Soạn văn 11 ngắn nhất bài: Một số thể loại văn học: thơ, truyện

Soạn bài: Một số thể loại văn học: thơ, truyện - ngữ văn 11 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Một số thể loại văn học: thơ, truyện cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Loại và thể trong văn học được xác định như thế nào?

Câu 2: Hãy nêu đặc trưng của thơ, các kiểu loại thơ và yêu cầu về đọc thơ. 

Câu 3: Tóm lược đặc trưng của truyện, các kiểu loại truyện và yêu cầu đọc truyện.

Luyện tập

Câu 1: Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến có gì đáng chú ý?

Câu 2: Nhận xét về cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.  

II. Soạn bài siêu ngắn: Một số thể loại văn học: thơ, truyện

Câu 1: Loại và thể trong văn học được xác định:

  Dựa vào phương thức (cách thức phản ánh hiện thực, tình cảm của tác phẩm)

  Loại là phương thức tồn tại chung. 

  Có 3 loại lớn: trữ tình, tự sự , kịch. 

  Loại trữ tình có các thể: thơ ca, khúc ngâm,… Loại tự sự có các thể: truyện, kí,… Loại kịch có các thể: chính kịch, bi kịch và hài kịch,… 

  Thể là sự hiện thực hóa của loại

Câu 2:  Đặc trưng của thơ:

  Thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu. 

  Tác động đến người đọc bằng sự nhận thức trong cuộc sống, những liên tưởng phong phú, nhưng cái cốt lõi của thơ là trữ tình.

  Là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời

  Chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan.

Phân loại:

  Phân theo nội dung biểu hiện có: 

• Thơ trữ tình (đi sâu vào tâm tư tình cảm, những chiêm nghiệm của con người về cuộc đời. 

• Thơ tự sự (cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện)

• Thơ trào phúng (phủ nhận những điều xấu bằng lối viết mỉa mai, khôi hài

  Phân theo cách thức tổ chức bài thơ có:

• Thơ lách luật

• Thơ tự do 

• Thơ văn xuôi

Yêu cầu về đọc thơ:

  Biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản, tìm hiểu hoàn cảnh

  Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu, ý thơ ở đây là cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, cảnh vật,..

  Đánh giá toàn bài thơ về cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. 

Câu 3: Đặc trưng của truyện:

  Phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và được kể lại bởi người kể chuyện

  Cốt truyện với một chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố xảy ra liên tiếp 

  Khắc họa tính cách nhân vật, số phận từng cá nhân

  Không bị gò bó về không gian, thời gian, có thể đi sâu vào tâm trạng con người, những cảnh đời cụ thể.

Các kiểu loại truyện: 

  Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn

  Văn học trung đại: truyện bằng chữ Hán và truyện thơ Nôm

  Văn học hiện đại: truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa. 

Yêu cầu về đọc truyện:

  Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác

  Phân tích diễn biến của cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động, kết thúc

  Phân tích các nhân vật trong dòng lưu chuyển của cốt truyện.

  Truyện đặt ra vấn đề gì, có ý nghĩa tư tưởng  như thế nào? Xác định giá trị  của truyện ở các phương diện

Luyện tập

Câu 1: Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu:

  Những từ ngữ tác giả sử dụng trong bài thơ như: Nước trong veo, bé tẻo teo,  khẽ đưa vèo, xanh ngắt, ngõ trúc quanh co, vắng teo

  Sử dụng linh hoạt ngôn ngữ, giữa miêu tả không gian động và tĩnh, sự điểm xuyết về thời gian….

  Sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng. Nói đến mùa thu là nói đến lá vàng, đó là hình ảnh mang tính ước lệ của thi ca cổ.

  Khai thác tối đa vỏ ngữ âm của ngôn ngữ: những từ trùng phụ âm đầu đi liền nhau như: bé tẻo teo, lơ lửng, đâu đớp động hay cặp điệp vận teo - teo (cặp 2- 6) vừa tạo ra nhịp điệu bằng bằng vi biến trong những mơ hồ của đời, vừa tạo ra vòng lặp quẩn quanh u sầu trong tâm trạng của chính tác giả.

Câu 2: Cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. 

Về cốt truyện:

  Tiêu biểu cho loại “truyện không có truyện”.

  Chẳng có tình huống gây cấn, éo le cũng không có mâu thuẫn xung đột, truyện không có xung đột, không có biến cố nó chỉ là diễn biến thời gian

Về nhân vật:

  Nhân vật trong truyện là Liên và An, những người dân phố huyện

  Truyện không thiên về các sự kiện, tình tiết mà đi sâu vào diễn biến tâm trạng của nhân vật.

Về lời kể:

  Thủ thỉ, tâm tình đầy chất thơ.

  Sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối lập để miêu tả bóng tối và ánh sáng

III. Soạn bài ngắn nhất: Một số thể loại văn học: thơ, truyện

Câu 1: Cơ sở chung để phân chia loại thể văn học là dựa vào phương thức ( cách thức phản ánh hiện thực, tình cảm của tác phẩm ). Hình thức tổ chức tác phẩm văn học được xác định trong loại và thể. Loại là phương thức tồn tại chung. Thể là sự hiện thực hóa của loại. Có 3 loại lớn: trữ tình (thơ ca, khúc ngâm,… ), tự sự ( truyện, kí,…) , kịch (chính kịch, bi kịch và hài kịch)

Câu 2: Đặc trưng của thơ: Thơ là thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu. Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức trong cuộc sống, những liên tưởng phong phú, nhưng cái cốt lõi của thơ là trữ tình. Thơ ca bao giờ cũng là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan

Phân loại: theo nội dung biểu hiện có Thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phùng, theo cách thức tổ chức bài thơ có thơ lách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi.

