[toc:ul]
Câu 1: Nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu. Anh/chị cảm nhận sâu sắc điều gì qua cuộc đời nhà thơ?
Câu 2: Tìm hiểu giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
Câu 3: Với những kiến thức đã học về Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu, anh/chị cảm nhận được điều gì gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa hai nhà thơ này?
Luyện tập
Câu 1: Căn cứ vào những kiến thức đã học về Nguyễn Đình Chiểu và các tác phẩm của ông, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về nhận định của nhà thơ Xuân Diệu: "Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu" ?
Câu 1: những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu.
Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tự là Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, sinh ra huyện Bình Dương - tỉnh Gia Định nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
Xuất thân trong một gia đình nhà nho, ông là một người có tấm lòng yêu nước thương dân cả cuộc đời của ông đều có gắng đóng góp cho đất nước
Năm 1833, Nguyễn Đình Chiểu được cha đưa ra Huế ăn học.
Năm 1849, ra Huế thi thì được tin mẹ mất. Ông trở về chịu tang mẹ, ông vừa ốm nặng vừa thương khó mẹ nên bị mù cả hai mắt. Ông về quê dạy học và chuyển sang học thuốc.
Năm 1859, giặc Pháp tràn vào sông Bến Nghé, Nguyễn Đình Chiểu về Cần Giuộc, rồi Bến Tre. Đó là thời gian ông viết Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Ông luôn giữ thái độ kiên trung, không hợp tác với giặc.
Cảm nhận sâu sắc qua cuộc đời nhà thơ:
Cuộc đời của ông dù gặp phải nhiều sóng gió,thử thách nhưng ông luôn vượt qua mọi hoàn cảnh để sống có ý nghĩa: dạy học, chữa bệnh cứu người…
Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí, về lòng yêu nước, thương dân và thái độ kiên trung, bất khuất trước kẻ thủ.
Câu 2: Giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:
Lí tưởng đạo đức:
Nét riêng đó chính là phong cách gần gũi, giản dị, dân dã nên được đông đảo người dân đón nhận
Trung, hiếu, tiết hạnh là những chuẩn mực đạo đức , lễ nghĩa của đạo Nho.
“Trang nam nhi phải trung với vua, hiếu thảo với cha mẹ, phụ nữ phải có tứ đức”
Lòng yêu nước, thương dân:
Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác trong hoàn cảnh đất nước đau thương, giặc Pháp xâm lược, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
Thơ văn ông ghi lại chân thực một thời đại đau thương của đất nước.
Tố cáo tội ác xâm lăng gây bao thảm họa cho nhân dân. Ông dựng lên bức tượng đài bất tử về người nông dân nghĩa sĩ.
Sắc thái Nam Bộ độc đáo:
Lời ăn tiếng nói mộc mạc, bình dị, tâm hồn nồng hậu, chất phác, phóng khoáng; nóng nảy, bộc trực nhưng lại rất đằm thắm, ân tình.
Các sáng tác thiên về chất chuyện kể, mang màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong văn học dân gian Nam Bộ.
Câu 3: Cảm nhận được sự gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa hai nhà thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu:
Đối với Nguyễn Trãi:
Nhân nghĩa chính là yêu nước, thương dân, là đánh giặc cứu nước, cứu dân
Tư tưởng trọng dân, biết ơn dân. Thấy rất rõ những đức tính cao quý của nhân dân, hiểu được nguyện vọng tha thiết của nhân dân, sức mạnh vĩ đại của nhân dân trong sáng tạo lịch sử.
Lòng thương người, ở sự khoan dung độ lượng, thậm chí đối với cả kẻ thù
Ý tưởng xây dựng một đất nước thái bình, bên trên vua thánh tôi hiền, bên dưới không còn tiếng giận oán sầu
Đối với Nguyễn Đình Chiểu:
Nhân nghĩa là đạo đức của nhân dân, là gốc rễ để trau dồi rèn dũa con người.
Ông ca ngợi những đạo lí truyền thống của dân tộc, trung hiếu với vua, đặc biệt ông còn đề cao chữ tiết hạnh.
Luyện tập
Câu 1: Các bạn có thể tham khảo dàn ý dưới đây để viết thành bài văn hoàn chỉnh:
Giải thích ý kiến của Xuân Diệu về Nguyễn Đình Chiểu: "Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu"
• Khẳng định đặc điểm cơ bản nhất trong tâm hồn của Nguyễn Đình Chiểu chính là sự ưu ái, kính mến của ông đối với những người dân lao động.
