Soạn văn 11 ngắn nhất bài: Bài ca ngất ngưởng

Soạn bài: Bài ca ngất ngưởng - ngữ văn 11 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Bài ca ngất ngưởng cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Trong Bài ca ngất ngưởng, từ “ngất ngưởng” được sử dụng mấy lần? Anh/chị hãy các định nghĩa của từ “ngất ngưởng” qua các văn cảnh sử dụng đó.

Câu 2:  Dựa vào văn bản Bài ca ngất ngưởng, anh/chị hãy giải thích vì sao Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan.

Câu 3: Ở bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ tự kể về mình. Vì sao ông cho mình ngất ngưởng? Ông đánh giá sự ngất ngưởng như thế nào?

Câu 4: Hãy chỉ ra những nét tự do của thể tài hát nói so với thơ Đường luật và cho biết ý nghĩa của tính chất tự do đó.

Câu 5: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Luyện tập

Câu 1: Theo anh (chị), so với Bài ca phong cảnh Hương Sơn (bài đọc thêm, trang 50), Bài ca ngất ngưởng có sự khác biệt gì về mặt từ ngữ?

II. Soạn bài siêu ngắn: Bài ca ngất ngưởng

Câu 1:  Từ "ngất ngưởng" được nhắc đi nhắc lại 4 lần ở cuối các khổ thơ:

Từ “ngất ngưởng” trong từng văn cảnh sử dụng:

  Từ ngất ngưởng thứ nhất chỉ sự thao lược, tài năng của Nguyễn Công Trứ

  Từ ngất ngưởng thứ hai chỉ sự ngang tàng của tác giả ngay khi làm dân thường.

  Từ ngất ngưởng thứ ba khẳng định cái hơn người của Nguyễn Công Trứ là dám thay đổi, thích nghi với hoàn cảnh.

  Từ ngất ngưởng thứ tư cho thấy tác giả hơn người là vì dám coi thường công danh phú quý, coi thường cả dư luận khen chê.

=> Từ ngất ngưởng được dùng với nghĩa chỉ sự khác thường, vượt lên thói thường, coi thường dư luận

Câu 2: Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan vì:

  Ông quan niệm đó là nơi để thể hiện tài năng và nhiệt huyết cho xã hội, cho triều đình, cho đạo vua tôi

  Coi việc làm quan là một điều kiện, một phương tiện để thể hiện hoài bão vì dân vì nước và tài năng của mình.

  Trong một môi trường có nhiều trói buộc, ông vẫn thực hiện được lí tưởng xã hội của mình và vẫn giữ được bản lĩnh, cá tính.

Câu 3: Ông cho mình ngất ngưởng vì: 

  •   Lối sống phá cách của một con người thích làm những chuyện trái khoáy ngược đời để ngạo đời
  •   Thể hiện thái độ và khát vọng  sống tự do tự tại.

Ông đánh giá sự ngất ngưởng:

  •   Thẳng thắn và có ý thức về cách sống của mình
  •   Hoàn toàn tự hào về những đóng góp cho xã hội, 
  •   Tự hào vì chính thái độ coi thường danh lợi, coi thường phú quý, công danh của mình

Câu 4: Những nét tự do của thể tài hát nói so với thơ Đường luật:

- Thơ Đường luật: gò bó, chật chội và tuân thủ chặt chẽ về niêm luật

- Hát nói:

  Phóng khoáng và tự do hơn

  Có thể phá cách để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, số chữ, cách gieo vần, nhịp điệu…  

  Tính chất tự do đó có ý nghĩa quan trọng, giúp nhà thơ thể hiện khao khát tự do, khẳng định chính mình, cởi trói khỏi những ràng buộc của xã hội.

Câu 5: Giá trị nội dung:

Thể hiện một phong cách sống tốt đẹp, một bản lĩnh cá nhân của mình trong khuôn khổ của xã hội

Sự tự ý thức của tác giả về giá trị của bản thân mình: tài năng, địa vị, phẩm chất - một con người toàn tài với những giá trị mà không phải ai cũng có được

Giá trị nghệ thuật:

Viết theo thể loại hát nói, với lối tự thuật, có hình thức tự do, phóng khoáng

Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa hệ thống từ ngữ Hán Việt với từ ngữ Nôm

Luyện tập

Câu 1: So sánh sự khác biệt về từ ngữ

Bài ca ngất ngưởng: sử dụng ngôn ngữ phóng khoáng, tự do lại mang chút ngông, ngạo nghễ

Bài ca phong cảnh Hương Sơn:  sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng, tinh tế và thấm đẫm ý vị thiền.

III. Soạn bài ngắn nhất: Bài ca ngất ngưởng

Câu 1: Ở bài thơ, từ ngất ngưởng được dùng với nghĩa chỉ sự khác thường, vượt lên thói thường, coi thường dư luận và được nhắc đi nhắc lại 4 lần ở cuối các khổ thơ. Ý nghĩa của các từ lần lượt là: chỉ sự thao lược, tài năng của Nguyễn Công Trứ; chỉ sự ngang tàng của tác giả ngay khi làm dân thường; khẳng định cái hơn người của Nguyễn Công Trứ là dám thay đổi, thích nghi với hoàn cảnh; tác giả hơn người là vì dám coi thường công danh phú quý.

