Soạn văn 11 ngắn nhất bài: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Soạn bài: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam - ngữ văn 11 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Ôn tập văn học trung đại Việt Nam cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

I. NỘI DUNG

Câu 1: Những biểu hiện của nội dung yêu nước qua các tác phẩm và đoạn trích:

Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ)

Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh)

Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

Vinh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)

Câu 2:  Theo anh/chị, vì sao có thể nói trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa? Hãy chỉ ra những biểu hiện phong phú, đa dạng của nội dung nhân đạo trong giai đoạn văn học này. Anh/chị hãy cho biết: Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX là gì? Hãy lựa chọn trong các vấn đề sau đây:

  • Đề cao truyền thống đạo lí.
  • Khẳng định quyền sống của con người
  • Khẳng định con người cá nhân

Qua tác phẩm Truyện Kiều, trích đoạn Chinh phụ ngâm, thơ Hồ Xuân Hương, trích đoạn Truyện Lục Vân Tiên, các bài thơ Bài ca ngất ngưởng, Thương vợ, khóc Dương Khuê, hãy làm sáng tỏ vấn đề mà anh/chị cho là cơ bản nhất.

Câu 3: Phân tích giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

Câu 4: Những giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu?

II. PHƯƠNG PHÁP

Câu 1:  Lập bảng thống kê về tác giả, tác phẩm văn học trung đại trong chương trình lớp 11

Câu 2: Lập bảng thống kê về tác giả, tác phẩm văn học trung đại trong chương trình lớp 11

Bài tập 2: (Trang 77 - SGK Ngữ văn 11 tập 1) Một trong những phương pháp văn học trung đại Việt nam phải nắm được đặc điểm của bộ phận văn học này để từ đó đi sâu vào tìm hiểu những tác phẩm, đoạn trích cụ thể. Văn học trung đại có những đặc điểm riêng về tư duy nghệ thuật, quan niệm thẩm mĩ, bút pháp nghệ thuật, thể loại văn học…

a. Anh/chị hãy chỉ ra những yếu tố mang tính quy phạm và sự sáng tạo của tính quy phạm ở bài Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến).

b. Hãy chỉ ra một số điển tích, điển cố trong các trích đoạn Truyện Lục Vân Tiên, Bài ca ngắn đi trên bãi cát, Bài ca ngất ngưởng mà anh/chị đã học, đồng thời phân tích cái hay của việc sử dụng những điển tích, điển cố đó.

c. Bút pháp tượng trưng được thể hiện như thế nào trong Bài ca ngắn đi trên cát của Cao Bá Quát.

d.

• Hãy nêu một số tác phẩm văn học trung đại mà tên thể loại gắn liền với tác phẩm.

• Đặc điểm về hình thức nghệ thuật của thơ Đường luật? Tính chất đó được thể hiện như thế nào trong bài thơ thất ngôn bát cú? Tác dụng nghệ thuật đối trong thơ Đường luật?

• Nêu những đặc điểm của thể loại văn tế. Đặc điểm đó được thể hiện như thế nào ở Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?

• Nêu những đặc điểm của thể hát nói. Đặc điểm đó được thể hiện như thế nào ở Bài ca ngất ngưởng?

II. Soạn bài siêu ngắn: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

I. NỘI DUNG

Câu 1: Biểu hiện của tư tưởng yêu nước:

  • Yêu nước gắn với  lí tưởng trung quân ái quốc.
  • Tự hào về truyền thống của dân tộc.
  • Yêu con người, yêu ngôn ngữ dân tộc.
  • Căm thù giặc, quyết tâm đánh giặc cứu nước

Điểm mới trong từng nội dung qua các t/p và đoạn trích:

  • Nội dung yêu nước: mang âm hưởng bi tráng trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu - vì nó phản ánh một thời khổ nhục nhưng vĩ đại.
  • Tư tưởng canh tân đất nước: Đề cao vai trò của luật pháp - nhà nước pháp quyền: Xin lập khoa luật của Nguyền Trường Tộ.
  • Vai trò của người trí thức - bậc hiền tài đối với sự phát triển của đất nước: Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm.
  • Bộc lộ trực tiếp thái độ phê phán chế độ phong kiến, chế độ khoa cử: Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương.

Câu 2: Chủ nghĩa nhân đạo giai đoạn từ TK XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa bởi:

  Các tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện nhiều và đạt được thành tựu to lớn về nội dung và nghệ thuật

  Các tác phẩm như: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ của Hồ Xuân Hương ...

Những nội dung nhân đạo chủ yếu thể hiện trong giai đoạn này là

  Thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người.

  Khẳng định và đề cao tài năng, nhân phẩm.

  Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.

  Đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc.

Cảm hứng nhân đạo trong giai đoạn này cũng có những biểu hiện mới :

  Văn học hướng vào quyền sống của con người, nhất là con người trần thế, ý thức cá nhân đậm nét hơn(quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân….)

  Văn học giai đoạn này đã xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa

Cụ thể qua từng tác phẩm:

Câu 3: Giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

Lập dàn ý tham khảo

a. Mở bài

• Giới thiệu khái quát về tác giả và đoạn trích.

• Cuộc sống giàu sang, xa hoa, phù phiếm đầy giả tạo của chúa Trịnh

• Khắc họa rõ nét chân dung ốm yếu đầy bệnh hoạn của Trịnh Cán, điển hình sự suy đồi của tập đoàn phong kiến Đàng Ngoài

b. Thân bài

• Bức tranh hiện thực sinh động về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa:

  • Quang cảnh nơi phủ chúa hiện thực lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần thâm nghiêm. Quang cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chút.
  • Đồ đạc nhân gian chưa từng thấy
  • Lầu son gác tía, rèm châu, hiên ngọc, sập vàng

Cùng với sự xa hoa trong quanh cảnh là cung cách sinh hoạt thượng lưu, quyền quý đầy kiểu cách.

Bức chân dung Trịnh Cán

  • Vây quanh cậu bé bao nhiêu là vật dụng (gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, sập, nến, đèn, hương hoa, màn trướng,…)
  • Người hầu hạ, cung tần, mĩ nữ đứng gần hoặc chực ở xa. Tất cả chỉ là cái bóng vật vờ, mờ ảo, thiếu sinh khí
  • Thái độ và dự cảm của tác giả: phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả; đồng thời dự cảm được sự suy tàn đang tới gần của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVIII.

c. Kết bài: Khẳng định vấn đề

Câu 4: Giá trị nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

  Đề cao đạo đức, nhân nghĩa qua (Truyện Lục Vân Tiên)

  Lòng yêu nước thương dân (Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Giá trị nghệ thuật: 

   Đóng góp nổi bật nhất là tính chất đạo đức – trữ tình

  Màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật.

II. PHƯƠNG PHÁP

Câu 1: Lập bảng thống kê về tác giả, tác phẩm văn học trung đại trong chương trình lớp 11

Câu 2: a. Những yếu tố mang tính quy phạm và sự sáng tạo trong tính quy phạm ở bài "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến: 

Tính quy phạm:

• Thi đề: đề tài mùa thu (Đề tài cổ)

• Thi liệu: Sử dụng hình ảnh thơ quen thuộc thường thấy trong thơ cổ (Trời thu, nước thu, lá thu)

• Bút pháp: Lấy động tả tĩnh

• Thể loại: Thất ngôn bát cú luật Đường

Sự sáng tạo trong tính quy phạm:

• Hình ảnh: Ao thu, thuyền câu, ngõ trúc...

• Từ ngữ: Sử dụng từ láy vừa tạo hình vừa gợi cảm: Lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng... kết hợp với những từ chỉ mức độ: Hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, xanh ngắt, vắng teo...

• Vần eo gợi cảm  giác thu nhỏ về diện tích

• Sự hoà phối màu sắc: Màu xanh của nước, trời, ngõ trúc, màu vàng của lá rất dân dã, mang đậm hồn quê

b. Một số điển tích, điển cố trong Bài ca ngất ngưởng

Ngôn ngữ thơ trở nên hàm súc, cô đọng, giàu tính hình tượng, tính biểu cảm, thể hiện được rõ nhất tài năng bản lĩnh hơn người , cùng triết lí sống của Nguyễn Công Trứ

c. Bút pháp tượng trưng được thể hiện trong Bài ca ngắn đi trên cát của Cao Bá Quát

Hình ảnh bãi cát dài, hình ảnh đường cùng, tượng trưng cho cuộc sống đầy khó khăn gian khổ

Đường đời không hề bằng phảng mà lắm chông gai; cuộc đời khó khăn, bế tắc, ngột ngạt

d.  Một số tác phẩm thể loại gắn liền với tên tác phẩm là

• Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (văn tế).

• Bài ca ngất ngưởng (hát nói).

• Chiếu dời đô (chiếu).

• Bình Ngô đại cáo (cáo).

• Hịch tướng sĩ (hịch).

• Hoàng lê nhất thống chí (chí).

• Thượng kinh kí sự (kí sự).

• Vũ trung tùy bút (tùy bút).

