Soạn văn 11 ngắn nhất bài: Vĩnh biệt cửu trùng đài

Soạn bài: Vĩnh biệt cửu trùng đài - ngữ văn 11 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Vĩnh biệt cửu trùng đài cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện như thế nào trong hồi V?

Câu 2: Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích?

Câu 3: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu,  thuần túy muôn đời và lợi ích thiết thân của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó, được thể hiện như thế nào ở hồi cuối cùng của vở kịch? Theo anh chị nê giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào? 

Câu 4: Đặc sắc về nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua đoạn trích? 

Luyện tập

Câu 1: Trong lời đề tựa kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết: 

"Than ôi ! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.

Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm".

Bằng những hiểu biết về đoạn trích và về vở kịch, anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về lời tựa trên.

II. Soạn bài siêu ngắn: Vĩnh biệt cửu trùng đài

Câu 1: Mâu thuẫn cơ bản của kịch ở hồi V là hai mâu thuẫn:

Mâu thuẩn đầu tiên: 

  Mâu thuẫn trực tiếp: dân chúng đứng lên đấu tranh trống lại triều đình

  Mâu thuẫn cơ bản: bắt nguồn từ việc vua quan sống sa đọa, ăn chơi thỏa thích mà đời sống người dân thì cùng cực, nghèo khổ

Mâu thuẩn thứ hai: 

  Giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy và về lợi ích thiết thực của việc xây Cửu Trùng Đài.

  Giữa mục đích của vua Lê Tương Dực và của Vũ Như Tô.

Câu 2: Tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm:

Về Vũ Như Tô:

  • Say sưa trong lí tưởng nghệ thuật đến mức quên cả thực tế đang diễn ra xung quanh
  • Là người nghệ sĩ chỉ quan tâm đến nghệ thuật. Ông luôn ở tron tâm trạng mơ màng, ảo vọng
  • Ông không thể hiểu và không tin tâm huyết của mình đối với đất nước lại bị coi thường. 
  • Việc làm của ông đã dẫn đến một tai họa không lường trước được.

Về Đan Thiềm:

  • Một người có tâm, là người yêu quý và tôn trọng nghệ thuật, tôn trọng người tài
  • Khuyên Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài với mục đích cống hiến tài năng nghệ thuật cho đất nước. 
  • Chính lời khuyên ấy bà đã nhận ra đó là sai lầm, sự thất bại của giấc mộng lớn mà bà mong một Vũ Như Tô thực hiện
  • Khi nhìn thấy cảnh Cửu Trùng Đài bị cháy và Vũ Như Tô chết như vậy bà đau đớn tột cùng

Câu 3: Mâu thuẫn giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích của nhân dân:

  Quần chúng nổi dậy giết Vũ Như Tô, phá hủy Cửu Trùng Đài

  Bản thân Vũ Như Tô bị giết nhưng vẫn chưa nhận ra sai lầm của mình.

  Vũ Như Tô không đứng về phe Lê Tương Dực nhưng vẫn muốn hoàn thành công trình nghệ thuật. Chính tác giả cũng băn khoăn vì kết cục này.

Mâu thuẫn này không giải quyết được:

  Số phận tài hoa mà bạc mệnh một cái chết mà không hiểu lí do vì sao mình chết

  Cửu Trùng Đài bị hủy diệt đã để lại những khúc mắc, mâu thuẫn, mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

  Nghệ thuật đích thực thì phải thống nhất với quyền lợi của con người thì mới có thể thăng hoa và tồn tài được.

Câu 4: Đặc sắc về nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô:

  • Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao.
  • Dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột lên cao trào.
  • Lớp kịch trong hồi V được chuyển một cách linh hoạt, tự nhiên, logic, liền mạch tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.

Luyện tập

Câu 1: “Than ôi ! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.

Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm".

