Soạn văn 11 ngắn nhất bài: Chí phèo

Soạn bài: Chí phèo - ngữ văn 11 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Chí phèo cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1:  Tiểu sử và con người Nam Cao có những đặc điểm gì giúp ta hiểu hơn về sự nghiệp văn học của ông?

Câu 2: Những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao?

Câu 3: Viết về người trí thức nghèo và người nông dân cùng khổ, Nam Cao thường trăn trở day dứt nhất về vấn đề gì?

Câu 4: Nêu những nét chính của phong cách nghệ thuật của Nam Cao.

II. Soạn bài siêu ngắn: Chí phèo

Câu 1: Tiểu sử và con người Nam Cao:

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn

Cuộc đời:

  Xuất thân trong gia đình nông dân và là một tri thức nghèo cuộc sống chật vật khó khăn

  Học hết bậc Thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn kiếm sống và bắt đầu sáng tác. Sau hơn ba năm vì đau ốm ông phải trở về quê.

  Sau đó ông dạy học ở một trường tư thục ở ngoại ô Hà Nội. 

  Nhưng cuộc đời giáo khổ trường tư cũng không yên: quân Nhật vào Đông Dương, trường đóng cửa, ông phải sống chật vật, lay lắt bằng nghề viết văn và gia  sư.

  Tháng 11 – 1951, trên đường vào công tác ở vùng sau lưng địch liên khu III, ông bị giặc Pháp phục kích và sát hại.

Sự nghiệp:

  Con người Nam Cao nhìn bề ngoài có vẻ vụng về ít nói nhưng đời sống nội tâm lại phong phú, luôn sôi sục, có khi căng thẳng

  Gía trị to lớn nhất của sáng tác Nam Cao, nhất là những tác phẩm viết về người trí thức nghèo, gắn liền với cuộc đấu tranh bản thân trung thực, âm thầm mà  quyết liệt trong suốt cuộc đời cầm bút của ông.

  Nam Cao là người có tấm lòng thật đôn hậu, chan chứa yêu thương. 

  Ông gắn bó sâu nặng, giàu ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức khinh biệt trong xã hội cũ. 

Câu 2: Những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao:

  Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề “sống và viết”, rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình

Khi mới cầm bút:

  Nam Cao chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời

  Nhưng ông nhận ra thứ văn chương đó rất xa lạ với đời sống lầm than của nhân dân lao động 

  Ông đã đoạn tuyệt với nó để đến với con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa

  Ông đòi hỏi nhà văn phải có lương tâm, phải có nhân cách xứng đáng với nghề nghiệp của mình.

Sau cách mạng tháng 8: 

  Nam Cao tích cực tham gia kháng chiến, lợi ích của dân tộc là trên hết.

  Tuy ấp ủ hoài bão sáng tác nhưng ông vẫn tận tụy trong mọi công tác phục vụ kháng chiến với quan niệm “sống đã rồi hãy viết”.

Câu 3: Nam Cao thường trăn trở day dứt nhất về vấn đề:

Sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tâp trung chủ yếu vào hai để tài chính: Người tri thức nghèo và người nông dân nghèo

Về người trí thức nghèo:

  Những trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sống và nhân phẩm, có hoài bão, có tâm huyết và tài năng.

  Họ muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao quý, nhưng lại bị gánh nặng cơm áo gạo tiền và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho “chết mòn”.

Về người nông dân:

  Gia tài đồ sộ viết về cuộc sống tối tăm, số phận bi thảm của người nông dân, tiêu biểu là các tác phẩm: Chí Phèo, Lão Hạc, Dì Hảo, Lang Rận, Một bữa no,…

  Dựng lên một bức tranh chân thực vể nông thôn Việt Nam nghèo xơ xác trên con đường phá sản, bần cùng, hết sức thê thảm những năm 1940 – 1945

  Ông chú ý tới những con người thấp cổ bé họng, những số phận bi thảm

  Đi sâu vào tình cảnh, số phận của những con người bị đọa đầy vào cảnh nghèo đói, cùng đường bị hắt hủi

=> Sáng tác của Nam Cao luôn chứa đựng nội dung triết học sâu sắc, có khả năng khái quát những quy luật đời sống như vật chất, ý thức, hoàn cảnh và con người, môi trường và tính cách.

Câu 4: Những nét chính của phong cách nghệ thuật của Nam Cao.

  Nam Cao là nhà văn có phong cách độc đáo về thể loại văn xuôi

  Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người, luôn có hứng thú khám phá “con người trong con người”.

  Luôn đề cao tư tưởng, đặc biệt chú ý tới hoạt động bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những hành động bên ngoài.

  Có khuynh hướng đi vào nội tâm, đi sâu vào thế giới tinh thần của con người.

  Biệt tài diễn tả, phân tích tâm lý nhân vật.

  Có giọng điệu riêng: buồn thươg chua chát, dửng dưcâung lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương,.

=> Sáng tác của Nam Cao đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử lại càng sáng ngời

III. Soạn bài ngắn nhất: Chí phèo

Câu 1: Nam Cao xuất thân trong gia đình nông dân và là một tri thức nghèo cuộc sống chật vật khó khăn. Học hết bậc Thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn kiếm sống và bắt đầu sáng tác. Sau hơn ba năm vì đau ốm ông phải trở về quê. Sau đó ông dạy học ở một trường tư thục ở ngoại ô Hà Nội. Đầu năm 1943, ông tham gia nhóm văn hóa cứu quốc ở Hà Nội. Tháng 11 – 1951, trên đường vào công tác ở vùng sau lưng địch liên khu III, ông bị giặc Pháp phục kích và sát hại.

