Soạn văn 11 siêu ngắn bài: Ôn tập phần văn học

Soạn văn 11 siêu ngắn bài: Ôn tập phần văn học - sgk ngữ văn lớp 11 tập 2. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Bài tập 1: Thơ mới khác với thơ trung đại như thế nào?

Trả lời

Về nội dung:

  • Thơ trung đại chủ yếu bày tỏ nỗi lòng, chí khí đối với vua, với nước (Thi dĩ ngôn chí), nặng tính chất giáo huấn.
  • Thơ mới chủ yếu thể hiện "cái tôi" cá nhân trước con người và thế giới: một cái tôi thiết tha, say đắm trước thiên nhiên và con người nhưng có lúc không tránh được nỗi buồn cô đơn, bơ vơ giữa cuộc đời và không gian vô tận.

Về hình thức:

  • Thơ trung đại mang tính quy phạm, thể thơ gò bó vào niêm luật, hình ảnh mang nặng tính ước lệ, công thức.
  • Thơ mới thoát khỏi cách diễn đạt theo quy tắc cứng nhắc, thể thơ tự do (số tiếng, số dòng, vần, nhịp...) ngôn ngữ thơ cần với lời nói cá nhân, hình ảnh sinh động gân với đời sống.

Bài tập 2: Những nội dung cơ bản và đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của các bài Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu, Hầu Trời của Tản Đà? Làm rõ tính chất giao thời (giữa văn học trung đại và hiện đại) về nghệ thuật của các tác phẩm nói trên

Trả lời

Lưu biệt khi xuất dương: về nội dung, bài thơ khắc hoạ vẻ đẹp lãng mạn hào hùng, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong buổi ra đi tìm đường cứu nước, vể nghệ thuật, bài thơ nổi bật ở giọng điệu thơ vừa da diết vừa mạnh mẽ, quyết liệt, sục sôi từ đó mà có sức truyền cảm và lôi cuộn người đọc.

Hầu trời: Qua bài thơ tác giả dã thể hiện cái tôi cá nhân ngông ngạo, phóng túng, tư ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khát vọng được khẳng định giữa cuộc đời. Bài thơ có nhiều sáng tạo trong hình thức nghệ thuật: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh.

Tính chất giao thời (giữa văn học trung đại và hiện đại)  của 2 tác phẩm nói trên

  • Bài Xuất dương lưu biệt: Về thi pháp cơ bản vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại (thể thơ Đường luật, hình ảnh ước lệ...). Nét mới ở bài thơ là chất lãng mạn hào hùng toát ra từ nhiệt huyết cách mạng sôi nổi của nhà cách mạng Phan Bội Châu.
  • Bài Hầu trời: Hình thức vẫn theo lối thơ cổ, cách dùng từ, hình ảnh, cách diễn đạt vẫn mang dấu ấn văn học trung đại nhưng sự cách tân tương đối rõ: thể thơ trường thiên khá tự do; đặc biệt là bài thơ đã thể hiện một "cái tôi" cá nhân phóng túng, ý thức được tài năng và khát khao khẳng định mình giữa cuộc đời.

Bài tập 3: Qua việc phân tích, so sánh các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu trời của Tản Đà, Vội vàng của Xuân Diệu, hãy làm rõ quá trình hiện đại hoá thơ ca từ thời đầu thế kỉ XX đến cách Mạng tháng 8 - 1945.

Trả lời

  • Giai đoạn thứ nhất từ đầu TK XX đến khoảng năm 1920

Thành tựu chủ yếu của văn học là thơ của các chiến sĩ cách mạng, tiêu biểu là Phan Bội Châu. Trong sáng tác của Phan Bội Châu cũng như nhiều cây bút Hán học yêu nước và cách mạng khác, nội dung tư tưởng đã khác với thơ ca thế kỉ XIX, nhưng về nghệ thuật vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại, các ông vẫn viết theo thi pháp của thơ trung đại. Điều này thể hiện rõ nhất trong Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu.