Hiểu biết về phát biểu trên:

Tác giả, tác phẩm:

  Nguyễn Huy Tưởng là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học hiện đại

  Vũ Như Tô là vở bi kịch lịch sử xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng

Nhân vật truyện:

  Vũ Như Tô, người nghệ sĩ thiên tài. Ông có tài năng vĩ đại, có khao khát thực hiện tài năng của mình, có khát vọng mãnh liệt và ý chí cũng mãnh liệt quyết tâm xây dựng công trình Cửu Trùng Đài.

  Khát vọng của Vũ Như Tô là một khát vọng không thực tế, không thể thực hiện được

Suy nghĩ của tác giả:  

  Suy nghĩ về mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô và nhân dân, giữa khát vọng sáng tạo vẻ đẹp siêu việt, vĩnh cửu, bất tử cho muôn đời với những lợi ích thiết thực, ngay trong hiện tại. 

  Cả hai bên đều đúng và cả hai bên đều sai vì đều mù quáng, chỉ nhìn thấy lợi ích của riêng mình và khiến mâu thuẫn trở nên xung đột trong bạo lực và huỷ diệt

III. Soạn bài ngắn nhất: Vĩnh biệt cửu trùng đài

Câu 1: Mâu thuẫn cơ bản của kịch ở hồi V:

  Mâu thuẫn trực tiếp đó là việc dân chúng đứng lên đấu tranh trống lại triều đình. Mâu thuẫn cơ bản là bắt nguồn từ việc vua quan sống sa đọa, ăn chơi thỏa thích mà đời sống người dân thì cùng cực, nghèo khổ

  Mâu thuẫn thứ hai chính là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy và về lợi ích thiết thực của việc xây Cửu Trùng Đài giữa mục đích của vua Lê Tương Dực và của Vũ Như Tô.

Câu 2: Tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm:

- Vũ Như Tô: Say sưa trong lí tưởng nghệ thuật đến mức quên cả thực tế đang diễn ra xung quanh, là người nghệ sĩ chỉ quan tâm đến nghệ thuật. Ông luôn ở tron tâm trạng mơ màng, ảo vọng, không thể hiểu và không tin tâm huyết của mình đối với đất nước lại bị coi thường. 

=> Việc làm của ông đã dẫn đến một tai họa không lường trước được.

- Đan Thiềm: là người yêu quý và tôn trọng nghệ thuật, tôn trọng người tài, khuyên Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài với mục đích cống hiến tài năng nghệ thuật cho đất nước. Chính lời khuyên ấy bà đã nhận ra đó là sai lầm, sự thất bại của giấc mộng lớn mà bà mong một Vũ Như Tô thực hiện

=> Khi nhìn thấy cảnh Cửu Trùng Đài bị cháy và Vũ Như Tô chết như vậy bà đau đớn tột cùng

Câu 3: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu,  thuần túy muôn đời và lợi ích thiết thân của nhân dân được thể hiện ở phần cuối của vợ kịch. Quần chúng nổi dậy giết Vũ Như Tô, phá hủy Cửu Trùng Đài. Bản thân Vũ Như Tô bị giết nhưng vẫn chưa nhận ra sai lầm của mình. Vũ Như Tô không đứng về phe Lê Tương Dực nhưng vẫn muốn hoàn thành công trình nghệ thuật. 

Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy và lợi ích thiết thực của nhân dân là mâu thuẫn không giải quyết được. Cái kết cuối cùng của số phận tài hoa mà bạc mệnh một cái chết mà không hiểu lí do vì sao mình chết. Vũ Như Tô, Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài đều bị hủy diệt đã để lại những khúc mắc, mâu thuẫn, mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống

Câu 4: Đoạn trích thể hiện những đặc sắc về nghệ thuật  kịch của Nguyễn Huy Tưởng: ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao, dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột lên cao trào.  Lớp kịch trong hồi V được chuyển một cách linh hoạt, tự nhiên, logic, liền mạch tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.

Luyện tập

Câu 1: Nguyễn Huy Tưởng là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học hiện đại. Vũ Như Tô là vở bi kịch lịch sử xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng và cũng là vở bi kịch xuất sắc nhất của nền kịch nói Việt Nam hiện đại.

