[toc:ul]
Mâu thuẫn cơ bản của kịch ở hồi V là hai mâu thuẫn:
Vua quan sống sa đọa, ăn chơi thỏa thích mà đời sống người dân thì cùng cực, nghèo khổ, chà đạp lên sức lao động của nhân dân.
Mâu thuẫn về lợi ích thiết thực của việc xây Cửu Trùng Đài giữa vua Lê Tương Dực và Vũ Như Tô.
Vũ Như Tô: đam mê nghệ thuật, có tài năng, mục đích chân chính. Khi nghe lời khuyên của Đan Thiềm, nhận xây Cửu Trùng Đài, ông luôn ở tron tâm trạng mơ màng, ảo vọng. Ông không thể hiểu và không tin tâm huyết của mình đối với đất nước lại bị coi thường.
Đan Thiềm: yêu nghệ thuật, trọng người tài, kính mến Vũ Như Tô và khuyên ông xây Cửu Trùng Đài với mục đích cống hiến tài năng nghệ thuật cho đất nước. Nhưng chính lời khuyên ấy bà đã nhận ra đó là sai lầm rồi đến cuối cùng trước khi bà chết đã nhận ra rằng sự thất bại của giấc mộng lớn mà bà mong một Vũ Như Tô thực hiện.
Đến cuối vở kịch, quần chúng nổi dậy giết Vũ Như Tô, phá hủy Cửu Trùng Đài nhưng ông vẫn chưa nhận ra sai lầm mà vẫn muốn hoàn thành nó (dù ông không theo phe Lê Tương Dực). => Do đó mâu thuẫn chưa giải quyết được.
Đặc sắc nghệ thuật: ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao, dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột lên cao trào. Lớp kịch được chuyển một cách linh hoạt, tự nhiên, logic.