Bài soạn siêu ngắn: Hạnh phúc của một tang gia - Ngữ văn lớp 11

Bài soạn siêu ngắn: Hạnh phúc của một tang gia - trang 122sgk ngữ văn lớp 11 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Hạnh phúc của một tang gia là một phần của nhan đề chương XV tiểu thuyết Số đỏ do chính Vũ Trọng Phụng đặt....

Trả lời:

Nhan đề: chứa đựng mâu thuẫn trào phúng, kích thích trí tò mò của người đọc. Nhà có tang đáng lẽ phải buồn nhưng ở đây lại là hạnh phúc: đám con cháu bất hiếu hạnh phúc vì được thừa kế tài sản, và khoe mẽ khi cụ cố chết.

=> cách đặt tiêu đề vừa gây chú ý, vừa phản ánh đúng một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn.

Câu 2: Vì sao cái chết của cụ cố tổ lại là niềm “hạnh phúc” của mọi thành viên trong đại gia đình cụ? Phân tích những niềm hạnh phúc khác nhau...

Trả lời:

Hạnh phúc của mỗi người trong gia đình: 

  • Cụ cố Hồng sướng như điên vì lần đầu tiên được diễn trò giả vờ yếu trước mặt mọi người.
  • Ông Văn Minh hạnh phúc vì bản di chúc kia đã vòa thực hành. 
  • Bà Văn Minh: mừng rỡ vì có cơ hội lăng xê những y phục táo bạo. 
  • Cô Tuyết được dịp mặc y phục ngây thơ để chứng tỏ mình hãy còn trinh tiết.
  • Cậu Tú Tân sung sướng vì có dịp được dùng máy ảnh.
  • Ông phán mọc sừng vui mừng vì cái sừng trên đầu mình lại có giá trị. 
  • Xuân Tóc Đỏ thì hạnh phúc vì nhờ hắn mà cụ cố tổ chết, danh giá uy tín của hắn ngày càng to hơn.
Hạnh phúc của những người ngoài: 
  • Hai viên cảnh sát vui vì không có ai phải phạt. 
  • Bạn thân cụ cố Hồng có dịp khoe mẽ
  • Đám giai thanh gái lịch có dịp hẹn hò, chim chuột, bình phẩm nhau. 

Câu 3: Anh (chị ) hãy phân tích cảnh "đám ma gương mẫu".

Trả lời:

Cảnh "đám ma gương mẫu": là đám ma mà ai ai cũng có niềm hạnh phúc riêng của mình, kể cả những người trong gia đình và ngoài gia đình (xem câu 2)

Đỉnh cao của màn kịch trào phúng là cảnh hạ huyệt với những hành động lố lăng, giả tạo của đám con cháu: cậu Tú Tân cùng bạn bè nhảy rần rộ lên một tạo dáng, Cụ cố Hồng thì ho khạc, mếu máo và ngất đi. Cả đám tang chỉ có duy nhất tiếng khóc của Phán mọc sừng nhưng là tiếng khóc nhằm che giấu nụ cười: Hứt! Hứt! Hứt!..

=> Cả đám tang là một màn hài kịch.

Câu 4: Từ niềm “hạnh phúc” của các nhân vật do cái chết của cụ cố tổ đem lại và cảnh tượng của cái “đám ma gương mẫu”, anh chị ...

Trả lời:

Xã hội đương thời là xã hội thối nát, Âu hóa rởm, đạo đức và nhân cách của con người ngày càng đi xuống, suy đồi, đối xử với nhau giả dối, vô nhân tính.

Thía độ của tác giả: chán ghét cái xã hội thối nát, chó đểu và khốn nạn.

Câu 5: Anh (chị ) nhận xét gì về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng ở đoạn trích này?

Trả lời:

Nghệ thuật trào phúng: Xây dựng tình huống truyện độc đáo tạo nên một màn hài kịch chua chát, vạch mặt sự đồi bại của xã hội đương thời. Sử dụng nhiều thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa, ngòi bút biến hóa linh hoạt, đi vào từng chi tiết nhỏ => một nhà văn hiện thực xuất sắc.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 11 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net