Kiến trúc sư thiên tài Vũ Như Tô theo lời Đan Thiềm mượn tay bạo chúa Lê Tương Dực để thực hiện giấc mộng xây công trình vĩ đại Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô là người nghệ sĩ, ông nghĩ đến cái đẹp trác tuyệt, cao cả, vượt lên tất cả, cái đẹp cho muôn đời, vĩnh cửu. Tất cả những điều đó là hoàn toàn chính đáng. Tuy vậy, khát vọng của Vũ Như Tô là một khát vọng không thực tế, không thể thực hiện được và vì thế, Vũ Như Tô đã phạm phải một sai lầm bi kịch là mượn tay bạo chúa thực hiện giấc mộng sáng tạo, do đó, gây ra lầm than cho nhân dân

=>  Cả hai bên đều đúng và cả hai bên đều sai vì đều mù quáng, chỉ nhìn thấy lợi ích của riêng mình và khiến mâu thuẫn trở nên xung đột trong bạo lực và huỷ diệt. 

IV. Soạn bài cực ngắn: Vĩnh biệt cửu trùng đài

Câu 1: Có 2 mâu thuẩn chính trong hồi V

1. Vua quan sống sa đọa, ăn chơi thỏa thích mà đời sống người dân thì cùng cực, nghèo khổ => Dân chúng đứng lên đấu tranh trống lại triều đình.

2. Mục đích của vua Lê Tương Dực và của Vũ Như Tô => quan niệm nghệ thuật thuần túy >< lợi ích thiết thực của việc xây Cửu Trùng Đài

Câu 2: Vũ Như Tô và Đan Thiềm là hai con người cùng có tấm lòng cao cả tri kỉ, cùng mục đích nghệ thuật tốt đẹp nhưng cái kết thất bại thật thương tâm

=> Vũ Như Tô: say sưa trong lí tưởng nghệ thuật đến mức quên cả thực tế đang diễn ra xung quanh. Đan Thiềm là một người có tâm, là người yêu quý và tôn trọng nghệ thuật, tôn trọng người tài. Đan Thiềm rất kính trọng tài năng của Vũ Như Tô (khuyên Vũ Như Tô xây Cửu trùng đài)

Câu 3: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu,  thuần túy muôn đời và lợi ích thiết thân của nhân dân:

- Chưa được giải quyết

- Quần chúng nổi dậy giết Vũ Như Tô, phá hủy Cửu Trùng Đài

=> Cái kết cuối cùng của số phận tài hoa mà bạc mệnh một cái chết mà không hiểu lí do vì sao mình chết, nghệ thuật đích thực thì phải thống nhất với quyền lợi của con người thì mới có thể thăng hoa và tồn tài được

Câu 4: Nghệ thuật đặc sắc thể hiện qua

- Ngôn ngữ => điêu luyện, có tính tổng hợp cao

- Khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng => đẩy xung đột lên cao trào

- Lớp kịch hồi V => chuyển một cách linh hoạt, tự nhiên, logic, liền mạch

Luyện tập

Câu 1: phát biểu ý kiến của mình về lời tựa “"Than ôi ! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm".

Suy nghĩ của Nguyễn Huy Tưởng có lẽ chính là suy nghĩ về mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô và nhân dân, giữa khát vọng sáng tạo vẻ đẹp siêu việt, vĩnh cửu, bất tử cho muôn đời với những lợi ích thiết thực, ngay trong hiện tại. Cả hai bên đều đúng và cả hai bên đều sai vì đều mù quáng, chỉ nhìn thấy lợi ích của riêng mình và khiến mâu thuẫn trở nên xung đột trong bạo lực và huỷ diệt. Đó là sự băn khoăn và cũng là sự tiếc thương cho cả nhân dân và Vũ Như Tô.

Tìm kiếm google: soan van 11 cuc ngan, soạn văn 11 sieu ngan, soan van 11 bai vinh biet cuu trung dai

Xem thêm các môn học

Soạn văn 11 tập 1 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net