Soạn văn 11 ngắn nhất bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

Soạn bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận - ngữ văn 11 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Phân tích đề và lập dàn ý cho đề bài sau: Cảm nghĩ của em về giá trị hiện thực trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (Trích “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác).

Câu 2: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua một bài thơ Nôm (Bánh trôi nước hoặc Tự tình - Bài II)

II. Soạn bài siêu ngắn: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

Câu 1: Cảm nghĩ của em về giá trị hiện thực trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh

1. Phân tích đề

Đây là dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.

Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

Yêu cầu về hình thức: Đây là đề bài thuộc kiểu bài nghị luận văn học, phát biểu cảm nghĩ về giá trị hiện thực của văn bản. Dẫn chứng chủ yếu lấy trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

Yêu cầu về nội dung: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

   Bức tranh cụ thể sinh động về cuộc sống xa hoa nhưng thiếu sinh khí của những người trong phủ chúa Trịnh, tiêu biểu là thế tử Trịnh Cán.

   Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía cũng như dự cảm về sự suy tàn đang tới gần của triều Lê – Trịnh thế kỷ XVIII

2. Lập dàn ý

a. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả và đoạn trích.

- Cuộc sống giàu sang, xa hoa, phù phiếm đầy giả tạo của chúa Trịnh

- Khắc họa rõ nét chân dung ốm yếu đầy bệnh hoạn của Trịnh Cán, điển hình sự suy đồi của tập đoàn phong kiến Đàng Ngoài

b. Thân bài

Bức tranh hiện thực sinh động về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa:

- Quang cảnh nơi phủ chúa hiện thực lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần thâm nghiêm. Quang cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chút.

- Đồ đạc nhân gian chưa từng thấy

- Lầu son gác tía, rèm châu, hiên ngọc, sập vàng

+ Cùng với sự xa hoa trong quanh cảnh là cung cách sinh hoạt thượng lưu, quyền quý đầy kiểu cách.

Bức chân dung Trịnh Cán

 - Vây quanh cậu bé bao nhiêu là vật dụng (gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, sập, nến, đèn, hương hoa, màn trướng,…)

 - Người hầu hạ, cung tần, mĩ nữ đứng gần hoặc chực ở xa. Tất cả chỉ là cái bóng vật vờ, mờ ảo, thiếu sinh khí

Thái độ và dự cảm của tác giả:

- Phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả; đồng thời dự cảm được sự suy tàn đang tới gần của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVIII.

c. Kết bài: Khẳng định vấn đề

Câu 2: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương

1. Phân tích đề

Đây là dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.

Vấn đề cần nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương

Yêu cầu về hình thức: Đây là đề bài thuộc kiểu bài nghị luận văn học, phát biểu cảm nghĩ về giá trị hiện thực của văn bản. Dẫn chứng chủ yếu lấy trong bài thơ Bánh trôi nước (hoặc bài Tự tình II)

2. Lập dàn ý

a. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ Bánh trôi nước 
  • Cảm xúc của bản thân

b. Thân bài

  Ngôn ngữ dân tộc trong bài thơ Bánh trôi nước được thể hiện một cách tự nhiên, hài hòa, sinh động và góp phần bộc lộ cảm xúc của tác giả một cách chân thành, bình dị mà cũng không kém phần tinh tế:

  Vận dụng ý thơ trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ: những hình ảnh vừa quen, vừa lạ (bảy nổi ba chìm), mô típ "Thân em" quen thuộc trong ca dao vừa mang  sức gợi cũng ẩn chứa cảm xúc mãnh liệt của người phụ nữ.

  Sử sụng nhiều từ thuần Việt trong bài thơ: trắng, tròn, rắn, nát, nặn, tấm lòng, son => Hỉnh ảnh bình dị, gần gũi vừa cho thấy được sự giản dị trong tâm hồn nhưng đồng thời cũng chính là điểm làm nên nét đẹp trong thơ Hồ Xuân Hương.

  Ngôn ngữ thơ của Hồ Xuân Hương đã nâng cao khả năng biểu đạt của chữ Nôm trong sáng tạo văn học so với chữ Hán và cũng khẳng định vị thế của chữ Nôm trong văn học Trung đại - nền văn học mà chữ Hán gần như độc tôn.

Cảm nhận của bản thân

  Sự vận dụng sáng tạo những thi liệu quen thuộc trong văn học dân gian khiến cho thơ Hồ Xuân Hương mang đậm đà bản sắc dân tộc.

  Khẳng định được sự sáng tạo, tài năng và vị thế của Hồ Xuân Hương trong nền văn học trung đại nói chung và với riêng thơ Nôm

=> Hồ Xuân Hương được Xuân Diệu mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm 

c. Kết bài

III. Soạn bài ngắn nhất: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

Câu 1: Cảm nghĩ của em về giá trị hiện thực trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”

a. Phân tích đề: là dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận; Vấn đề cần nghị luận là Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích => Dẫn chứng chủ yếu lấy trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

Nội dung: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích (Bức tranh cụ thể sinh động về cuộc sống xa hoa nhưng thiếu sinh khí của những người trong phủ chúa Trịnh và Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía cũng như dự cảm về sự suy tàn đang tới gần của triều Lê)

b. Dàn ý

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả  và đoạn trích.

