Soạn văn 11 ngắn nhất bài: Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận so sánh - ngữ văn 11 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Luyện tập thao tác lập luận so sánh cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Tâm trạng của nhân vật trữ tình (khi về thăm quê) trong hai bài thơ dưới đây

Khi đi trẻ lúc về già

Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

                           (Hạ Tri Chương,Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê)

Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi

Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai

Nền nhà nay dựng cơ quan mới

Chẳng nhẽ thăm quê lại hỏi người?

                              (Chế Lan Viên, Trở lại An Nhơn)

Câu 2: Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.

Câu 3: So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ Tự Tình và Chiều hôm nhớ nhà.

Câu 4: Tự chọn một đề tài (một danh ngôn hoặc một thành ngữ, tục ngữ có nội dung so sánh chẳng hạn: một kho vàng không bằng một nang chữ) để viết đoạn văn so sánh. 

II. Soạn bài siêu ngắn: Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Câu 1: Tâm trạng của nhân vật trữ tình (khi về thăm quê) trong hai bài thơ

Qua hai bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương và bài thơ trở lại An Nhơn của Chế Lan Viên ta có thể thấy tình cảm của tác giả dành cho quê hương vô cùng lớn. Cả hai giống nhau ở chỗ đi từ khi trẻ và trở về khi tuổi đã cao, và cả hai con người ấy bỗng trở thành người xa lạ chính nơi mình đã sinh ra Hạ Tri Chương đón nhận câu hỏi " Khách ở nơi nào lại chơi?" vì không ai nhận ra Hạ Tri Chương là người cùng quê cả. Còn với Chế Lan Viên thì hỏi mình " chẳng nhẽ thăm quê lại hỏi người" vì chiến tranh quê đã khác, cảnh cũ người xưa đâu còn. Cảnh vật không đổi thay nhưng con người đã thay đổi. Ở cả hai bài này tác giả đều diễn tả điều đó, cả hai bài là nỗi niềm của tác giả, trong bài thứ nhất cũng là bài nói về hình ảnh người trẻ và người già đã gắn bó với nơi đây nhưng những sự ra đi đó đã làm cho tác giả trở lại và không có ai thân thiết.

Câu 2: Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả

Mùa xuân và mùa thu là hình ảnh ẩn dụ: ban đầu là lúc đơm hoa, cùng với thời gian sẽ thu hoạch quả ngọt.

=> Chuyện học hành cũng vậy: 

Không phải bỗng nhiên ta giỏi , bỗng nhiên ta thành công có vốn kiến thức mà cùng với thời gian tích lũy kiến thức

Cái quan trọng là ở đây chính là thời gian, là sự tích lũy về chất lẫn về lượng để đến khi đủ về lượng sẽ nhảy vọt lên thay đổi về chất

Câu 3: So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ bà Huyện Thanh Quan:

  Đều là thể loại thơ thất ngôn bát cú, tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối

  Đều là những dòng tâm trạng, những nỗi niềm của nhân vật trữ tình, nhẹ nhàng mà sâu lắng

  Giữa hai bài thơ có sự khác nhau về ngôn ngữ, cách dùng từ:

  Bài thơ của Hồ Xuân Hương dùng nhiều từ ngữ trong ngôn ngữ hàng ngày

  Bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại dùng rất nhiều từ Hán Việt

=> Bài thơ của Hồ Xuân Hương có phong cách, có xu hướng gần gũi với đám đông hơn. Trong khi đó bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan thì nhã nhặn, đài các, sang trọng

Câu 4: Câu tục ngữ " cho bạc cho tiền không bằng cho nghiên cho bút" 

Bài viết tham khảo

Ở đây nói về tầm quan trọng của chữ nghĩa, nó tạo nên những cái đặc biệt đối tượng so sánh ở đây là bạc, là tiền  được so sánh với nghiên, với bút. Bạc, tiền là những thứ quý giá, có giá trị lớn được so sánh với nghiên, với bút - những thứ gợi cho con người dễ dàng hình dung được đó là tri thức, là học vấn. Bạc, tiền là những thứ quý giá về vật chất và cũng có thể kiếm được, còn nghiên, bút là những thứ thiên về tinh thần. Câu tục ngữ này, với hàm ý đề cao tầm quan trọng của việc học, của chữ nghĩa của việc xây dựng nên nhân cách, vốn hiểu biết của con người. Xã hội muốn phát triển được cần phải có những con người tài giỏi, con người có vốn hiểu biết. Chính vì thế nuôi con ăn học nên người sẽ tốt hơn là cho con cái tiền bạc, bởi vì miệng ăn thì núi lở có cho bao nhiêu bạc tiền thì cũng không đủ. Câu tục ngữ này càng đúng hơn với nền văn minh trí tuệ  ngày nay. 

III. Soạn bài ngắn nhất: Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Câu 1: Tâm trạng của nhân vật trữ tình

Giống nhau: 

  Tình cảm của tác giả dành cho quê hương vô cùng lớn.

  Đi từ khi trẻ và trở về khi tuổi đã cao

  Cảnh vật không đổi thay nhưng con người đã thay đổi

Khác nhau:

  Hạ Tri Chương đón nhận câu hỏi " Khách ở nơi nào lại chơi?" vì không ai nhận ra Hạ Tri Chương là người cùng quê cả. 

  Còn với Chế Lan Viên thì hỏi mình " chẳng nhẽ thăm quê lại hỏi người" vì chiến tranh quê đã khác, cảnh cũ người xưa đâu còn

Câu 2: Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.

Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả. Trong câu văn này, mùa xuân và mùa thu là hình ảnh ẩn dụ. Mùa xuân, mùa thu ở đây là chỉ các giai đoạn khác nhau: ban đầu là lúc đơm hoa, cùng với thời gian sẽ thu hoạch quả ngọt. Chuyện học hành cũng vậy. Nó không phải bỗng nhiên ta giỏi , bỗng nhiên ta thành công có vốn kiến thức mà cùng với thời gian tích lũy kiến thức, người học rồi sẽ tiến bộ dần và đi đến thành công. Cái quan trọng là ở đây chính là thời gian, là sự tích lũy về chất lẫn về lượng để đến khi đủ về lượng sẽ nhảy vọt lên thay đổi về chất.  Đây là một câu so sánh để ta thêm kiên nhẫn trên con đường học tập và rèn luyện của mình, ta có thêm niềm tin để cố gắng phấn đấu từng ngày một.

Câu 3: So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ Tự Tình và Chiều hôm nhớ nhà

Hai bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương và Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan đều là thể loại thơ thất ngôn bát cú, tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối. Cả hai bài đều là những dòng tâm trạng, những nỗi niềm của nhân vật trữ tình, nhẹ nhàng mà sâu lắng. Tuy nhiên, giữa hai bài thơ có sự khác nhau về ngôn ngữ, cách dùng từ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương dùng nhiều từ ngữ trong ngôn ngữ hàng ngày. Trong bài chỉ có một câu nhiều từ Hán Việt là: Tài tử văn nhân ai đó tá?. Trong khi bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại dùng rất nhiều từ Hán Việt. Thơ của Hồ Xuân Hương có xu hướng gần gũi đám đông, thơ của Bà Huyện Thanh Quan thì nhã nhặn, đài các, sang trọng.

Câu 4: Câu tục ngữ " cho bạc cho tiền không bằng cho nghiên cho bút" 

Bài viết tham khảo

Câu tục ngữ "cho bạc cho tiền không bằng cho nghiên cho bút" đề cao tầm quan trọng của việc học, của chữ nghĩa của việc xây dựng nên nhân cách, vốn hiểu biết của con người.  đây nói về tầm quan trọng của chữ nghĩa, nó tạo nên những cái đặc biệt đối tượng so sánh ở đây là bạc, là tiền  được so sánh với nghiên, với bút. Bạc, tiền là những thứ quý giá, có giá trị lớn được so sánh với nghiên, với bút - những thứ gợi cho con người dễ dàng hình dung được đó là tri thức, là học vấn. Bạc, tiền là những thứ quý giá về vật chất và cũng có thể kiếm được, còn nghiên, bút là những thứ thiên về tinh thần. Xã hội muốn phát triển được cần phải có những con người tài giỏi, con người có vốn hiểu biết.

IV. Soạn bài cực ngắn: Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Câu 1: Tâm trạng của nhân vật trữ tình

- Hạ Tri Chương: đón nhận câu hỏi " Khách ở nơi nào lại chơi?" vì không ai nhận ra 

- Chế Lan Viên: Chế Lan Viên thì hỏi mình " chẳng nhẽ thăm quê lại hỏi người" vì chiến tranh quê đã khác, cảnh cũ người xưa đâu còn

=> Nỗi niềm của tác giả, sự yêu mến đối với quê hương của tác giả không hề thay đổi, về thăm lại quê hương mà làm cho tác giả nhớ lại những quãng thời gian đẹp của mình.

Câu 2: Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả

=> Học hành giống trồng cây, phải có thời gian tích lũy kiến thức, kiên nhẫn trên con đường học tập và rèn luyện của mình, thêm niềm tin để cố gắng phấn đấu từng ngày một

Câu 3: Hai bài thơ Tự Tình và Chiều hôm nhớ nhà là hai tâm trạng của hai con người về những nỗi niềm riêng, chứa đựng những tình cảm sâu sắc của họ. Với phong cách sử dụng ngôn ngữ hay và độc đáo cả hai bài thơ đều là những bài thơ hay, độc đáo và nói lên được tâm trạng của biết bao con người. 

- Hồ Xuân Hương: dùng nhiều từ ngữ trong ngôn ngữ hàng ngày

- Bà Huyện Thanh Quan: dùng rất nhiều từ Hán Việt

Câu 4: Câu tục ngữ "cho bạc cho tiền không bằng cho nghiên cho bút" 

Bài viết tham khảo

Câu tục ngữ trên đúng với nền văn minh trí tuệ ngày nay.  Xã hội muốn phát triển được cần phải có những con người tài giỏi, con người có vốn hiểu biết. Bạc, tiền là những thứ quý giá, có giá trị lớn được so sánh với nghiên, với bút - những thứ gợi cho con người dễ dàng hình dung được đó là tri thức, là học vấn. Bạc, tiền là những thứ quý giá về vật chất và cũng có thể kiếm được, còn nghiên, bút là những thứ thiên về tinh thần. Câu tục ngữ này, với hàm ý đề cao tầm quan trọng của việc học, của chữ nghĩa của việc xây dựng nên nhân cách, vốn hiểu biết của con người. Chính vì thế nuôi con ăn học nên người sẽ tốt hơn là cho con cái tiền bạc, bởi vì miệng ăn thì núi lở có cho bao nhiêu bạc tiền thì cũng không đủ.

Tìm kiếm google: soan van 11 cuc ngan, soạn văn 11 siêu ngắn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Xem thêm các môn học

Soạn văn 11 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com