  • Giai đoạn thứ hai từ 1920 đến 1930

Trong giai đoạn này, công cuộc đổi mới thơ ca có nhiều chuyển biến đáng ghi nhận. Tuy nhiên, phong cách thơ ca vẫn mang nhiều nét của thời kì trung đại. Bài thơ Hầu trời là bài tiêu biểu thể hiện nhận định trên.

  • Giai đoạn thứ 3 từ khoảng 1930 đến 1945

Nền văn học nước nhà đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại. Phong trào Thơ mới được xem là "một cuộc cách mạng thơ ca" (Hoài Thanh). Bài Vội vàng của Xuân Diệu, Tràng Giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tương tư của Nguyễn Bính, ... là những bài thơ rất tiêu biểu, thể hiện rất rõ những đặc trưng của Thơ mới.

Bài tập 4: Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ vội vàng của Xuận Diệu, Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tương tư của Nguyễn Bính, Chiều xuân của Anh thơ?

Trả lời

Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của vội vàng- Xuân Diệu

  • Vội vàng là một bài thơ rất Xuân Diệu. Xuân Diệu ở trái tim sôi sục, ở cặp mắt xanh non háo hức, ở sự khẳng định cái Tôi, trong quan hệ gắn bó với đời, ở nhịp thơ hăm hở, cuống quýt, ở hình ảnh rất tạo bạo đầy rẫy cảm giác và có tính sắc dục, ở cú pháp rất Tây và lối qua hàng hết sức thoải mái ...
  • Bài thơ thể hiện rất rõ ý thức cá nhân của "cái tôi" Thơ mới, vừa mang đậm bản sắc riêng của hồn thơ Xuân Diệu, Vội vàng là lời giục giã hãy sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của đời mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ của một tâm hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt.

Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của Tràng giang - Huy Cận

  • Sử dụng thành công các loại từ láy: láy âm (Tràng Giang, đìu hiu, chót vót, ...), láy hoàn toàn (điệp điệp, song song, lớp lớp, dợn dợn, ...). Các biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, ...
  • Thể thơ thất ngôn trang nghiêm, cổ kính, với cách ngắt nhịp quen thuộc tạo nên sự cân đối, hài hòa. Thủ pháp tương phản được sử dụng triệt để: hữu hạn/ vô hạn; nhỏ bé/ lớn lao; không/ có; ...

Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

  • Bút pháp của nhà thơ sử dụng trong bài thơ này kết hợp hài hòa điệu tả thực, tượng trưng, lãng mạn và trữ tình. Cảnh đẹp xứ Huế đậm nét tả thực mà lại có tầm cao tượng trưng. Sự mơ mộng làm tăng thêm sắc thái lãng mạn. Nét chân thực của cảm xúc làm đậm thêm chất trữ tình.
  • Tứ thơ là ý chính, ý lớn bao quát bài thơ, là điểm tựa cho sự vận động cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng toàn bài thơ. Ở bài thơ này, tứ thơ bắt đầu với cảnh đẹp thôn Vĩ bên dòng sông Hương, từ đó là khơi gợi liên tưởng thực - ảo và mở ra bao nhiêu nỗi niềm cảm xúc, suy tư về cảnh và người xứ Huế với phấp phỏng những mặc cảm, uẩn khúc, niềm hi vọng, niềm tin yêu.

Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của Tương tư - Nguyễn Bính

  • Bài thơ thể hiện nỗi nhớ thương đơn phương da diết của một tình nhân. Từ đó, bài thơ gợi sự đáng yêu, đáng quý của tình yêu, đồng thời cũng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người.
  • Thơ Nguyễn Bính có một điệu riêng. Bài thơ này cũng vậy. Bằng lối ví von mộc mạc mà duyên dáng mang phong vị dân gian, thơ Nguyễn Bình đã đem đến cho người đọc những hình ảnh thân thương của quê hương đất nước và một tình người đằm thắm, thiết tha.

Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của Chiều xuân - Anh Thơ

  • Bài thơ miêu tả về một buổi chiều ở làng quê. Đó là một buổi chiều xuân ở làng quê Bắc bộ. Nơi đó, có khung cảnh, cuộc sống yên ả
  • Bài thơ tả cảnh nhưng lại gợi ra rất rõ cái không khí và nhịp sống muôn đời , ở nông thôn ta thời trước, đó là sự bình yên. Trong " bài thơ, thi sĩ đã sử dụng rất nhiều từ láy để dựng cảnh

Bài tập 5: Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài Chiều tối, Lai tân của Hồ Chí Minh, Từ ấy, Nhớ đồng của Tố Hữu?

