Soạn văn 11 ngắn nhất bài: Hạnh phúc của một tang gia

Soạn bài: Hạnh phúc của một tang gia - ngữ văn 11 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Hạnh phúc của một tang gia cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Hạnh phúc của một tang gia là một phần của nhan đề chương XV tiểu thuyết Số đỏ do chính Vũ Trọng Phụng đặt. Anh (chị) có suy nghĩ gì về nhan đề này và tình huống trào phúng của đoạn trích?

Câu 2: Vì sao cái chết của cụ cố tổ lại là niềm “hạnh phúc” của mọi thành viên trong đại gia đình cụ? Phân tích những niềm hạnh phúc khác nhau của mỗi người trong đại gia đình cụ cố Hồng và những người đến đưa đám ma do cái chết của cụ cố tổ đem lại. 

Câu 3: Anh (chị ) hãy phân tích cảnh "đám ma gương mẫu".

Câu 4: Từ niềm “hạnh phúc” của các nhân vật do cái chết của cụ cố tổ đem lại và cảnh tượng của cái “đám ma gương mẫu”, anh chị  nhận xét như thế nào về xã hội thượng lưu thành thị đương thời? Thái độ của nhà văn với xã hội này ra sao?

Câu 5: Anh (chị ) nhận xét gì về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng ở đoạn trích này?

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng

Luyện tập

Câu 1: Tìm đọc toàn bộ tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

Câu 2: Hãy chỉ ra những mâu thuẫn và những chân dung trào phúng ở đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.

Câu 3: Ý nghĩa nhan đề đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” của Vũ Trọng Phụng.

II. Soạn bài siêu ngắn: Hạnh phúc của một tang gia

Câu 1: Suy nghĩ về nhan đề:

  Chứa đựng mâu thuẫn trào phúng hàm chứa tiếng cười chua chát

  Kích thích trí tò mò của người đọc, đó là một nghịch lý” hạnh phúc của một tang gia”

  Nhà có tang đáng lẽ phải buồn nhưng ở đây lại là hạnh phúc

  Tình huống trào phúng của đoạn trích:

  Mọi thành viên trong gia đình đều thấy đây là một dịp may đặc biệt để thỏa mãn ý muốn, thực hiện được ý đồ riêng tư của mình. 

  Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm 

Câu 2: Cái chết của cụ cố tổ lại là niềm “hạnh phúc” của mọi thành viên trong đại gia đình vì:

  Niềm mong đợi của chúng đã từ lâu khi cụ cố tổ chết đi chúng sẽ nhân được một số tiền lớn.

  Mỗi thành viên trong gia đình cụ cố tổ chỉ là những kẻ tham lam độc ác chúng coi tiền bạc là tất cả rồi làm những trò đáng xấu hổ.

Những niềm hạnh phúc khác nhau của mỗi người:

  Cụ cố Hồng (con trai cả) sướng như điên vì lần đầu tiên được diễn trò giả vờ yếu trước mặt mọi người.

  Ông Văn Minh thì băn khoăn chỉ là mời luật sư đến chứng kiến cái chết của ông nội mà thôi.

  Bà Văn Minh thì  mừng rỡ vì có cơ hội lăng xê những mốt, những y phục táo bạo nhất.

  Cô Tuyết được dịp mặc y phục ngây thơ.

  Cậu Tú Tân vì thiếu hiểu biết nên sung sướng vì có dịp được dùng máy ảnh lâu nay không có dịp dùng đến.

  Xuân Tóc Đỏ thì hạnh phúc vì nhờ hắn mà cụ cố tổ chết, danh giá uy tín của hắn ngày càng to hơn

  Hai viên cảnh sát Min Đơ và Min Toa thì sung sướng cực điểm không có ai đáng phạt mà phạt.

  Những ông bạn thân của cụ cố Hồng có dịp để đeo, khoe các huân chương, đầu tóc, râu ria.

  Đám phụ nữ quý phái, đám trai gái thanh lịch có dịp hẹn hò nhau, tụ tập nhau chim chuột.

