Soạn văn 11 ngắn nhất bài: Chí Phèo (tiếp theo)

Soạn bài: Chí Phèo (tiếp theo) - ngữ văn 11 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Chí Phèo (tiếp theo) cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Cách vào truyện của Nam Cao độc đáo như thế nào? Hãy nêu ý nghĩa tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo trong đoạn văn mở đầu thiên truyện. 

Câu 2: Việc gặp gỡ Thị Nở đã có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời Chi Phèo? Những gì đã diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ đó?

Câu 3: Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối  chung sống. Vì sao Chí Phèo có hành động thật dữ dội, bất ngờ (uống rượu,  xách dao đi giết Bá KIến rồi tự sát) ?

Câu 4: Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, hãy làm rõ nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao (chú ý việc khắc họa tính cách và nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật).

Câu 5: Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn này có gì đặc sắc?

Câu 6: Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn này?

Luyện tập

Câu 1: Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao viết: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có". 

Với những hiểu biết về sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về quan niệm nghệ thuật nói trên của nhà văn.  

Câu 2: Vì sao truyện ngắn Chí Phèo được coi là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại?

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Phân tích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao - ngữ văn 11 

Câu 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chí Phèo của Nam Cao

Câu 3: Phân tích đoạn trích “Chí phèo” của Nam Cao để thấy được hình tượng Chí phèo điển hình cho người nông dân trong xã hội cũ. 

II. Soạn bài siêu ngắn: Chí Phèo (tiếp theo)

Câu 1: Cách vào truyện của Nam Cao:

  Mở đầu là tiếng chửi của Chí Phèo

  Là sự giao tiếp của hắn với đời, hắn muốn được nói chuyện, muốn nói chuyện giao tiếp với mọi người.

  Là phản ứng của hắn trước toàn bộ cuộc đời bất hạnh.

  Bộc lộ tâm trạng bất mãn tột độ của một con người ý thức được rằng mình đã bị xã hội ruồng bỏ

  Khi đã bị tước mất quyền làm người thì mọi tiếng chửi rủa, than khóc, tỉnh táo hay say xỉn đều vô tác dụng

Câu 2: Việc gặp gỡ Thị Nở đã ý nghĩa đối với cuộc đời Chi Phèo:

  Những giây phút gặp thị Nở, Chí Phèo được sống những giấy phút làm người.

  Sự chăm sóc của người đàn bà xấu xí đã khơi dậy cái lương thiện trong con người Chí bấy lâu nay bị vùi dập

=> Lòng nhân đạo sâu sắc đối với người nông dân bị tha hóa

Tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ: 

  Chí thấy mình hoàn toàn tỉnh táo và lần đầu tiên sau những cớn say triền miên, kể từ ngày ở tù về giờ hắn mới nghe được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống đời thường

  Chí bắt đầu nghĩ về đời mình về những ngày đã qua và những ngày sắp tới. 

  Anh cảm nhận rõ sự cô độc và bất hạnh của đời mình

  Chí mong ngóng Thị Nở, khao khát được cùng Thị xây dựng một gia đình

  Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao.

Câu 3: Diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối chung sống: 

  Chí Phèo rơi vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng, mọi hy vọng cho một tương lai “làm người” bỗng chốc hóa thành mây khói. 

  Trong tận sâu thẳm tâm hồn, hắn ý thức được nỗi đau thân phận của mình, hắn ôm mặt khóc rưng rức và luôn thấy thoang thoảng mùi cháo hành.

  Hắn khao khát tình yêu thương, khát khao cuộc sống lương thiện.

Chí Phèo có hành động thật dữ dội, bất ngờ vì: 

  Chí Phèo càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi nhân hình và nhân tính của mình, biến mình thàng một con “quỷ” của làng Vũ Đại

  Hắn không rẽ vào nhà thị Nở, hắn rẽ vào nhà Bá Kiến - lần này hắn đòi lương thiện. Điều này cho thấy, hắn đã thức tỉnh, hắn nhận ra mọi điều, hắn khao khát được trở thành người lương thiện

  Hắn biết rằng chỉ còn một cách là giết Bá Kiến rồi tự sát.  Bởi vì hắn hiểu rõ được tấn bi kịch của đời mình, hắn bị đẩy vào bước đường cùng khi không thể trở lại thành người lương thiện. 

