõ quan niệm sống của mình khác với tất cả mọi người
    • Cái tôi ngất ngưỡng

Kết bài: nhấn mạnh giá trị nội dung và nghệ thuật.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 11 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com