III. Soạn bài ngắn nhất: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

I. NỘI DUNG

Câu 1: Những biểu hiện của nội dung yêu nước qua các tác phẩm và đoạn trích:

  Yêu nước gắn với  lí tưởng trung quân ái quốc, niềm tự hào về truyền thống của dân tộc. Yêu con người, yêu ngôn ngữ dân tộc và lòng căm thù giặc, quyết tâm đánh giặc cứu nước. 

  Điểm mới trong từng nội dung qua các t/p và đoạn trích: mang âm hưởng bi tráng, đề cao vai trò của luật pháp - nhà nước pháp quyền và vai trò của người trí thức - bậc hiền tài đối với sự phát triển của đất nước. Bộc lộ trực tiếp thái độ phê phán chế độ phong kiến, chế độ khoa cử

Câu 2: Chủ nghĩa nhân đạo giai đoạn từ TK XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa các tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện nhiều và đạt được thành tựu to lớn về nội dung và nghệ thuật.

  Những nội dung nhân đạo: Thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người. Khẳng định và đề cao tài năng, nhân phẩm. Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người. Đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc.

Cảm hứng nhân đạo trong giai đoạn này cũng có những biểu hiện mới: hướng vào quyền sống của con người, nhất là con người trần thế, xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa

Cụ thể qua từng tác phẩm:

  Tự tình: Con người ý thức về bi kịch duyên phận, khát vọng hạnh phúc cá nhân

  Thương vợ: cảm thông, trân trọng những vất vả, hi sinh của người vợ

  Bài ca ngất ngưởng: ý thức về tài năng, bản lĩnh, sở thích cá nhân

  Khóc Duyên Khuê: Tình bạn cá nhân rất đời thường, thắm thiết giữa 2 người bạn

  Lẽ ghét thương: Tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liết xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu sắc

Câu 3: giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

Dàn ý

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả  và đoạn trích.

2. Thân bài: Cuộc sống giàu sang, xa hoa, phù phiếm đầy giả tạo của chúa Trịnh và Khắc họa rõ nét chân dung ốm yếu đầy bệnh hoạn của Trịnh Cán và thái độ tác giả

- Quang cảnh nơi phủ chúa hiện thực lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần thâm nghiêm. Quang cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chút. Đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Lầu son gác tía, rèm châu, hiên ngọc, sập vàng

=> Cùng với sự xa hoa trong quanh cảnh là cung cách sinh hoạt thượng lưu, quyền quý đầy kiểu cách.

- Bức chân dung Trịnh Cán (Vây quanh cậu bé bao nhiêu là vật dụng (gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, sập, nến, đèn, hương hoa, màn trướng,…)  Người hầu hạ, cung tần, mĩ nữ đứng gần hoặc chực ở xa. 

=> Tất cả chỉ là cái bóng vật vờ, mờ ảo, thiếu sinh khí

- Thái độ và dự cảm của tác giả: phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả; đồng thời dự cảm được sự suy tàn đang tới gần của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVII

3. Kết bài: Kết luận về nội dung

Câu 4: Giá trị nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Đề cao đạo đức, nhân nghĩa qua Truyện Lục Vân Tiên và lòng yêu nước thương dân qua Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Giá trị nghệ thuật: đóng góp nổi bật nhất là tính chất đạo đức – trữ tình và mang màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật.

II. PHƯƠNG PHÁP

Câu 1: Lập bảng thống kê về tác giả, tác phẩm văn học trung đại trong chương trình lớp 11

Câu 2: a. Những yếu tố mang tính quy phạm và sự sáng tạo trong tính quy phạm ở bài "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến là tính quy phạm qua thi đề, thi liệu, bút phát, thể loại và sự sáng tạo trong tính quy phạm qua hình ảnh, từ ngữ, vần eo, sự hòa phối màu sắc.

b. Một số điển tích, điển cố trong Bài ca ngất ngưởng: ngôn ngữ thơ trở nên hàm súc, cô đọng, giàu tính hình tượng, tính biểu cảm, thể hiện được rõ nhất tài năng bản lĩnh hơn người , cùng triết lí sống của Nguyễn Công Trứ

c. Bút pháp tượng trưng được thể hiện trong Bài ca ngắn đi trên cát của Cao Bá Quát: Hình ảnh bãi cát dài, hình ảnh đường cùng, tượng trưng cho cuộc sống đầy khó khăn gian khổ; đường đời không hề bằng phảng mà lắm chông gai; cuộc đời khó khăn, bế tắc, ngột ngạt

d.  Một số tác phẩm thể loại gắn liền với tên tác phẩm là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (văn tế); Bài ca ngất ngưởng (hát nói); Chiếu dời đô (chiếu); Bình Ngô đại cáo (cáo); Hịch tướng sĩ (hịch); Hoàng lê nhất thống chí (chí); Thượng kinh kí sự (kí sự); Vũ trung tùy bút (tùy bút).