Câu 4: Nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao:

  Xây dựng những nhân vật điển hình bất hủ: Chí Phèo và Bá Kiến là hai nhân vật điển hình cho các tầng lớp xã hội cơ bản của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng.

  Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ, ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc. 

  Nam Cao thể hiện được tư tưởng nhân đạo, lòng yêu thương, niềm tin yêu của ông vào những con người khốn khổ.

Câu 5: Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong truyện:

  Nghệ thuật đó là nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ. 

  Giọng điều trần thuật hài hòa có sự kết hợp giữa lời đối thoại và lời độc thoại, giữa gián tiếp và lời nửa tiếp

  Nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật

Câu 6: Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện:

  Nam Cao là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương

  Gắn bó sâu nặng, giàu ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ

  Quan niệm không có tình thương đồng loại thì không đáng gọi là người

=> Con đường nghệ thuật hiện thực "vị nhân sinh"

Luyện tập

Câu 1: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có". 

Bài viết tham khảo

Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, có đóng  góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hóa truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam.Ông có quan điểm nghệ thuật sâu sắc, tiến bộ đạt được thành tựu xuất sắc, ông cũng là nhà văn có phong cách độc đáo. Trong truyện ngắn đời  thừa  Nam Cao viết: " Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có". 

Câu nói ngắn gọn nhưng đã thâu tóm những yêu cầu thật là gắt gao, nghiêm túc đối với người sáng tác văn chương. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một kiều mẫu đưa cho là cách diễn tả hình ảnh, ám chỉ thứ văn chương đẽo gọt, khuôn sáo, hời hợt, một thứ văn chụp ảnh hoặc minh họa giản đơn. Người thợ dù là người thợ khéo tay thì cùng chỉ sản xuất ra những thành phẩm hàng loạt theo mẫu mã có sẵn, dù có khéo léo cùng chỉ là một hình thức bắt chước, theo khuôn mẫu. Lao động của nhà văn thì khác hẳn. Đó là quá trình nghiền ngẫm, khám phá, tìm tòi những nội dung mới và hình thức diễn tả mới để tạo ra những sản phẩm độc nhất vô nhị của riêng mình, mang bản sắc độc đáo của từng nghệ sĩ. Trong một truyện ngắn khác (truyện Những chuyện không muốn viết), Nam Cao cũng đã diễn đạt một cách thật là đặc thù hình ảnh lao động của nghề văn: “Cái nghề văn kị nhất là cái lối thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào" tức là nó tối kị sự sao chép, bắt chước. Với một yêu cầu thật nghiêm khắc về nghề, nhà văn quan niệm: “Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, sảng tạo những cái gì chưa có”.

Đúng vậy. Mọi nghệ sĩ chân chính, có tài năng đều khao khát sáng tạo ra được những tác phẩm chân chính, sâu sắc. Nhưng không bao giờ họ bằng lòng với lối sao chép, rập khuôn hay phản ánh hiện thực cuộc sống trên bề mặt của nó. Nhà văn phải là người có cái nhìn nhạy bén và sâu xa hơn người để phát hiện những vấn đề sâu kín ở bề sâu của đời sống để đem đến cho người đọc những khía cạnh mới, những vấn đề mới đầy bất ngờ, sâu sắc, thú vị, có khả năng đánh thức vào trí tuệ trái tim, làm phong phú tâm hồn, thậm chí có thể làm thay đổi những thói quen, những nếp nghĩ thông thường. Mỗi sáng tạo của một nhà văn tài năng phải là một tìm tòi mới, một khám phá mới. 