Câu 3: Phân tích cảnh "đám ma gương mẫu"

Bài viết tham khảo

Tác phẩm với tiêu đề Hạnh phúc của một tang gia - miêu tả đám tang cụ cố tổ, giống như một chuỗi cười dài, một cuộc đưa tiễn tập thể, cuộc hành trình tới mộ của cả xã hội, cái xã hội tư sản thành thị Âu hóa rởm, văn minh rởm hết sức lố lăng, đồi bại đang hiện diện ở Việt Nam những năm 30 - 45 của thế kỉ XX. Tình huống truyện, mỗi nhân vật cứ tự nhiên làm bật ra tiếng cười. Tiếng cười mang nhiều sắc độ, liên tục không dứt. Nó kéo dài trong suốt thời gian đám tang, suốt cuộc hành trình đưa tiễn...

Hạnh phúc của một tang gia, nhà có tang lại là niềm hạnh phúc, cái hạnh phúc của lũ con cháu bất hiếu. Cái đám ma này bề ngoài thì thật long trọng, nhưng thực chất chẳng khác gì đám rước nhố nhăng. Đám ma to tát, đi đến đâu là huyên náo đến đó. Sau thời gian bối rối  của một nhà có việc tang, khi ba người quan trọng nhất - ông cố Hồng, bà vợ và Văn Minh từ trên gác xuống dưới nhà cắt đặt mọi việc, thì cái gia đình có đại tang đó bừng lên một ngày hội. Lúc đưa đám thì cả bàn dân thiên hạ ở phố phường, ai cũng thấy đám ma được tổ chức linh đình, đủ kiểu cách, lễ nghi theo cả lối ta, Tây, Tàu. Đám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy. Cả thành phố nhốn nháo lên khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố Hồng... Kèn ta, kèn Tây, kèn Tàu lần lượt thay nhau mà rộn lên. Tiếng khóc của những người trong tang gia xen lẫn tiếng thì thầm về chuyện vợ con, nhà cửa, may áo, sắm tủ, hoặc những tiếng nói thì thào của bọn đàn ông bình phẩm sắc đẹp của các cô gái, than thở việc vợ béo, chồng gầy. Vậy đấy, trên cái sân khấu hài hước, người đọc thấy được một khung cảnh pha tạp, hỗn độn, đồ vật và con người hỗn độn, âm thanh và màu sắc hỗn độn, việc vĩnh biệt một con người là việc đùa vui, tiếng khóc của nhiều người cũng hỗn độn. Đám rước mà như ở hội chợ. Đám tang hay đám rước? Bởi vì, như tác giả kể: Đám cứ đi rồi lại Đám cứ đi. Những lời văn bỡn cợt, lơ lửng, hóm hỉnh, chua chát. Và ông nhận xét: Thật đúng là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu.

Đỉnh cao của màn kịch trào phúng của cái đám ma chính  là cảnh hạ huyệt. Tú Tân xuất hiện như nhà đạo diễn cuốn phim hài kiêm quay phim nhiếp ảnh, cùng bạn bè rầm rộ nhảy lên nhưng ngôi mả như muốn đánh thức những linh hồn chết kia trở dậy để chứng kiến đám tang linh đình về người ông của hắn. Hắn bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy hoặc gục đầu hoặc cong lưng... cho đúng mốt hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ... hợp thời trang để làm nên những tấm ảnh giả về cái chết thật và những tấm ảnh thật về cái chết của nhân tính. Cụ cố Hồng thì ho khạc, mếu máo và ngất đi. 

Chất bi hài của cảnh đám ma  khiến người đọc cười ra nước mắt. Chỉ có một tiếng khóc lớn nhất bật lên là của ông Phán mọc sừng, ông oặt người đi, khóc mãi không thôi và tiếng khóc của ông thật đặc biệt. Nhưng thực ra đó là tiếng khóc nhằm che giấu nụ cười nên không ra khóc mà cùng chẳng ra cười. Cuối cùng chỉ là những âm thanh méo mó: Hứt! Hứt! Hứt!... Đó phải chăng là tiếng khóc thương người đã khuất ? Không phải! Ông đang đóng kịch trước mắt mọi người kiểu như hất! hất! hất! ... hất nhanh cái thây ma xuống mồ. Ông ta rất mừng vì cụ Tổ chết và ông được chia phần khá nhiều, kể cả cái giá của bộ sừng mà vợ ông đã cắm lên đầu ông. Miệng khóc, tay ông dúi nhanh vào tay Xuân Tóc Đỏ tờ bạc năm đồng gấp làm tư để trả công cho hắn đã gọi ông là Phán mọc sừng trước người nhà vợ. Và cũng nhờ đó mà ông có thêm được món tiền lớn.

Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch. Nó nói lên tất cả sự lố lăng vô đạo đức của cái xã hội thượng lưu ngày trước. Cái xã hội mà tác giả gọi là Chó đểu, khốn nạn.

Câu 4: Xã hội thượng lưu thành thị đương thời:

  Xã hội thối nát, cái xã hội Âu hóa rởm, đạo đức và nhân cách của con người ngày càng đi xuống, suy đồi

  Con người hành xử với nhau xảo trá, gian dối, thực dụng vô nhân, vô nghĩa

Thái độ của nhà văn với xã hội này:

  Chán ghét cái xã hội thối nát

  Câm phẩn đồng tiền làm mờ mắt con người họ chỉ biết đến tiền mà không biết đến tình người

  Tác giả cũng phải thốt lên rằng "chó đểu", "khốn nạn". 

Câu 5: Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng:

  “Hạnh phúc của một tang gia” là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình.

  Tác giả còn phát hiện thủ pháp đối lập trong chính mỗi con người, mỗi sự vật,  để tạo nên tiếng cười châm biếm.

  Sử dụng nhiều thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa nào là hạnh phúc của một tang gia , nào là cái đam ma to tát, cái đám ma gương mẫu.

  Miêu tả đúng cái nét riêng của từng nhân vật xuất hiện trong đoạn trích

  Ngòi bút miêu tả của Vũ Trọng Phụng linh hoạt, biến hóa, giàu yếu tố hài hước gây cười và sắc sảo tinh tế đến từng chi tiết nhỏ.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung:

  Khung cảnh đám ma hoành tráng, to tát sau cái chết của cụ Tổ Cố Hồng

  Khắc họa thành công, đầy ám ảnh những bức chân dung của lũ con cháu trong gia đình

  Người đọc thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội "thượng lưu" thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Giá trị nghệ thuật:

  Nghệ thuật trào phúng sắc bén, sâu cay:

  Tình huống trào phúng vô cùng độc đáo, cái chết của cụ Tố cố Hồng lại là niềm hạnh phúc cho lũ con cháu

  Xây dựng thành công một hệ thống các nhân vật trào phúng cả bên trong tang quyến lẫn bên ngoài tang quyến

Luyện tập

Câu 1: Tìm đọc toàn bộ tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

Câu 2: Mâu thuẫn trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

Nhan đề: Hạnh phúc của một tang gia gợi được sự tò mò cho người đọc, gợi mở được nội dung của đoạn trích. 

Sự đối lập hoàn toàn giữa biểu hiện bề ngoài với những suy tính bên trong - những suy tính nhỏ nhen, ích kỉ đốn mạt

Những chân dung trào phúng

Cụ cố Hồng: mơ màng nghĩ tới cảnh mặc áo xô gai, chống gậy khóc lóc đề người ta chỉ trỏ

Ông Văn Minh: vui sướng vì cái di chúc sẽ đi vào giai đoạn thực hiện chứ không còn là trên giấy tờ

Bà Văn Minh: nóng lòng chờ tới giờ phát tang để lăng xê một tang phục mới của tiệm Âu hóa 

Cô Tuyết: mặc bộ y phục "Ngây thơ" 

Cậu Tú Tân: nóng lòng được chụp ảnh vì cậu đã phải huy động mấy chiếc máy ảnh.

