Soạn văn 11 ngắn nhất bài: Vịnh khoa thi hương

Soạn bài: Vịnh khoa thi hương - ngữ văn 11 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Vịnh khoa thi hương cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Hai câu đầu cho thấy kì thi có gì khác thường? 

Câu 2: Anh/chị có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường? Từ hai câu thơ 3 và 4, anh/chị có cảm nghĩ như thế nào về cảnh thi cử lúc bấy giờ?

Câu 3: Phân tích hình ảnh quan sử, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở hai câu 5,6

Câu 4: Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời nhắn gọi của Tú Xương ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa tư tưởng gì?

II. Soạn bài siêu ngắn: Vịnh khoa thi hương

Câu 1: Hai câu đầu cho thấy kì thi có sự khác thường:

 Nhà nước ba năm mở một khoa thi

Trường Nam thi lẫn với trường Hà

Sự bất bình thường đã thể hiện trong câu thơ thứ hai, đó là cách thức tổ chức kì thức: trường Nam thi lẫn với trường Hà (lẫn đã thể hiện sự ô hợp, nhốn nháo trong thi cử)

Tác giả không dùng thi chung hoặc một cách diễn đạt khác trang trọng hơn mà dùng từ "thi lẫn". => dự báo tính chất không nghiêm túc của kì thi.

Câu 2: Hình ảnh sĩ tử và quan trường. Hai câu thực 3 và 4 đã thể hiện rõ sự ô hợp của kì thi:

  Sự sa sút về nho phong sĩ khí do sự ô hợp, nhốn nháo của xã hội đưa lại

  Hình ảnh sĩ tử thì lôi thôi lếch thếch mất hết vẻ nho nhã, thư sinh

  Quan trường không còn quyền uy, mực thước, trang trọng như trước

  Tính chất lộn xộn của trường thi và cái oai hờ của quan trường

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật đối ở hai câu 5,6:

  Đối lập với hình ảnh sĩ tử và quan trường là hình ảnh quan sứ và bà đầm

  Sự có mặt của vợ chồng quan sứ có thể làm cho quang cảnh trường thi có vẻ trang nghiêm.

=> Tạo nên sức mạnh đả kich, châm biếm dữ dội, sâu cay. Bốn câu thơ vạch trần sự nhếch nhác, tùy tiện của khoa cử lúc bấy giờ. Đồng thời ngầm thể hiện nỗi xót xa chua chát của nhà thơ và người đọc.

Câu 4: Hai câu kết chuyển đổi giọng điều từ mỉa mai, châm biếm sang trữ tình để thể hiện tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi

  Tâm sự đau xót, chua chát của nhà thơ trước hiện thực đất nước.

  Vừa là lời tự vấn mình, vừa hướng đến những người đồng môn, kêu gọi, đánh thức lương tri

  Còn thể hiện nỗi đau, nỗi nhục mất nước của tác giả, muốn đánh thức ý thức dân tộc trong con người Việt nam.

III. Soạn bài ngắn nhất: Vịnh khoa thi hương

Câu 1: Hai câu thơ mở đầu có tính tự sự, nhằm kể lại kì thi. Sự bất bình thường đã thể hiện trong câu thơ thứ hai, đó là cách thức tổ chức kì thức: trường Nam thi lẫn với trường Hà. Cách nói ấy đã dự báo tính chất không nghiêm túc của kì thi.

Câu 2: Câu 3, 4 đã  khái quát sự sa sút về nho phong sĩ khí do sự ô hợp, nhốn nháo của xã hội đưa lại. Hình ảnh sĩ tử thì lôi thôi lếch thếch mất hết vẻ nho nhã, thư sinh. Quan trường không còn quyền uy, mực thước, trang trọng như trước, Qua đó ta hình dung được tính chất lộn xộn của trường thi. 

Câu 3: Ta thấy pháp nghệ thuật đối ở hai câu 5,6 chính là hình ảnh quan sứ và bà đầm đối lập với hình ảnh sĩ tử và quan trường => Quang cảnh trường thi có vẻ trang nghiêm hơn nhờ sự có mặt của vợ chồng quan sứ. Qua đó vạch trần sự nhếch nhác, tùy tiện của khoa cử lúc bấy giờ và nỗi xót xa chua chát của nhà thơ và người đọc.

Câu 4: Hai câu kết chuyển đổi giọng điều từ mỉa mai, châm biếm sang trữ tình. Là tâm sự đau xót, chua chát của nhà thơ trước hiện thực đất nước. Câu thơ vừa là lời tự vấn mình, vừa hướng đến những người đồng môn. Bên cạnh đó còn thể hiện nỗi đau, nỗi nhục mất nước của tác giả và mong muốn đánh thức ý thức dân tộc trong con người Việt nam.

IV. Soạn bài cực ngắn: Vịnh khoa thi hương

Câu 1: Hai câu thơ mở đầu cho thấy sự bất thường trong kì thi, đó là dự báo tính chất không nghiêm túc của kì thi

=> Cách thức tổ chức kì thức: trường Nam thi lẫn với trường Hà (lẫn đã thể hiện sự ô hợp, nhốn nháo trong thi cử)

Câu 2: Từ hai câu thơ 3 và 4 ta thấy được sự lộn xộn, nhốn nháo của trường thi 

=> Quan trường không còn quyền uy, nho phong sĩ sa sút, lôi thôi lếch thếch.

Câu 3: Bốn câu thơ vạch trần sự nhếch nhác, tùy tiện của khoa cử lúc bấy giờ và nỗi xót xa chua chát của nhà thơ và người đọc. 

Qua biện pháp đối lập: 

Hình ảnh sĩ tử và quan trường >< hình ảnh quan sứ và bà đầm

=> Sự có mặt của vợ chồng quan sứ có thể làm cho quang cảnh trường thi có vẻ trang nghiêm

Câu 4: Hai câu kết thể hiện:

- Sự đau xót, chua chát trước hiện thực

- Nỗi nhục mất nước và khao khát đánh thức những người tài, những người có trách nhiệm có khả năng cứu nước, cứu đời

Tìm kiếm google: Soan van 11 ngan nhat, soạn văn 11 cực ngắn bài vịnh khoa thi hương, soạn văn 11 siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Soạn văn 11 tập 1 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net