• Tình cảm ấy xuất phát từ một trái tim giàu lòng yêu thương, luôn gắn bó cuộc đời, sự nghiệp văn học của mình, hướng tới đấu tranh vì quyền lợi cho những con người nghèo khổ, bất hạnh trong cuộc sống
Biểu hiện của đặc điểm tâm hồn Nguyễn Đình Chiểu qua cuộc đời:
• Từ nhỏ ông đã hiểu học, thông minh nhưng số phận nghiệt ngã khiến ông bị mù sau một trận ốm rồi đau mắt nặng.
• Cuộc đời ông gắn bó với nhân dân, nhất là những người dân nghèo
• Dũng cảm đứng lên đấu tranh với các thế lực kẻ thù, đứng về phía nhân dân.
Biểu hiện của đặc điểm tâm hồn Nguyễn Đình Chiểu qua sự nghiệp văn học:
• Thơ ông tập trung khắc họa hình ảnh của những người dân lao động nhỏ bé, bình thường.
• Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa và lòng yêu nước thương dân là hai nội dung chính trong các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
=> Ông gửi gắm trong thơ của mình khao khát về một cuộc sống hạnh phúc, một xã hội ông băng và niềm tin vào bản chất tốt đẹp, lương thiện của người dân lao động nghèo. Ông yêu quý và trân trọng họ bởi chính những điều bình dị, chân chất ấy
Câu 1: Tác giả Nguyễn Đình Chiểu: Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tự là Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, sinh ra huyện Bình Dương - tỉnh Gia Định nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Xuất thân trong một gia đình nhà nho, ông là một người có tấm lòng yêu nước thương dân cả cuộc đời của ông đều có gắng đóng góp cho đất nước. Năm 1833, Nguyễn Đình Chiểu được cha đưa ra Huế ăn học. Năm 1849, ra Huế thi thì được tin mẹ mất. Ông trở về chịu tang mẹ, ông vừa ốm nặng vừa thương khó mẹ nên bị mù cả hai mắt. Ông về quê dạy học và chuyển sang học thuốc. Năm 1859, giặc Pháp tràn vào sông Bến Nghé, Nguyễn Đình Chiểu về Cần Giuộc, rồi Bến Tre. Đó là thời gian ông viết Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Ông luôn giữ thái độ kiên trung, không hợp tác với giặc.
Cảm nhận về cuộc đời của nhà thơ: Cuộc đời của ông dù gặp phải nhiều sóng gió,thử thách nhưng ông luôn vượt qua mọi hoàn cảnh để sống có ý nghĩa: dạy học, chữa bệnh cứu người… Ông là một tấm gương sáng cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí, về lòng yêu nước, thương dân và thái độ kiên trung, bất khuất trước kẻ thủ.
Câu 2: Giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua:
1. Lí tưởng đạo đức: là phong cách gần gũi, giản dị, dân dã nên được đông đảo người dân đón nhận. Trung, hiếu, tiết hạnh là những chuẩn mực đạo đức , lễ nghĩa của đạo Nho “Trang nam nhi phải trung với vua, hiếu thảo với cha mẹ, phụ nữ phải có tứ đức”
2. Lòng yêu nước, thương dân: Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác trong hoàn cảnh đất nước đau thương, giặc Pháp xâm lược, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, ghi lại chân thực một thời đại đau thương của đất nước. Ông còn tố cáo tội ác xâm lăng gây bao thảm họa cho nhân dân.
=> Ông dựng lên bức tượng đài bất tử về người nông dân nghĩa sĩ.
3. Sắc thái Nam Bộ độc đáo: Lời ăn tiếng nói mộc mạc, bình dị, tâm hồn nồng hậu, chất phác, phóng khoáng; nóng nảy, bộc trực nhưng lại rất đằm thắm, ân tình.
=> Các sáng tác thiên về chất chuyện kể, mang màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong văn học dân gian Nam Bộ.
Câu 3: Tư tưởng nhân nghĩa nhà thơ Nguyễn Trãi chính là yêu nước, thương dân, là đánh giặc cứu nước, cứu dân. Tư tưởng trọng dân, biết ơn dân. Lòng thương người, ở sự khoan dung độ lượng, thậm chí đối với cả kẻ thù và xây dựng một đất nước thái bình, bên trên vua thánh tôi hiền, bên dưới không còn tiếng giận oán sầu.
Tư tưởng nhân nghĩa nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu là đạo đức của nhân dân, là gốc rễ để trau dồi rèn dũa con người. Ông ca ngợi những đạo lí truyền thống của dân tộc, trung hiếu với vua, đặc biệt ông còn đề cao chữ tiết hạnh
Luyện tập
Câu 1: Các bạn có thể tham khảo dàn ý dưới đây để viết thành bài văn hoàn chỉnh:
1. Ý kiến của Xuân Diệu về Nguyễn Đình Chiểu: "Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu": điểm cơ bản nhất trong tâm hồn của Nguyễn Đình Chiểu và trái tim giàu lòng yêu thương, luôn gắn bó cuộc đời, sự nghiệp văn học của mình.