Đọc Nam Cao, ta được tiếp nhận một phong cách nghệ thuật thật là độc đáo, mới lạ: độc đáo từ cách phát hiện đề tài, xử lí đề tài đến hành văn, giọng điệu, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ… Đến cả cái tên của nhấn vật mà ông chon lựa cũng chẳng giống ai. Đó không phải là những Lan, những Ngọc, những Nhung, những Tuyết… mà là Lang Rận, Chí Phèo, Đĩ Chuột; là Lê Văn Rự, Trạch Văn Đoành… những cái tên mà chính tác giả cũng thấy nó như chọc vào lỗ tai. Cả tên các tác phẩm nhiều khi nghe cũng thật là ngộ nghĩnh (Rình trộm, Tư cách mõ, Thôi, đi về…).

Tuy nhiên, cái độc đáo của Nam Cao bộc lộ chủ yếu ở cách thức nhà văn đi sâu, tìm tòi, khám phá và diễn tả cái bề sâu của đời sống hiện thực. Cũng như các nhà văn hiện thực khác, ngòi bút của ông chủ yếu cũng hướng tới những con người bần cùng, khốn khổ. ông không hề làm ngơ, hờ hững trước chuyện rách áo, đói cơm vốn là một hiện thực phổ biến thời bấy giờ. Nhiều chuyện ông viết về miếng cơm, manh áo thật cảm động, xót xa, có thể làm rơi nước mắt… Nhưng trung tâm cảm hứng của ngòi bút Nam Cao chủ yếu hướng về nỗi khổ đau, vất vả về đời sống tinh thần, những nỗi đau xót âm thầm mà đữ dội, những bi kịch nội tâm, những xung đột giằng xé trong từng con người, từng số phận, giữa cái xấu và cái tốt, cái cao thượng và cái thấp hèn; cái nhân hậu vị tha và cái ích kỉ, độc ác…

Ít có ngòi bút nào lách sâu đến chỗ tận cùng của xung đột âm thầm mà dữ dội ấy như ngòi bút của Nam Cao. Ông ít miêu tả trực tiếp những xung đột và đấu tranh giai cấp trên bề mặt của đời sống, ông thiên về diễn tả những bi kịnh nội tâm với biết bao giằng xé, cắn rứt, tủi nhục, ân hận trong từng con người. Đừng nghĩ rằng chỉ những trí thức tiểu tư sản như Thứ (Sống mòn), như Điền (Trăng sáng), như Hộ (Đời thừa)… mới có bi kịch nội tâm, mới có những vật lộn, ray rứt, ân hận… Ngay cả Chí Phèo, một con người đã mất gần hết nhân tính, lúc tỉnh rượu cũng nhận ra một trạng thái dường như ăn năn, lão Hạc xung quanh chuyện bán con chó vàng cũng là cả một sự giằng xé âm thầm, dai dẳng… và khi đã bán rồi thì lão khóc hu hu vì khổ đau, ân hận. Lão không chỉ tiếc thương con chó, lão còn ân hận cắn rứt không thôi vì đã nỡ đánh lừa một con chó.

Ít có ai phát hiện, thấu hiểu và diễn tả tinh tế nỗi đau khổ, dày vò về tinh thần, những vẻ đẹp bên trong của những con người khôn khổ, tội nghiệp… như ngòi bút của Nam Cao.

Câu 2: Truyện ngắn Chí Phèo được coi là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại vì:

- Nam Cao đã tố cáo trước dư luận tình trạng thống khổ của nông dân dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến.

- Nam Cao viết về những nạn nhân của bọn cường hào áp bức và tham nhũng đã dồn đẩy họ vào bước đường cùng, thậm chí tước đoạt quyền sống, quyền làm người của họ.