Ông Phán mọc sừng: vui sướng vì ông bố vợ hứa sẽ cho thêm vài nghìn đồng, và khóc đến ngất người đi chỉ để dúi vào tay Xuân tóc đỏ một đồng giấy bạc năm đồng gấp tư

Những tay cảnh sát, giới nhà tu, những ông bạn của cụ cố Hồng, những nam thanh nữ tú đi đưa đám

Câu 3:  Ý nghĩa nhan đề đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”:

  Cho người đọc thấy hiện thực xã hội lúc đương thời, sự đáng cười nhưng cũng chính là sự đáng thương của một bộ phận con người trong xã hội lúc bấy giờ

  Những tiếng cười ra nước mắt vì đạo đức con người bị suy thoái, sự Âu hóa tây ta lẫn lộn làm nên sự lố bịch

  Lên án, phê phán gay gắt bộ phận này trong xã hội

  Cho ta thấy được sự tinh tế, đặc sắc trong việc lột tả hiện thực xã hội của Vũ Trọng Phụng bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo, mỉa mai châm biếm bộc lộ ran gay từ nhan đề

III. Soạn bài ngắn nhất: Hạnh phúc của một tang gia

Câu 1: Ngay từ nhan đề đã chứa đựng mâu thuẫn trào phúng hàm chứa tiếng cười chua chát, kích thích trí tò mò của người đọc, đó là một nghịch lý” hạnh phúc của một tang gia”. => Nhà có tang đáng lẽ phải buồn nhưng ở đây lại là hạnh phúc

Sự hấp dẫn của đoạn trích còn ở những mâu thuẫn trào phúng cơ bản. Mọi thành viên trong gia đình đều thấy đây là một dịp may đặc biệt để thỏa mãn ý muốn của mình.

Câu 2: Cái chết của cụ cố tổ lại là niềm “hạnh phúc” của mọi thành viên trong đại gia đình vì mọi người đều mong đợi cụ chết để chia tài sản và làm trò, khoe mẻ.

Những niềm hạnh phúc khác nhau của mỗi người: Cụ cố Hồng được diễn trò giả vờ yếu trước mặt mọi người; Ông Văn Minh thì băn khoăn chỉ là mời luật sư đến chứng kiến cái chết của ông nội mà thôi; bà Văn Minh thì có cơ hội lăng xê những mốt, những y phục táo bạo nhất; Cô Tuyết được dịp mặc y phục ngây thơ; Cậu Tú Tân có dịp được dùng máy ảnh; Xuân Tóc Đỏ thì hạnh phúc vì nhờ hắn mà cụ cố tổ chết, danh giá uy tín của hắn ngày càng to hơn.

Những người ngoài gia đình cụ cố Hồng cũng có những niềm vui từ cái đám tang này hai viên cảnh sát Min Đơ và Min Toa thì sung. Những ông bạn thân của cụ cố Hồng có dịp để đeo, khoe các huân chương. Đám phụ nữ quý phái, đám trai gái thanh lịch có dịp hẹn hò nhau, tụ tập nhau chim chuột.

Câu 3: Phân tích cảnh "đám ma gương mẫu"

Bài viết tham khảo

Qua cảnh "đám ma gương mẫu" trong tác phẩm hạnh phúc của một tang gia ta thấy được mặt tối của xã hội thương lưu. Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch. Nó nói lên tất cả sự lố lăng vô đạo đức của cái xã hội thượng lưu ngày trước. Cái xã hội mà tác giả gọi là Chó đểu, khốn nạn.