Trả lời

Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của Chiều tối - Hồ Chí Minh

  • Nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ vừa cổ những nét cổ điển (bút pháp chấm phá, ước lệ với những thi liệu cũ) vừa có nét hiện đại (bút pháp tả thực sinh động với những hình ảnh dân dã, đời thường). Bài thơ chủ yếu là gơi tả chứ không phải là miêu tả, vì thế mà có thể cảm nhận tính chất hàm súc của thơ rất cao.
  • Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo. Một số từ ngữ vừa gợi tả lại vừa gợi cảm {quyện điểu, cô vân). Biện pháp láy âm vắt dòng ở câu 3 và câu 4 tạo nhịp thơ khoẻ khoắn. Ngoài ra bài thơ có những chữ rất quan trọng, có thể làm "sáng" lên cả bài thơ, ví như chữ "hồng" trong càu thơ cuối chẳng hạn.

Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của  Lai Tân - Hồ Chí Minh

  • Bài thơ cho thấy hiện trạng đen tối, thối nát của một xã hội tưởng là yên ấm, tốt lành.
  • Bài thơ có một cách cấu tứ bất ngờ. Ba câu thơ đẩu chỉ thuần kể việc. Điểm nút chính là câu thơ thứ tư. Nó làm bật ra toàn bộ tư tưởng của bài. Nó làm bung vỡ tất cả cái ý châm biếm mỉa mai hướne đến sự thối nát đến tận xương tuỷ của cái xã hội Tưởng Giới Thạch.

=> Bài thơ cũng in đậm cái bút pháp chấm phá của thơ Đường. Lời thư ngắn gọn, súc tích. Không cầu kì câu chữ, nhưng có thể nói: chỉ với bốn câu thơ ngắn, nhà thơ đã vẽ nên cái bản chất của cả một chế độ xã hội mục nát đến vô cùng. Sức chiến đấu, chất "thép" của bài thơ nhẹ nhàng mà quyết liệt chính là ở đó.

Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của Từ ấy -Tố Hữu

  • Bài thơ là niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bàng' những hình ảnh tươi sáng, bằng các biện pháp tu từ gợi cảm (nhất là biện pháp tu từ ẩn dụ) và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
  • Nhạc điệu của bài thơ trước hết được tạo ra từ thể thơ thất ngôn - vốn mang âm điệu trang trọng. Cách ngắt nhịp trong bài thơ liên tục thay đổi qua các câu thơ, ví dụ: Từ ấy trong tôi / bừng nắng hạ... Hồn tôi/là một vườn hoa lú... Gần gũi nhau/thêm mạnh khối đời... Hệ thống vần cuối của các câu thơ cũng rất phong phú, có sức vang ngân, bởi nó chủ yếu là các âm mở, như: hạ - lá; người - nơi - đời ; nhà - pha,...

Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của  Nhớ đồng - Tố Hữu

  • Bài thơ là niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê huơng, đồng thời thể hiện niềm say mê lí tưởng và khát khao tự do, khát khao hành động của nhà thơ.
  • Bài thơ dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ, nhiều biện pháp điệp (điệp từ, điệp cú pháp), điệu thơ nhẹ nhàng, ngôn từ trong sáng, thiết tha, giàu sức lôi cuốn.

Bài tập 6: Cái đẹp, cái hay và sức hấp dẫn của bài thơ Tôi yêu em (Pu-skin) ?

Trả lời

Đề tài tình yêu là chủ đề quan trọng trong thơ của Puskin. Và bài thơ Tôi Yêu Em là một bài thơ điển hình. Ở đó, chúng ta cảm nhận được sự cao thượng, nhân ái trong tình yêu. Đôi lúc nhẹ nhàng, nhưng đôi lúc lại vô cùng mạnh liệt. Puskin ca ngợi tình yêu chân thành, đã yêu thì sẽ dành hết tâm trí, dành hết những gì có thể cho người mình yêu.