Hình tượng có giá trị tố cáo xã hội sâu sắc là nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên – một nông dân lương thiện bị bần cùng hoá, lưu manh hóa

=> Chí phèo lại như một  nhân vật mở đường cho luồng tư tưởng mới, dám đứng lên chống lại cái ác.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Phân tích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao - ngữ văn 11

Bài viết tham khảo

Vấn đề số phận con người, về những bi kịch đày đọa đến cùng cực đã trở thành một đề tài quen thuộc trong các sáng tác của nhà văn Nam Cao. Với ngòi bút phản ánh hiện thực sâu sắc, khai thác tấn bi kịch tinh thần của những kiếp đời “chết ngay trong lúc sống”, Nam Cao đã để lại cho người đời sau những kiệt tác như Đời thừa, Sống mòn, Một bữa no... Trong đó, không thể nào không nhắc đến “Chí Phèo” – một sáng tác được xem là kết tinh của thực trạng nhân phẩm bị hủy hoại đến tàn khốc, của nỗi đau khôn nguôi ở kiếp người.

Về nội dung, Chí Phèo là truyện ngắn nổi tiếng xoay quanh cuộc đời của một nhân vật chính cùng tên. Toàn bộ tác phẩm khắc họa quá trình tha hóa nhân phẩm, quá trịn trượt dài lương thiện của Chí. Xuất phát điểm là một anh nông dân hiền lành, chỉ biết cuốc mướn làm thuê với ước mơ giản dị: “Hình như một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.” Rồi dưới xã hội “quần ngư tranh thực” ấy, anh nông dân kia rơi vào con đường tha hóa, bần cùng hóa để trở thành một tên chuyên rạch mặt ăn vạ, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Nam Cao đã chú trọng phơi bày mâu thuẫn giai cấp, phơi bày bộ mặt kinh tởm của những người đã gây ra cho đời một thung lũng đau thương nhuộm đầy máu và nước mắt. Lí Kiến là “một con hổ biết cười”, một con rắn đầy nọc độc, bản chất thối tha, dâm đãng, háo sắc, thủ đoạn mưu mô “mềm nắn, rắng buông”, “thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân”, “hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn”…

Ta thấy ở tác phẩm, thông qua việc khắc họa nhân vật, đặc biệt là Chí Phèo, Nam Cao đã thể hiện được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Chí Phèo là đại diện tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Nhân vật này được xây dựng trên những đặc điểm tính cách tiêu biểu: hiền lành, thật thà; chăm chỉ, cần cù; thiết tha lương thiện nhưng cuối cùng lại bị cự tuyệt quyền làm người một cách đau đớn. Chí ngật ngưỡng bước ra trang sách bằng tiếng chửi “hắn vừa đi vừa chửi”, bằng bi kịch của một đứa con hoang bị bỏ rơi bên cạnh chiếc lò gạch cũ để phải cam chịu cảnh tủi nhục “hết lang thang đi ở cho nhà người này lại đi ở cho nhà người khác, năm hai mươi tuổi thì làm canh điển cho nhà Bá Kiến”, bằng những lần rạch mặt ăn vạ… để rồi nhờ Thị mà thức tỉnh và cũng chính sự thức tỉnh ấy dẫn đến hành động trả thù, đem đến một kết quả thương tâm: Ý thức lương thiện trỗi dậy trong hoàn cảnh bi kịch và khi ý thức ấy hồi sinh mạnh mẽ thì sinh mạng con người phải mất đi.

Sự kiện có tính chất tạo và chuyển biến tâm lí của nhân vật Chí Phèo là sự xuất hiện của Thị Nở. Tuy nhiên, Nam Cao không miêu tả sự xuất hiện ấy một cách ngọt ngào cũng không ưu ái cho cuộc tình kia một cái cục đẹp, một giấc mơ hạnh phúc đền trả cho những con người bất hạnh. Nam Cao lạnh lùng và dửng dưng với tất cả “Nam Cao lạnh lùng quá, kéo mép lên mới nở được một nụ cười khó nhọc”, tuy thế nhưng “thật ra mặt anh lạnh nhưng lòng anh ta sôi nổi”, do đó, cuộc tình của họ được xem là một trong những cuộc tình đẹp nhất trong văn học Việt Nam, không chỉ tình yêu mà còn là tình người. Sau một đêm ở vườn chuối và được Thị Nở - một người đàn bà xấu xí và gàn dở chăm sóc, Chí Phèo đã nghe lương tri trỗi dậy từ bên trong. Từ một thằng săng đá, “cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơn cơn, hai con mắt gườm gườm trong gớm chết”, hắn đã thấy được những hình ảnh đầu tiên, những âm thanh đầu tiên của cuộc đời của một con người – một con người thực sự. Đó là hình ảnh mặt trời bên ngoài, là tia nắng rực rỡ, là tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, là tiếng cười nói của những người đi chợ, là tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá… Chao ôi bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu thanh âm thường hằng của cuộc sống mà đến giờ anh mới thấy, mới nghe, mới nhận ra “bởi vì chưa bao giờ anh hết say”.