2. Biểu hiện của đặc điểm tâm hồn Nguyễn Đình Chiểu qua cuộc đời và sự nghiệp:
Cuộc đời: Từ nhỏ ông đã hiểu học, thông minh nhưng số phận nghiệt ngã khiến ông bị mù sau một trận ốm rồi đau mắt nặng. Cuộc đời ông gắn bó với nhân dân, nhất là những người dân nghèo. Dũng cảm đứng lên đấu tranh với các thế lực kẻ thù, đứng về phía nhân dân.
Sự nghiệp văn học: Thơ ông tập trung khắc họa hình ảnh của những người dân lao động nhỏ bé, bình thường. Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa và lòng yêu nước thương dân là hai nội dung chính trong các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
Ông gửi gắm trong thơ của mình khao khát về một cuộc sống hạnh phúc, một xã hội ông băng và niềm tin vào bản chất tốt đẹp, lương thiện của người dân lao động nghèo. Ông yêu quý và trân trọng họ bởi chính những điều bình dị, chân chất ấy.
Câu 1: Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu
- Quê quán, năm sinh: NDC (1822-1888) sinh ra huyện Bình Dương - tỉnh Gia Định nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
- Xuất thân: trong một gia đình nhà nho
- Sự nghiệp: Năm 1833, Nguyễn Đình Chiểu được cha đưa ra Huế ăn học. Năm 1849, ra Huế thi thì được tin mẹ mất. Ông trở về chịu tang mẹ. Năm 1859, giặc Pháp tràn vào sông Bến Nghé, Nguyễn Đình Chiểu về Cần Giuộc, rồi Bến Tre.
=> Cuộc đời của ông dù gặp phải nhiều sóng gió,thử thách nhưng ông luôn vượt qua mọi hoàn cảnh để sống có ý nghĩa và là một tấm gương sáng cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí, về lòng yêu nước.
Câu 2: Giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua 3 điểm về Lí tưởng đạo đức , Lòng yêu nước, thương dân và Sắc thái Nam Bộ độc đáo
- Chuẩn mực đạo đức , lễ nghĩa của đạo Nho (“Trang nam nhi phải trung với vua, hiếu thảo với cha mẹ, phụ nữ phải có tứ đức”)
- Ông sáng tác trong hoàn cảnh đất nước đau thương, giặc Pháp xâm lược, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ và ghi lại chân thực một thời đại đau thương của đất nước. Ông còn tố cáo tội ác xâm lăng gây bao thảm họa cho nhân dân.
- Người Nam Bộ mộc mạc, bình dị, tâm hồn nồng hậu, chất phác, phóng khoáng; nóng nảy, bộc trực nhưng lại rất đằm thắm, ân tình.
Câu 3: Tưởng nhân nghĩa:
1. Con người:
- Đối với Nguyễn Trãi: tư tưởng vì dân và an dân; trọng dân, biết ơn dân, lòng thương người, ở sự khoan dung độ lượng
- Đối với Nguyễn Đình Chiểu: đạo đức của nhân dân, là gốc rễ để trau dồi rèn dũa con người; gần gũi thực sự với nhân dân
2. Đất nước:
- Đối với Nguyễn Trãi: xây dựng một đất nước thái bình, bên trên vua thánh tôi hiền, bên dưới không còn tiếng giận oán sầu.
- Đối với Nguyễn Đình Chiểu: đạo lí truyền thống của dân tộc, trung hiếu với vua, đặc biệt ông còn đề cao chữ tiết hạnh.
Luyện tập
Câu 1: Các bạn có thể tham khảo dàn ý dưới đây để viết thành bài văn hoàn chỉnh:
-"Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu"
=> Khẳng định điểm cơ bản nhất trong tâm hồn của Nguyễn Đình Chiểu và trái tim giàu lòng yêu thương, luôn gắn bó cuộc đời, sự nghiệp văn học của mình. Chính điều ấy đã làm nên sự đặc biệt và sức sống bền bỉ cho các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
- Cuộc đời và sự nghiệp:
=> Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng về nhân cách, nghị lực, ý chí, về lòng yêu nước, thương dân và thái độ kiên trung, bất khuất trước kẻ thù.
Ông gửi gắm trong thơ của mình khao khát về một cuộc sống hạnh phúc, một xã hội ông băng và niềm tin vào bản chất tốt đẹp, lương thiện của người dân lao động nghèo. Ông yêu quý và trân trọng họ bởi chính những điều bình dị, chân chất ấy.