Hạnh phúc của một tang gia, nhà có tang lại là niềm hạnh phúc, cái hạnh phúc của lũ con cháu bất hiếu. Cái đám ma này bề ngoài thì thật long trọng, nhưng thực chất chẳng khác gì đám rước nhố nhăng. Đám ma to tát, đi đến đâu là huyên náo đến đó. Sau thời gian bối rối  của một nhà có việc tang, khi ba người quan trọng nhất - ông cố Hồng, bà vợ và Văn Minh từ trên gác xuống dưới nhà cắt đặt mọi việc, thì cái gia đình có đại tang đó bừng lên một ngày hội. Lúc đưa đám thì cả bàn dân thiên hạ ở phố phường, ai cũng thấy đám ma được tổ chức linh đình, đủ kiểu cách, lễ nghi theo cả lối ta, Tây, Tàu. Đám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy. Cả thành phố nhốn nháo lên khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố Hồng... Kèn ta, kèn Tây, kèn Tàu lần lượt thay nhau mà rộn lên. Tiếng khóc của những người trong tang gia xen lẫn tiếng thì thầm về chuyện vợ con, nhà cửa, may áo, sắm tủ, hoặc những tiếng nói thì thào của bọn đàn ông bình phẩm sắc đẹp của các cô gái, than thở việc vợ béo, chồng gầy. Vậy đấy, trên cái sân khấu hài hước, người đọc thấy được một khung cảnh pha tạp, hỗn độn, đồ vật và con người hỗn độn, âm thanh và màu sắc hỗn độn, việc vĩnh biệt một con người là việc đùa vui, tiếng khóc của nhiều người cũng hỗn độn. Đám rước mà như ở hội chợ. Đám tang hay đám rước? Bởi vì, như tác giả kể: Đám cứ đi rồi lại Đám cứ đi. Những lời văn bỡn cợt, lơ lửng, hóm hỉnh, chua chát. Và ông nhận xét: Thật đúng là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu.

Đỉnh cao của màn kịch trào phúng của cái đám ma chính  là cảnh hạ huyệt. Tú Tân xuất hiện như nhà đạo diễn cuốn phim hài kiêm quay phim nhiếp ảnh, cùng bạn bè rầm rộ nhảy lên nhưng ngôi mả như muốn đánh thức những linh hồn chết kia trở dậy để chứng kiến đám tang linh đình về người ông của hắn. Hắn bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy hoặc gục đầu hoặc cong lưng... cho đúng mốt hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ... hợp thời trang để làm nên những tấm ảnh giả về cái chết thật và những tấm ảnh thật về cái chết của nhân tính. Cụ cố Hồng thì ho khạc, mếu máo và ngất đi. 

Chất bi hài của cảnh đám ma  khiến người đọc cười ra nước mắt. Chỉ có một tiếng khóc lớn nhất bật lên là của ông Phán mọc sừng, ông oặt người đi, khóc mãi không thôi và tiếng khóc của ông thật đặc biệt. Nhưng thực ra đó là tiếng khóc nhằm che giấu nụ cười nên không ra khóc mà cùng chẳng ra cười. Cuối cùng chỉ là những âm thanh méo mó: Hứt! Hứt! Hứt!... Đó phải chăng là tiếng khóc thương người đã khuất ? Không phải! Ông đang đóng kịch trước mắt mọi người kiểu như hất! hất! hất! ... hất nhanh cái thây ma xuống mồ. Ông ta rất mừng vì cụ Tổ chết và ông được chia phần khá nhiều, kể cả cái giá của bộ sừng mà vợ ông đã cắm lên đầu ông. Miệng khóc, tay ông dúi nhanh vào tay Xuân Tóc Đỏ tờ bạc năm đồng gấp làm tư để trả công cho hắn đã gọi ông là Phán mọc sừng trước người nhà vợ. Và cũng nhờ đó mà ông có thêm được món tiền lớn.

Đó là một mất mát lớn trong gia đình nhưng đâu đó chỉ là niềm vui của mọi người. Sự thối nát của xã thượng lưu làm cho người đọc cảm thấy tức giận và bất mãn.

Câu 4: Từ niềm "hạnh phúc" của các nhân vật do cái chết của cụ cố tổ đem lại và cảnh tượng của cái "đám ma gương mẫu" ta có thể thấy được bức tranh về cái xã hội "thượng lưu" đương thời thối nát, đạo đức và nhân cách của con người ngày càng đi xuống, suy đồi.