Bát cháo hành có lẽ là một trong những chi tiết nổi bật nhất trong truyện ngắn. Đúng như Pautopxki đã từng nói: “Chi tiết là hạt bụi vàng của tác phẩm”. Với ba lần xuất hiện, bát cháo hành đã thực hiện ngoạn mục cú lội ngược dòng cho nhân cách Chí Phèo, từ một tên lưu manh bị tha hóa trở về con đường thèm khát lương thiện, thèm khát hạnh phúc đời thường. Lần đầu tiên cầm bát cháo hành trên tay, hắn đã thấy mắt mình hình như ươn ướt bởi “xưa nay nào có ai tự nhiên cho hắn cái gì”, hắn phải dọa nạt, phải giật cướp, phải làm cho người ta khiếp sợ. Đấy là bát cháo là của tình thương, của tình người, của một kẻ gàn dở duy nhất không chối từ hắn ở cái làng Vũ Đại kia. Tương tự ở Đời thừa, nếu như ấm nước còn ấm của Từ thức tỉnh Hộ thì ở đây, bát cháo hành đã làm thay đổi kiếp sống của Chí Phèo. Lần thứ hai là sau khi hắn bị Thị Nở từ chối, bị định kiến xã hội chà đạp, hắn ngẩn người ra và đã ngửi thấy hương cháo hành. Lần thứ ba thoang thoảng thấy hương cháo hành là ngay sau đó, khi Thị chì chiết và bỏ đi, hắn ngay lập tức đã muốn giết cả gia đình nhà “con đĩ Nở” kia. Nhưng Chí đã không làm vậy, Chí đã gục đầu vào men rượu, uống cho tới say mèm đi và ôm mặt khóc rưng rức, nhưng lạ là hơi rượu không sặc sụa mà chỉ có hương cháo hành thoảng qua. Qua đó ta thấy, bát cháo hành là liều thuốc đã cứu rỗi lấy lương tâm quỷ dữ, dù cho sự thức tỉnh về sau phải dẫn tới những cái chết tàn khốc không kém. Chí đã thực sự tỉnh táo, thực sự nhận ra những mất mát đau đớn: mất người tình, mất cơ hội duy nhất để trở về cuộc sống lương thiện. Một kẻ tưởng như phải sống trọn đời là quỷ dữ, chỉ cần nhờ một bát cháo hành nhỏ nhoi, một hương cháo hành ấm áp đã có thể quay về khao khát bản tính con người mới đủ thấy, sức cảm hóa của tình thương lớn đến nhường nào.