Con người Nam Cao nhìn bề ngoài có vẻ vụng về ít nói (ông tự giễu mình là “cái mặt không chơi được”), nhưng đời sống nội tâm lại phong phú, luôn sôi sục, có khi căng thẳng. Nam Cao là người có tấm lòng thật đôn hậu, chan chứa yêu thương. Ông gắn bó sâu nặng, giàu ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức khinh biệt trong xã hội cũ.

Câu 2: Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề “sống và viết”, rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Khi mới cầm bút, Nam Cao chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời nhưng ông nhận ra thứ văn chương đó rất xa lạ với đời sống lầm than của nhân dân lao động 

=> Ông đoạn tuyệt với nó để đến với con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa

Sau cách mạng tháng 8, Nam Cao tích cực tham gia kháng chiến, lợi ích của dân tộc là trên hết. Tuy ấp ủ hoài bão sáng tác nhưng ông vẫn tận tụy trong mọi công tác phục vụ kháng chiến với quan niệm “sống đã rồi hãy viết”.

Câu 3: Nam Cao đã miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội cũ, đặt ra những vấn đề có tầm triết luận sâu sắc, có ý nghĩa rất lớn vượt ra khỏi phạm vi đề tài. Họ là những trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sống và nhân phẩm, có hoài bão, có tâm huyết và tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao quý, nhưng lại bị gánh nặng cơm áo gạo tiền và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho “chết mòn”.

Không chỉ thành công trong sáng tác về tri thức, Nam Cao còn là cây bút xuất sắc khi viết về người nông dân. Ông để lại một gia tài đồ sộ viết về cuộc sống tối tăm, số phận bi thảm của người nông dân. Nam Cao đã dựng lên một bức tranh chân thực vể nông thôn Việt Nam nghèo xơ xác trên con đường phá sản, bần cùng, hết sức thê thảm những năm 1940 – 1945. Ông chú ý tới những con người thấp cổ bé họng, những số phận bi thảm. Họ càng hiền lành nhẫn nhục thì càng bị trà đạp tàn nhẫn, phũ phàng.

Câu 4: Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nam Cao là nhà văn có phong cách độc đáo. Nam Cao đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người, luôn có hứng thú khám phá “con người trong con người” dù là viết về người nông dân hay trí thức. Nam Cao có khuynh hướng đi vào nội tâm, đi sâu vào thế giới tinh thần của con người. Ông là nhà văn có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lý nhân vật. 

Nam Cao là nhà văn có giọng điệu riêng: buồn thươg chua chát, dửng dưcâung lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương,.. Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Sáng tác của Nam Cao đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử lại càng sáng ngời.

IV. Soạn bài cực ngắn: Chí phèo

Câu 1:  Tiểu sử và con người Nam Cao giúp ta hiểu hơn về sự nghiệp văn học của ông:

- Xuất thân nông dân và là một tri thức nghèo cuộc sống chật vật khó khăn.

- Ông tham gia chiến đấu: Đầu năm 1943, ông tham gia nhóm văn hóa cứu quốc ở Hà Nội …. tháng 11 – 1951, trên đường vào công tác ở vùng sau lưng địch liên khu III, ông bị giặc Pháp phục kích và sát hại.

 - Sự nghiệp luôn gắn liền với người nông dân, , giàu ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức khinh biệt trong xã hội cũ. => người có tấm lòng thật đôn hậu, chan chứa yêu thương

Câu 2: Nam Cao rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình, trong quan niệm của Nam Cao tư tưởng nhân đạo là yêu cầu tất yếu đối với một tác phẩm hay, một tác phẩm có giá trị. Ông đòi hỏi nhà văn phải có lương tâm, phải có nhân cách xứng đáng với nghề nghiệp của mình.

=> Trước Cách mạng ông viết về nhân dân lao động. Sau Cách mạng, Nam Cao tích cực tham gia kháng chiến, sắn sàng hy sinh thứ nghệ thuật cao siêu của, tận tụy trong mọi công tác phục vụ kháng chiến với quan niệm “sống đã rồi hãy viết”.

Câu 3: Viết về người trí thức nghèo và người nông dân cùng khổ, Nam Cao thường trăn trở day dứt nhất về vấn đề:

  Tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội cũ.

  Đặt ra những vấn đề có tầm triết luận sâu sắc, có ý nghĩa rất lớn vượt ra khỏi phạm vi đề tài.

  Nam Cao đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đã hủy hoại nhân tính con người – những con người vốn có bản tính hiền lành.

=> luôn trăn trở về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh trọng đối với con người, day dứt đến mức đau đớn trước tình trạng xã hội vô  nhân đạo.

 Câu 4: Những nét chính của phong cách nghệ thuật của Nam Cao

- Tư tưởng: khuynh hướng đi vào nội tâm, đi sâu vào thế giới tinh thần của con người, luôn có hứng thú khám phá “con người trong con người”

- Giọng điệu: buồn thươg chua chát, dửng dưcâung lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương,

- Phân tích tâm lí nhân vật

- Nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn

Tìm kiếm google: soan van 11 cuc ngan, soạn văn 11 siêu ngắn, soạn văn 11 bài Chí phèo

Xem thêm các môn học

Soạn văn 11 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com