Khi đọc thơ cần biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản, tìm hiểu hoàn cảnh, đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu, ý thơ ở đây là cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, cảnh vật,.. và đánh giá toàn bài thơ về cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. 

Câu 3: Đặc trưng của truyện: Khác với thơ ca in đậm dấu ấn chủ quan, truyện phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và được kể lại bởi người kể chuyện (trần thuật) nào đó. Ở đây, cốt truyện với một chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố xảy ra liên tiếp tạo nên sự vận động của hiện thực. Nhân vật được miêu tả chi tiết và sinh động.

Các kiểu loại truyện: Trong văn học dân gian truyện có nhiều thể loại: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. Văn học trung đại có truyện bằng chữ Hán và truyện thơ Nôm. Trong văn học hiện đại, phân ra thành truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa.

Yêu cầu về đọc truyện: tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác, phân tích diễn biến của cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động, kết thúc, các nhân vật trong dòng lưu chuyển của cốt truyện. Truyện đặt ra vấn đề gì, có ý nghĩa tư tưởng  như thế nào? Xác định giá trị  của truyện ở các phương diện

Luyện tập

Câu 1: Những từ ngữ tác giả sử dụng trong bài thơ như: Nước trong veo, bé tẻo teo,  khẽ đưa vèo, xanh ngắt, ngõ trúc quanh co, vắng teo. Sử dụng linh hoạt ngôn ngữ, giữa miêu tả không gian động và tĩnh, sự điểm xuyết về thời gian…. Sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng. Nói đến mùa thu là nói đến lá vàng, đó là hình ảnh mang tính ước lệ của thi ca cổ. Khai thác tối đa vỏ ngữ âm của ngôn ngữ: những từ trùng phụ âm đầu đi liền nhau như: bé tẻo teo, lơ lửng, đâu đớp động hay cặp điệp vận teo - teo (cặp 2- 6).

Câu 2: Cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. 

- Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là truyện không có cốt truyện Hai đứa trẻ đúng là rất tiêu biểu cho loại “truyện không có truyện”. Chẳng có tình huống gây cấn, éo le cũng không có mâu thuẫn xung đột, truyện không có xung đột, không có biến cố nó chỉ là diễn biến thời gian

- Nhân vật trong truyện là Liên và An, những người dân phố huyện. Truyện không thiên về các sự kiện, tình tiết mà đi sâu vào diễn biến tâm trạng của nhân vật.

- Lời kể thủ thỉ, tâm tình đầy chất thơ. Sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối lập để miêu tả bóng tối và ánh sáng

IV. Soạn bài cực ngắn: Một số thể loại văn học: thơ, truyện

Câu 1: Cách xác định dựa vào phương thức => Loại là phương thức tồn tại chung. Thể là sự hiện thực hóa của loại.

Phân loại: 

- Trữ tình => thơ ca, khúc ngâm

- Tự sự => truyện, kí,… 

- Kịch => chính kịch, bi kịch và hài kịch

Câu 2: Đặc trưng của thơ thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu, tác động đến người đọc bằng sự nhận thức trong cuộc sống 

=>  là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu

Thơ trữ tình, Thơ tự sự, Thơ trào phúng => Phân theo nội dung biểu hiện

Thơ lách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi => Phân theo cách thức tổ chức

Yêu cầu về đọc thơ: biết rõ thông tin, đọc kỹ bài thơ và hiểu được, cảm nhận được các ý thơ.

Câu 3: Đặc trưng của truyện: phản ánh đời sống khách quan, hiện thực qua  tình tiết, sự kiện, biến cố xảy ra liên tiếp và các nhân vật.

=> Truyện không bị gò bó về không gian, thời gian, có thể đi sâu vào tâm trạng con người, những cảnh đời cụ thể.

Phân loại truyện:

  Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn => văn học dân gian

  Truyện bằng chữ Hán và truyện thơ Nôm => Văn học trung đại

  Truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa => Văn học hiện đại

Khi đọc truyện cần tìm hiểu về truyện, phân tích cốt truyện, tâm lí nhân vật và ý nghĩa tư tưởng mà tác giả muốn đề cập đến.

Luyện tập

Câu 1: Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu:

1. Nước trong veo, bé tẻo teo,  khẽ đưa vèo, xanh ngắt, ngõ trúc quanh co, vắng teo  => từ ngữ thể hiện chính xác, sâu sắc

2. Miêu tả không gian động và tĩnh, sự điểm xuyết về thời gian

3. Mùa thu là nói đến lá vàng, Một chiếc lá vàng rơi cành bởi làn gió rất nhẹ của mùa thu, xoay xoay rồi liệng nhẹ xuống mặt nước => hình ảnh ước lệ tượng trưng

4. bé tẻo teo, lơ lửng, đâu đớp động hay cặp điệp vận teo – teo => khai thác tối đa vỏ ngữ âm của ngôn ngữ

Câu 2: Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. 

=> tiêu biểu cho loại “truyện không có truyện”, với nhân vật trong truyện là Liên và An, những người dân phố huyện, không thiên về các sự kiện, tình tiết mà đi sâu vào diễn biến tâm trạng của nhân vật. Cùng với Lời kể thì thủ thỉ, tâm tình đầy chất thơ và  thủ pháp nghệ thuật đối lập để miêu tả bóng tối và ánh sáng.

Tìm kiếm google: soan van 11 cuc ngan, soan van 11 sieu ngan, soan van 11 ngan nhat bai mot so the loai van hoc tho truyen

Xem thêm các môn học

Soạn văn 11 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com