Một chi tiết khác quan trọng không kém đó là cái lò gạch cũ – một địa điểm ghi dấu những thân phận bi kịch như lời nguyền của số phận. Là nơi bắt đầu cuộc đời bị khước từ của Chí Phèo cũng là nơi hứa hẹn một cuộc đời khác, một thằng Chí Phèo con với cuộc đời bị bóp nát chẳng kém khi hình ảnh cái lò gạch cũ chợt hiện ra trong đầu thị: “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người lại qua…” Chí Phèo sau khi thức tỉnh thực sự, sau khi nhận ra kẻ đã dồn đẩy mình vào đường cùng của sự sống, khiến hắn mất mát cả nhân hình lẫn nhân tính đã đến nhà Bá Kiến đòi lại món nợ “lương thiện”. Câu hỏi day dẳng: “Ai cho tao lương thiện?” có lẽ sẽ ám ảnh người đọc muôn đời. Giết chết Bá Kiến chính là sự giải thoát cho bản thân. Tự vẫn chính là hành động để hắn cứu lấy chính mình. Nhưng đến khi con người ấy chết đi, xã hội vẫn loại bỏ hắn đến cùng. Người ta vui mừng trước cái chết của tên Bá Kiến và thằng Chí Phèo. Đau đớn đến thế là cùng! Một thảm kịch tang thương kết thúc cho một số phận bùn nhơ. Thảm kịch ấy kết thúc một đời người nhưng nỗi đau giai cấp vẫn còn được tái hiện trong những sáng tác khác của Nam Cao. Cái chết của Lão Hạc còn được người ta xót thương, tiền đồ tối tăm của chị Dậu còn khiến cho bao giọt nước mắt mặn đắng xót xa rơi xuống còn cái chết của Chí Phèo chung cục chỉ đổi lấy sự hả hê, mỉa mai của dân làng Vũ Đại.

Chí Phèo là tác phẩm chẳng những thành công trên cả phương diện nội dung đã nói ở trên mà còn nổi bật trên phương diện nghệ thuật. Ngôn từ sắc, lạnh trong khắc họa nhân vật nhưng ấp ủ bên trong là một trái tim ấm, nóng luôn sôi sục yêu thương đã thể hiện được sự đa chiều trong tính cách nhân vật. Lối kể chuyện hấp dẫn, để cho nhân vật thản nhiên bước vào bằng những tiếng chửi chớ không phải bằng sự dàn dựng truyền thống, giới thiệu chi tiết ban đầu đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc. Những chi tiết được chọn lọc, xây dựng kĩ lưỡng, khéo léo đã đi từ tác phẩm văn chương vào hiện thực đời thường. Đặc biệt là kết cấu truyện vòng tròn – một điểm sáng trong cách viết của cả một giai đoạn văn học đương thời.

Câu 2: Giá trị nội dung:

Giá trị hiện thực: 

  • Sự đàn áp, bóc lột và tàn ác của bọn thực dân, phong kiến đối với những người nông dân trong xã hội xưa
  • Số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng thê thảm, bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa và cái chết là điều tất yếu để giải thoát họ khỏi những đau khổ.

Giá trị nhân đạo:

  • Lời kết án đanh thép xã hội tàn bạo đã phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động hiền lành, chất phác
  • Niềm cảm thông, chia sẻ, đau xót khi chứng kiến những con người hiền lành, lương thiện bị dày vò, tha hóa thành con quỷ dữ của cả làng
  • Khẳng định niềm tin của tác giả vào bản chất lương thiện của những người nông dân, ngay cả khi họ bị vùi dập
  • Lời cảnh báo của tác giá với số phận của những người nông dân Việt Nam trước Cách mạng

Giá trị nghệ thuật:

  Xây dựng thành công nhân vật điển hình bất hủ

  Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ

  Giọng điệu có vẻ thờ ơ, lạnh lùng, khách quan song đằng sau đó là sự xót thương, cảm thông của tác giả với nhân vật. 

  Ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc

  Bút pháp miêu tả tâm lí và diễn biến tâm lí tinh vi, sắc sảo

Câu 3: Câu chuyện về cuộc đời Chí Phèo bắt đầu bằng hình ảnh chiếc lò gạch cũ và cũng kết thúc bằng hình ảnh chiếc lò gạch cũ xa nhà cửa và vắng người lại qua. Nam Cao lấy hình ảnh này như một điển hình của người nông dân trong xã hội cũ. Cuộc đời chí phèo là cuộc đời của người nông dân bị tha hoá bởi cái khắc nghiệt trong xã hội cũ, cuộc sống xô đẩy chèn ép đẩy một con người từ anh canh điền hiền lành thành thằng vô công dồi nghề, chỉ biết rạch mặt ăn vạ. Số phận của chí phèo cũng là số phận của đại đa số người nông dân trong xã hội cũ, bị áp bức đến quên mất mục đích sống như Hộ của “Đời thừa”, tức nước đến vỡ bờ như chị Dậu của “Tắt đèn”…

=> Từ hình ảnh chí Phèo người ta như thấy rõ số phận con người trong xã hội cũ, một cuộc đời tăm tối không lối thoát, những mảnh đời bị chèn ép, không có quyền lựa chọn lối sống cho mình.

