Bài soạn siêu ngắn: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản - Ngữ văn lớp 11

Bài soạn siêu ngắn: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản - trang 194 sgk ngữ văn lớp 11 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

I. Dùng kiểu câu bị động 

1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới....

Trả lời:

a. Câu bị động: Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả.

Mô hình chung của kiểu câu bị động: Đối tượng của hành động - động từ bị động (bị, được) - chủ thể hành động - hành động.

b. Chuyển sang câu chủ động: Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.

Mô hình chung của câu chủ động là: Chủ thể hành động - hành động - đối tượng của hành động.

c. Thay câu chủ động vào đoạn văn, ta thấy: Câu không sai nhưng không nối tiếp ý và hướng triển khai ý của câu trước đó.

Câu 2. Xác định câu bị động trong đoạn trích sau và phân tích tác dụng của kiểu câu bị động về mặt kết ý trong văn bản: Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời: Có ai nấu cho mà ăn đâu ? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa ! Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay "đàn bà" (Nam Cao - Chí Phèo)

Trả lời:

Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay "đàn bà". => tạo sự liên kết ý với câu đi trước.

Câu 3. Bài tập về nhà: Viết một đoạn văn về nhà văn Nam Cao, trong đó có dùng câu bị động, giải thích tác dụng của câu bị động đó.

Trả lời:

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Khi mới cầm bút, Nam Cao chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Nhưng ông đã nhận ra thứ văn chương đó rất xa lạ với đời sống lầm than của nhân dân. Chính vì thế ông tìm đến con đường nghệ thuật hiện chủ nghĩa.

Tác dụng: Tạo ra sự liên kết dẫn dắt, liên kết giữa Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn và con đường đến chủ nghĩa hiện thực.

II. Dùng kiểu câu có khởi ngữ 

Câu 1. Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới...

Trả lời:

a. Câu có chứa khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn. Khới ngữ: hành.

b. Nhờ sự đối lập giữa các từ gạo và hành , câu trước đã hàm ý nói về "cháo hành" và câu kế tiếp đã nói về "gạo" thì việc bắt đầu câu này bằng một khới ngữ (hành) sẽ làm cho mạch văn trôi chảy hơn. => cách viết tối ưu

Câu 2. Lựa chọn câu văn thích hợp nhất để bỏ vào chỗ trống....

Trả lời:

Chọn đáp án C

Câu 3. Xác định khởi ngữ trong mỗi đoạn trích sau và phân tích đặc điểm của khởi ngữ về các mặt...

Trả lời:

a. 

  • Khới ngữ: Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập.
  • Vị trí: Đứng ở đầu câu, trước chủ ngữ, ngăn cách với câu bằng dấu ","
  • Tác dụng: Nêu một đề tài có quan hệ liên tưởng với điều đã nói trong câu trước (đồng bào - tôi).

b. 

  • Câu chứa khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc, ấy là chiến khu chính của văn nghệ.
  • Vị trí: Đứng ở đầu câu, trước chủ ngữ (ấy).
  • Có quãng ngắt (dấu phẩy) sau khởi ngữ.
  • Tác dụng: Nêu một đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu đi trước.

III. Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống

Câu 1: Đọc đoạn trích sau, chú ý các từ in đậm và trả lời câu hỏi...

Trả lời:

Trong đoạn văn trên:

a. vị trí đầu câu.

b. cấu tạo: cụm động từ.

c. Chuyển phần in đậm: Bà già kia thấy thị hỏi, bật cười.

Nhận xét: Sau khi chuyển, câu có hai vị ngữ có cùng cấu tạo là cụm động từ, cùng biểu hiện hoạt động của một chủ thể là Bà già kia. Nhưng viết theo kiểu câu có một cụm động từ ở trước chủ ngữ thì câu nối tiếp rõ ràng hơn với câu trước đó.

Câu 2. Chọn câu để điền vào vị trí để trống trong đoạn văn...

Trả lời:

Chọn đáp án C

Câu 3. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới...

Trả lời:

a. Trạng ngữ tình huống: Nhận dược phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường.

b. Tác dụng: phân biệt tin thứ yếu với tin quan trọng.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 11 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net