IV. Soạn bài cực ngắn: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

I. NỘI DUNG

Câu 1: Biểu hiện của tư tưởng yêu nước thể hiện qua tình yêu nước, ái quốc, tự hào về truyền thống, con người và câm thù giặc.

Điểm mới trong từng nội dung:

1. Mang âm hưởng bi tráng => thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

2. Vai trò của luật pháp => Xin lập khoa luật của Nguyền Trường Tộ.

3. Vai trò của người trí thức  => Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm

4. Thái độ phê phán chế độ phong kiến, chế độ khoa cử => Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương

Câu 2: Các phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện nhiều và đạt được thành tựu to lớn về nội dung và nghệ thuật với nội dung về 

  • Bi kịch và khát vọng của con người, đề cao tài năng, nhân phẩm. 
  • Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người. Đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc.

Cụ thể qua từng tác phẩm:

1. Con người ý thức về bi kịch duyên phận, khát vọng hạnh phúc cá nhân => Tự tình

2. Cảm thông, trân trọng những vất vả, hi sinh của người vợ => Thương vợ

3. Ý thức về tài năng, bản lĩnh, sở thích cá nhân => Bài ca ngất ngưởng:

4. Tình bạn cá nhân rất đời thường, thắm thiết giữa 2 người bạn => Khóc Duyên Khuê

5. Tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liết xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu sắc => Khóc Duyên Khuê

Câu 3: Giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

Dàn ý tham khảo

Mở bài: giới thiệu khái quát:

-  tác giả 

- nội dung đoạn trích

Thân bài: 

1. Quang cảnh nơi phủ chúa: 

Hiện thực lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần thâm nghiêm => sự uy quyền tột bậc của nhà chút. 

Đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Lầu son gác tía, rèm châu, hiên ngọc, sập vàng => Cùng với sự xa hoa trong quanh cảnh là cung cách sinh hoạt thượng lưu, quyền quý đầy kiểu cách.

2. Bức chân dung Trịnh Cán:

Vây quanh cậu bé bao nhiêu là vật dụng (gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, sập, nến, đèn, hương hoa, màn trướng,…)

Người hầu hạ, cung tần, mĩ nữ đứng gần hoặc chực ở xa.

=> Tất cả chỉ là cái bóng vật vờ, mờ ảo, thiếu sinh khí

3. Thái độ và dự cảm của tác giả: 

Phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác gỉa

=> Dự cảm được sự suy tàn đang tới gần của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVII

Kết bài: Kết luận về nội dung

Câu 4: Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

1. Truyện Lục Vân Tiên => Đề cao đạo đức, nhân nghĩa

2. Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc => Lòng yêu nước thương dân

Nghệ thuật: đóng góp nổi bật nhất là tính chất đạo đức – trữ tình và mang màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật.

. II. PHƯƠNG PHÁP

Câu 1: Lập bảng thống kê về tác giả, tác phẩm văn học trung đại trong chương trình lớp 11

Câu 2: a. Tình quy phạm và sự sáng tạo trong tính quy phạm 

1. Tính quy phạm => Thi đề, thi liệu, bút pháp, thể loại

2. Sự sáng tạo trong tính quy phạm => Hình ảnh, từ ngữ, vần eo, sự phối màu sắc

b. Một số điển tích, điển cố trong Bài ca ngất ngưởng: 

- Ngôn ngữ thơ trở nên hàm súc, cô đọng, giàu tính hình tượng, 

- Tính biểu cảm, thể hiện được rõ nhất tài năng bản lĩnh hơn người , cùng triết lí sống của Nguyễn Công Trứ

c. Bút pháp tượng trưng được thể hiện trong Bài ca ngắn đi trên cát của Cao Bá Quát: Hình ảnh bãi cát dài, hình ảnh đường cùng => cho cuộc sống đầy khó khăn gian khổ; đường đời không hề bằng phảng mà lắm chông gai; cuộc đời khó khăn, bế tắc, ngột ngạt

d.  Một số tác phẩm thể loại gắn liền với tên tác phẩm là 

- Văn tế => Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 

- Chiếu => Chiếu dời đô 

- Hát nói => Bài ca ngất ngưởng 

-  Cáo => Bài ca ngất ngưởng 

- Chí => Hoàng lê nhất thống chí 

- Kí sự => Thượng kinh kí sự 

- Vũ trung tùy bút  => Vũ trung tùy bút 

Tìm kiếm google: soan van 11 cuc ngan, soạn văn 11 siêu ngắn, soạn văn 11 bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Xem thêm các môn học

Soạn văn 11 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com