Câu 2: Nguyễn Công Trứ biết làm quan và mất tự do nhưng ông vẫn ra làm quan vì ông quan niệm đó là nơi để thể hiện tài năng và nhiệt huyết cho xã hội, cho triều đình, cho đạo vua tôi. Ông coi việc làm quan là một điều kiện, một phương tiện để thể hiện hoài bão vì dân vì nước và tài năng của mình. Điều quan trọng là trong một môi trường có nhiều trói buộc, ông vẫn thực hiện được lí tưởng xã hội của mình.

Câu 3:  Nguyễn Công Trứ có những hành vi kỳ quặc, lập dị đến ngất ngưởng. Vì Đó là lối sống phá cách của một con người thích làm những chuyện trái khoáy ngược đời để ngạo đời, thể hiện thái độ và khát vọng  sống tự do tự tại.

Trong bài thơ, Nguyễn Công Trứ đã nói về mình, đánh giá chính mình. Giọng điệu tự thuật khẳng khái, đầy cá tính đã cho thấy ông rất thẳng thắn và có ý thức về cách sống của mình. Ông hoàn toàn tự hào về những đóng góp cho xã hội, tự hào vì chính thái độ coi thường danh lợi, coi thường phú quý, công danh của mình.

Câu 4: So với thể thơ Đường luật gò bó, chật chội và tuân thủ chặt chẽ về niêm luật. hát nói phóng khoáng và tự do hơn và có thể phá cách để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, số chữ, cách gieo vần, nhịp điệu…  

=> giúp nhà thơ thể hiện khao khát tự do, khẳng định chính mình, cởi trói khỏi những ràng buộc của xã hội

Câu 5: Giá trị nội dung: thể hiện một phong cách sống tốt đẹp, một bản lĩnh cá nhân của mình trong khuôn khổ của xã hội và sự tự ý thức của tác giả về giá trị của bản thân mình  (tài năng, địa vị, phẩm chất) với những giá trị mà không phải ai cũng có được.

Giá trị nghệ thuật: thể loại hát nói, với lối tự thuật, có hình thức tự do, phóng khoáng và kết hợp hài hòa giữa hệ thống từ ngữ Hán Việt với từ ngữ Nôm

Luyện tập

Câu 1: Bài ca ngất ngưởng có sự khác biệt gì về mặt từ ngữ là sử dụng ngôn ngữ phóng khoáng, tự do lại mang chút ngông, ngạo nghễ. Còn Bài ca phong cảnh Hương Sơn sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng, tinh tế và thấm đẫm ý vị thiền.

IV. Soạn bài cực ngắn: Bài ca ngất ngưởng

Câu 1: Từ “ngất ngưởng” nhắc đi nhắc lại 4 lần (sự khác thường, vượt lên thói thường) và ý nghĩa của nó là:

1. Sự thao lược, tài năng  

2. Sự ngang tàng ngay khi làm dân thường

3. Dám thay đổi, thích nghi

4. Dám coi thường công danh phú quý

Câu 2:  Ông coi chốn quan trường là cái lồng giam hãm con người, nhưng vẫn ra làm quan vì những lý do sau:

- Ông có quyền ngất ngưởng nhất trong triều => nơi để thể hiện tài năng và nhiệt huyết cho xã hội

- Coi việc làm quan là một điều kiện => thể hiện hoài bão vì dân vì nước và tài năng của mình

- Vẫn thực hiện được lí tưởng xã hội => trong một môi trường có nhiều trói buộc ông vẫn giữ được bản lĩnh, cá tính.

Câu 3: Nguyễn Công Trứ có một lối sống phá cách,  thích làm những chuyện trái khoáy ngược đời để ngạo đời, sống tự do tự tại 

=> Vì thế ông cho mình ngất ngưởng

Nguyễn Công Trứ hoàn toàn tự hào về những đóng góp cho xã hội, coi thường danh lợi, coi thường phú quý, công danh của mình.

=> Những đánh giá của ông về sự ngất ngưỡng của mình

Câu 4: So sánh thơ Đường Luật và Hát nói ta thấy được hát nói giúp nhà thơ thể hiện khao khát tự do, khẳng định chính mình, cởi trói khỏi những ràng buộc của xã hội.

=> Gò bó, chật chội và tuân thủ chặt chẽ về niêm (Thơ Đường)  >< phóng khoáng và tự do (Hát nói)

Câu 5: Qua thái độ Ngất ngưởng, tác giả muốn thể hiện một phong cách sống tốt đẹp, một bản lĩnh cá nhân của mình trong khuôn khổ của xã hội phong kiến chuyên chế và bài thơ cũng cho người đọc thấy được sự tự ý thức của tác giả về giá trị của bản thân mình. Qua nghệ thuật:

- Thể loại: hát nói, với lối tự thuật, có hình thức tự do, phóng khoáng

- Từ ngữ: kết hợp hài hòa giữa hệ thống từ ngữ Hán Việt với từ ngữ Nôm 

Luyện tập

Câu 1: Bài ca phong cảnh Hương Sơn và Bài ca ngất ngưởng có nhiều điểm khác biệt, đặc biệt là trong các thức sử dụng từ ngữ

=> ngôn ngữ phóng khoáng, tự do lại mang chút ngông, ngạo nghễ (Bài ca ngất ngưởng) >< ngôn ngữ nhẹ nhàng, tinh tế và thấm đẫm ý vị thiền (Bài ca phong cảnh Hương Sơn)

Tìm kiếm google: soan van 11 ngan nhat, soan van 11 bai ca ngat nguong, soạn văn 11 siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Soạn văn 11 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com