=> Qua tác phẩm Vũ Trọng Phụng đã thể hiện một thái độ chán ghét cái xã hội thối nát, khiến tác giả cũng phải thốt lên rằng "chó đểu", "khốn nạn"

Câu 5: Vũ Trọng Phụng xứng đáng là một bậc thầy – một nhà văn hiện thực xuất sắc trong việc sử dụng nghệ thuật trào phúng. “Hạnh phúc của một tang gia” là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình. Sử dụng thủ pháp đối lập trong chính mỗi con người, mỗi sự vật,  để tạo nên tiếng cười châm biếm, nhiều thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa. Miêu tả đúng cái nét riêng của từng nhân vật xuất hiện trong đoạn trích và giàu yếu tố hài hước gây cười và sắc sảo tinh tế đến từng chi tiết nhỏ.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung: Tác phẩm đã mở ra khung cảnh đám ma hoành tráng, to tát sau cái chết của cụ Tổ Cố Hồng và khắc họa thành công, đầy ám ảnh những bức chân dung của lũ con cháu trong gia đình. Người đọc thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội "thượng lưu" thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Giá trị nghệ thuật: nghệ thuật trào phúng sắc bén, sâu cay với tình huống trào phúng vô cùng độc đáo, cái chết của cụ Tố cố Hồng lại là niềm hạnh phúc cho lũ con cháu và nhân vật trào phúng cả trong và ngoài.

Luyện tập

Câu 1: Tìm đọc toàn bộ tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

Câu 2: Mâu thuẫn trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia là nhan đề và sự đối lập hoàn toàn giữa biểu hiện bề ngoài với những suy tính bên trong - những suy tính nhỏ nhen, ích kỉ đốn mạt của nhân vật trong đoạn trích.

Những chân dung trào phúng là Cụ cố Hồng, Ông Văn Minh, Bà Văn Minh, Cô Tuyết, Cậu Tú Tân, Ông Phán mọc sừng, Những tay cảnh sát, giới nhà tu, những ông bạn của cụ cố Hồng, những nam thanh nữ tú đi đưa đám đều vui mừng không thương xót cho người chết

Câu 3:  Nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” cho người đọc thấy hiện thực xã hội lúc đương thời, sự đáng cười nhưng cũng chính là sự đáng thương của một bộ phận con người trong xã hội lúc bấy giờ. Những tiếng cười ra nước mắt vì đạo đức con người bị suy thoái, sự Âu hóa tây ta lẫn lộn làm nên sự lố bịch. Lên án, phê phán gay gắt bộ phận này trong xã hội bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo, mỉa mai châm biếm bộc lộ.

IV. Soạn bài cực ngắn: Hạnh phúc của một tang gia

Câu 1: Nhan đề:

Chứa đựng mâu thuẫn trào phúng: Nhà có tang đáng lẽ phải buồn nhưng ở đây lại là hạnh phúc => cho thấy gia đình vô phúc, hạnh phúc của lũ con cháu bất hiếu.

Câu 2: Cái chết của cụ cố tổ là niềm hạnh phúc của con cháu bởi đây là niềm mong đợi của chúng đã từ lâu khi cụ cố tổ chết đi chúng sẽ nhân được một số tiền lớn. 

=> Đây đúng là một đại gia đình bất hiếu bởi trong đám tang mọi người đều ăn diện, khoe mẻ những thứ mình có như Cô Tuyết được dịp mặc y phục ngây thơ, Cụ cố Hồng sướng như điên vì lần đầu tiên được diễn trò giả vờ yếu trước mặt mọi người,….

Câu 3: Phân tích cảnh "đám ma gương mẫu"