Bài tập 7: Phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao (Sê-khốp).

Trả lời

a) Ngoại hình và thói quen sinh hoạt

  • Ngoại hình
    • Đi giày cao su, cầm ô, nhất thiết phải mặc áo bành tô
    • Đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông
    • Khuôn mặt luôn giấu sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên

=> Một con người kì quái, dị biệt, thu mình trong bao

  • Trong sinh hoạt
    • Mọi thứ đều để trong bao: từ vật dụng nhỏ (dao, đồng hồ quả quít) -> lớn (ô, khuôn mặt)
    • Khi ra ngoài: Kín mít từ đầu tới chân, Đi xe ngựa thì cho kéo mui lên
    • Khi ở nhà: Mặc áo khoác ngoài, đội mũ, đóng cửa, cài then, có đủ sự ngăn cấm và hạn chế; Buồng ngủ chật như cái hộp, giường nằm thì móc màn; Lúc ngủ: kéo chăn trùm đầu kín mít, trong phòng nóng bức, ngột ngạt...

=> Con người lập dị, khó hiểu

=> Những cái bao vật chất, hữu hình: thu mình lại trong một thế giới riêng, bé nhỏ, tránh ảnh hưởng từ bên ngoài để được an toàn.

b) Tính cách của Be - li - cốp

  • Bảo thủ, sùng cổ
    • Ca ngợi quá khứ, ghê tởm hiện tại, sợ hãi tương lai (Nhỡ lại xảy ra chuyện gì, Cần phải cân nhắc một chút...)
    • Giáo viên dạy tiếng Hi Lạp – thứ tiếng cổ, lạc hậu, lỗi thời, không có giá trị ở hiện tại

=> Không có tính thời sự, một khoảng không an toàn

  • Sợ hãi với mọi thứ
    • Giấu ý nghĩ vào trong bao vì sợ phiền phức, chỉ “những chỉ thị, thông tư lệnh cấm mới là rõ ràng”...
    • Sợ sự thay đổi: ép mình vào những khuôn khổ, trật tự của một nhà giáo dục: kính trọng đối với chính quyền; giữ gìn tư thế của một nhà giáo dục
    • Sợ dị nghị, sợ nghe những lời đàm tếu, gán ghép của người xung quanh với Cô - va - len cô
    • Ngại giao tiếp: việc duy trì các mối quan hệ được thực hiện như một nghĩa vụ: “trường học đông đúc quả là đáng sợ”; “việc đi cạnh ai đó quả là nặng nề”, đến nhà đồng nghiệp, người quen kéo ghế ngồi, không nói gì, mắt nhìn xung quanh khoảng 1h rồi về

=> Những cái bao vô hình: che đậy sự run sợ trước cái mới, trước quyền lực; che đậy sự hèn nhát, tự ti, bảo thủ, lạc hậu của Be - li - cốp.

=> Be - li - cốp dễ bị tổn thương và có khuynh hướng tự diệt

c) Cái chết của Be - li - cốp

  • Nguyên nhân cái chết của Be – li – cốp: Do sự cười cợt và chế nhạo của Va – ren – ca, do chính tính cách của hắn gây nên và chế độ xã hội ngột ngạt, bí bách đương thời đã tạo ra những con người, tính cách Be – li – cốp: bạc nhược, khiếp đảm, sợ hãi trước những biến động nhỏ của cuộc sống
  • Cái chết của Be – li – cốp: Nằm yên trong màn, đắp chăn kín và im lặng, hỏi chỉ đáp “không” hay “có”, không nói thêm điều gì; khi nằm trong quan tài: vẻ mặt hiền lành, dễ chịu, thậm chí còn có vẻ tươi tỉnh nữa

=> Be – li – cốp đã đạt được mục đích của cuộc đời, chui vào cái bao mà không bao giờ phải thoát ra nữa

=> Những cái bao vô hình, hữu hình kết tinh lại thành cái bao cuối cùng của cuộc đời hắn: chiếc quan tài.