2. Thân bài: Cuộc sống giàu sang, xa hoa, phù phiếm đầy giả tạo của chúa Trịnh và Khắc họa rõ nét chân dung ốm yếu đầy bệnh hoạn của Trịnh Cán và thái độ tác giả

- Quang cảnh nơi phủ chúa hiện thực lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần thâm nghiêm. Quang cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chút. Đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Lầu son gác tía, rèm châu, hiên ngọc, sập vàng

=> Cùng với sự xa hoa trong quanh cảnh là cung cách sinh hoạt thượng lưu, quyền quý đầy kiểu cách.

- Bức chân dung Trịnh Cán (Vây quanh cậu bé bao nhiêu là vật dụng (gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, sập, nến, đèn, hương hoa, màn trướng,…)  Người hầu hạ, cung tần, mĩ nữ đứng gần hoặc chực ở xa. 

=> Tất cả chỉ là cái bóng vật vờ, mờ ảo, thiếu sinh khí

- Thái độ và dự cảm của tác giả: phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả; đồng thời dự cảm được sự suy tàn đang tới gần của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVII

3. Kết bài: Kết luận về nội dung

Câu 2:  Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương 

a. Phân tích đề: Vấn đề cần nghị luận là tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương; => Dẫn chứng chủ yếu lấy trong bài thơ Bánh trôi nước (hoặc bài Tự tình II)

b. Dàn ý

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ Bánh trôi nước  và Cảm xúc của bản thân

2. Thân bài: Các nội dung trong bài và tài năng sử dụng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương 

- Tài năng sử dụng ngôn ngữ: được Xuân Diệu mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm 

Vận dụng ý thơ trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ

Sử sụng nhiều từ thuần Việt trong bài thơ 

Ngôn ngữ thơ của nâng cao khả năng biểu đạt của chữ Nôm trong sáng tạo văn học so với chữ Hán 

=> Khẳng định vị thế của chữ Nôm trong văn học Trung đại - nền văn học mà chữ Hán gần như độc tôn

- Cảm nhận bản thân: vận dụng sáng tạo những thi liệu quen thuộc trong văn học dân gian

=> Khẳng định sự sáng tạo, tài năng và vị thế của Hồ Xuân Hương trong nền văn học trung đại nói chung và với riêng thơ Nôm

3. Kết bài: Khẳng định vấn đề

IV. Soạn bài cực ngắn: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

Câu 1: Cảm nghĩ của em về giá trị hiện thực trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”

Phân tích đề: 

Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

Yêu cầu về nội dung: Bức tranh cụ thể sinh động về cuộc sống xa hoa nhưng thiếu sinh khí của những người trong phủ chúa Trịnh và Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía cũng như dự cảm về sự suy tàn đang tới gần của triều Lê – Trịnh thế kỷ XVIII.

Dàn ý tham khảo

Mở bài: giới thiệu khái quát:

-  Tác giả 

- Nội dung đoạn trích

Thân bài: 

1. Quang cảnh nơi phủ chúa: 

Hiện thực lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần thâm nghiêm => sự uy quyền tột bậc của nhà chút. 

Đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Lầu son gác tía, rèm châu, hiên ngọc, sập vàng => Cùng với sự xa hoa trong quanh cảnh là cung cách sinh hoạt thượng lưu, quyền quý đầy kiểu cách.

2. Bức chân dung Trịnh Cán:

Vây quanh cậu bé bao nhiêu là vật dụng (gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, sập, nến, đèn, hương hoa, màn trướng,…)

Người hầu hạ, cung tần, mĩ nữ đứng gần hoặc chực ở xa.

=> Tất cả chỉ là cái bóng vật vờ, mờ ảo, thiếu sinh khí

3. Thái độ và dự cảm của tác giả: 

Phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác gỉa

=> Dự cảm được sự suy tàn đang tới gần của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVII

3. Kết bài: Kết luận về nội dung

Câu 2:  Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương 

a. Phân tích đề: 

Vấn đề cần nghị luận là tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương

Yêu cầu về nội dung: Ngôn ngữ dân tộc trong bài thơ Bánh trôi nước, tài năng Hồ Xuân Hương và Cảm nhận của bản thân

b. Dàn ý

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ Bánh trôi nước  và Cảm xúc của bản thân

Thân bài: 

1. Tài năng sử dụng ngôn ngữ: 

  • Được Xuân Diệu mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm 
  • Vận dụng ý thơ trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ
  • Sử sụng nhiều từ thuần Việt trong bài thơ 
  • Ngôn ngữ thơ của nâng cao khả năng biểu đạt của chữ Nôm trong sáng tạo văn học so với chữ Hán 

=> Khẳng định vị thế của chữ Nôm trong văn học Trung đại - nền văn học mà chữ Hán gần như độc tôn

2. Cảm nhận bản thân: 

Vận dụng sáng tạo những thi liệu quen thuộc trong văn học dân gian

=> Khẳng định sự sáng tạo, tài năng và vị thế của Hồ Xuân Hương trong nền văn học trung đại nói chung và với riêng thơ Nôm

3. Kết bài: Khẳng định vấn đề

Tìm kiếm google: soan van 11 ngan nhat, soan van 11 cuc ngan, soan van 11 sieu ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 11 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com