Bài viết tham khảo

Hạnh phúc của một tang gia chính là nhà có tang lại là niềm hạnh phúc, cái hạnh phúc của lũ con cháu bất hiếu. Tác phẩm với tiêu đề Hạnh phúc của một tang gia - miêu tả đám tang cụ cố tổ, giống như một chuỗi cười dài, một cuộc đưa tiễn tập thể, cuộc hành trình tới mộ của cả xã hội, cái xã hội tư sản thành thị Âu hóa rởm, văn minh rởm hết sức lố lăng, đồi bại đang hiện diện ở Việt Nam những năm 30 - 45 của thế kỉ XX. Đám ma to tát, đi đến đâu là huyên náo đến đó. Sau thời gian bối rối  của một nhà có việc tang, khi ba người quan trọng nhất - ông cố Hồng, bà vợ và Văn Minh từ trên gác xuống dưới nhà cắt đặt mọi việc, thì cái gia đình có đại tang đó bừng lên một ngày hội. Lúc đưa đám thì cả bàn dân thiên hạ ở phố phường, ai cũng thấy đám ma được tổ chức linh đình, đủ kiểu cách, lễ nghi theo cả lối ta, Tây, Tàu. Đám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy. Cả thành phố nhốn nháo lên khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố Hồng... Kèn ta, kèn Tây, kèn Tàu lần lượt thay nhau mà rộn lên. Tiếng khóc của những người trong tang gia xen lẫn tiếng thì thầm về chuyện vợ con, nhà cửa, may áo, sắm tủ, hoặc những tiếng nói thì thào của bọn đàn ông bình phẩm sắc đẹp của các cô gái, than thở việc vợ béo, chồng gầy. Vậy đấy, trên cái sân khấu hài hước, người đọc thấy được một khung cảnh pha tạp, hỗn độn, đồ vật và con người hỗn độn, âm thanh và màu sắc hỗn độn, việc vĩnh biệt một con người là việc đùa vui, tiếng khóc của nhiều người cũng hỗn độn. Đám rước mà như ở hội chợ. Đám tang hay đám rước? Bởi vì, như tác giả kể: Đám cứ đi rồi lại Đám cứ đi Đỉnh cao của màn kịch trào phúng của cái đám ma chính  là cảnh hạ huyệt. Tú Tân xuất hiện như nhà đạo diễn cuốn phim hài kiêm quay phim nhiếp ảnh, cùng bạn bè rầm rộ nhảy lên nhưng ngôi mả như muốn đánh thức những linh hồn chết kia trở dậy để chứng kiến đám tang linh đình về người ông của hắn. Hắn bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy hoặc gục đầu hoặc cong lưng... cho đúng mốt hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ... hợp thời trang để làm nên những tấm ảnh giả về cái chết thật và những tấm ảnh thật về cái chết của nhân tính. Cụ cố Hồng thì ho khạc, mếu máo và ngất đi. 

Câu 4: Xã hội thương lưu đương thời:

- Thối nát

- Suy đồi đạo đức

- Xảo trá, gian dối, thực dụng vô nhân, vô nghĩa

=> Để rồi tác giả cũng phải thốt lên rằng "chó đểu", "khốn nạn" cho thấy ông đã chán ghét cái xã hội thối nát này.

Câu 5: Vũ Trọng Phụng là một nhà văn hiện thực xuất sắc trong việc sử dụng nghệ thuật trào phúng qua:

- Thủ pháp đối lập

- Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa

- Miêu tả đúng cái nét riêng của từng nhân vật xuất hiện trong đoạn trích

- Linh hoạt, biến hóa, giàu yếu tố hài hước gây cười và sắc sảo tinh tế đến từng chi tiết nhỏ

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Nội dung: bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội "thượng lưu" thành thị qua ung cảnh đám ma hoành tráng, to tát sau cái chết của cụ Tổ Cố Hồng và khắc họa thành công, đầy ám ảnh những bức chân dung của lũ con cháu trong gia đình.

Nghệ thuật: nghệ thuật trào phúng sắc bén, sâu cay qua tình huống và nhân vật trào phúng

Luyện tập

Câu 1: Tìm đọc toàn bộ tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

Câu 2: Mâu thuẫn trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia:

Sự đối lập trong đề Hạnh phúc >< tang gia và chính những nhân vật được khắc họa trong đoạn trích

=> Những chân dung trào phúng cho thấy tất cả đều không hề mảy may thương xót, buồn thương cho người đã chết mà mỗi người đến với đám tang đều theo đuổi một suy nghĩ, mục đích của riêng mình.

Câu 3: Ý nghĩa nhan đề:

  Hiện thực xã hội đương thời => thối nát, suy đồi đạo đức, nhân cách

  Phê phán => một bộ phận con người trong xã hội lúc bấy giờ

  Cho thấy được ngòi bút trào phúng sắc sảo, mỉa mai châm biếm của Vũ Trọng Phụng

Tìm kiếm google: soan van 11 cuc ngan, soạn văn 11 siêu ngắn, soạn văn 11 ngắn nhất bài hạnh phúc của một tang gia

Xem thêm các môn học

Soạn văn 11 tập 1 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net