  • Ảnh hưởng của Be - li - cốp
    • Thời gian: 15 năm

=> kéo dài, dai dẳng

    • Phạm vi: trong nhà trường và cả khu phố
    • Nguyên nhân: sự dò xét và bẩm báo của Be - li - cốp với cấp trên

=> sự hèn nhát, không dám đấu tranh của người dân tiếp tay cho Be - li - cốp càng ảnh hưởng sâu rộng.

=> Be - li - cốp vừa yếu ớt như môt nhân cách, vừa mạnh mẽ như một căn bệnh

=> Nét tâm lí đời thường có ở tất cả mọi người -> Be - li - cốp dễ dàng thôi miên và ảnh hưởng tới họ

=> Khả năng khai thác chiều sâu tâm lí của Sê - khốp

Bài tập 8: Phân tích hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Huy-gô)

Trả lời

a) Hoàn cảnh - số phận

  • Vì nghèo đói nên lấy cắp bánh mì nuôi cháu, bị phạt tù khổ sai 19 năm.
  • Ra tù trở thành người tốt, được làm thị trưởng luôn giúp đỡ mọi người.
  • Gia - ve phát hiện, Giăng Van - giăng không muốn vì mình mà một người bị kết án oan, nhưng ông cũng không còn đủ điều kiện để cứu mẹ con Phăng - tin

=> Tâm trạng giằng co, mâu thuẫn, sẵn sàng chịu bắt nhưng cũng cố sức năn nỉ hạn thêm mấy ngày để lo việc cho Phăng - tin, thực hiện lời hứa với người sắp mất

=> Giăng Van-Giăng là con người của tình thương, của sự nghèo khổ và kém may mắn

b) Tính cách - phẩm chất

Giàu tình thương

  • Quyết định đầu thú để cứu nạn nhân bị Gia-Ve bắt oan
  • Với Gia - ve: Nói với Gia-Ve giọng nhún nhường nhẹ nhàng xin hoản lại 3 ngày để tìm con cho Phăng Tin
  • Với Phăng - tin: Trước khi Phăng - tin chết thì ông đã lo lắng cho bệnh tình của cô, một cú sốc nhỏ cũng đủ để giết chết người đàn bà ấy, hứa tìm được con gái cho Phăng - tin. Còn sau khi Phăng - tin chết thì cúi đầu, nhìn cô thật lâu, hôn lên bàn tay của Phăng - tin; chi tiết Giăng Van - giăng thì thầm điều gì bên tai Phăng - tin -> khuôn mặt Phăng - tin “sáng rỡ một cách lạ thường”

=> Con người đầy tình thương và trách nhiệm. Dù bị dồn vào chân tường vẫn cố gắng bảo vệ cho đồng loại bằng bản lĩnh phi thường

=> Những hành động và việc làm cao cả đầy tình nghĩa lòng nhân ái sống hết mình cho tình thương đồng thời thể hiện giá trị thẩm mỹ giàu chất nhân văn trong một con người nghèo khổ.

Kiên cường, dũng cảm
Lúc đầu: điềm tĩnh đón nhận sự thật, từ tốn, nhún nhường, nhỏ giọng cầu xin Gia - ve hoãn lại 3 ngày để đi tìm Cô - dét
Sau khi Phăng - tin chết thì giọng điệu trở nên lạnh lùng đầy thách thức “Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này”, hành động thì cầm thanh sắt như bất chấp, căm thù, dũng cảm

=> Thái độ quyết liệt, kiên cường đầy bản lĩnh khiên Gia - ve cũng phải “run sợ”

=> Nguyên nhân của sự thay đổi thái độ của Giăng Van - giăng: Muốn bảo vệ sự linh thiêng cho người đã khuất và đó là sức mạnh của tình thương, lòng nhân ái khiên Giăng Van - giăng vượt qua ranh giới của sự sợ hãi, quên đi bản thân mình

Giăng Van - giăng hiện lên với tình yêu thương cao cả và bản lĩnh cứng cỏi chống lại cái ác. Giăng Van-giăng là sự hiện diện ở tầm vóc phi thường, như một vị cứu tinh, một đấng cứu thế

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 11 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com