III. Soạn bài ngắn nhất: Chí Phèo (tiếp theo)

Câu 1: Nam Cao đã mở đầu thiên truyện một cách độc đáo, ấn tượng đó chính là tiếng chửi của Chí Phèo. Bởi thế tiếng chửi của Chí Phèo chính là sự giao tiếp của hắn với đời, hắn muốn được nói chuyện, muốn nói chuyện giao tiếp với mọi người, là phản ứng của hắn trước toàn bộ cuộc đời bất hạnh, bộc lộ tâm trạng bất mãn tột độ của một con người ý thức được rằng mình đã bị xã hội ruồng bỏ và mọi tiếng chửi rủa, than khóc, tỉnh táo hay say xỉn đều vô tác dụng

Câu 2: Những giây phút gặp thị Nở, Chí Phèo được sống những giấy phút làm người. Sự chăm sóc của người đàn bà xấu xí đã khơi dậy cái lương thiện trong con người Chí bấy lâu nay bị vùi dập

Sau khi gặp Thị Nở diễn biến tâm trạng của Chí Phèo trở nên phức tạp. Chí thấy mình hoàn toàn tỉnh táo và lần đầu tiên sau những cớn say triền miên, kể từ ngày ở tù về giờ hắn mới nghe được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống đời thường, bắt đầu nghĩ về đời mình, cảm nhận rõ sự cô độc, mong ngóng Thị Nở, khao khát được cùng Thị xây dựng một gia đình và thèm lương thiện.

Câu 3: Cuộc đời Chí Phèo là một chuỗi những đau khổ, những bất hạnh. Chí Phèo rơi vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng, mọi hy vọng cho một tương lai “làm người” bỗng chốc hóa thành mây khói sau khi bị thị Nở từ chối chung sống. Trong tận sâu thẳm tâm hồn, hắn ý thức được nỗi đau thân phận của mình, hắn ôm mặt khóc rưng rức và luôn thấy thoang thoảng mùi cháo hành. Hắn khao khát tình yêu thương, khát khao cuộc sống lương thiện.

Chí Phèo có hành động thật dữ dội, bất ngờ vì hắn thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi nhân hình và nhân tính của mình, biến mình thàng một con “quỷ” của làng Vũ Đại. Hắn không rẽ vào nhà thị Nở, hắn rẽ vào nhà Bá Kiến - lần này hắn đòi lương thiện. Điều này cho thấy, hắn đã thức tỉnh, hắn nhận ra mọi điều, hắn khao khát được trở thành người lương thiện Hắn biết rằng chỉ còn một cách là giết Bá Kiến rồi tự sát.  Bởi vì hắn hiểu rõ được tấn bi kịch của đời mình, hắn bị đẩy vào bước đường cùng khi không thể trở lại thành người lương thiện. 

Câu 4: Nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao: Xây dựng những nhân vật điển hình bất hủ (Chí Phèo và Bá Kiến). Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ, ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc. 

=> Nam Cao thể hiện được tư tưởng nhân đạo, lòng yêu thương, niềm tin yêu của ông vào những con người khốn khổ

Câu 5: Tác phẩm Chí Phèo đã thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao. Một trong số những nghệ thuật đó là nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ. Đó là giọng điều trần thuật hài hòa có sự kết hợp giữa lời đối thoại và lời độc thoại, giữa gián tiếp và lời nửa tiếp.

Câu 6: Nam Cao là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương. Ông gắn bó sâu nặng, giàu ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ. Ông quan niệm không có tình thương đồng loại thì không đáng gọi là người. => dẫn Nam Cao đến với con đường nghệ thuật hiện thực "vị nhân sinh".

Luyện tập

Câu 1: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay….sáng tạo những cái gì chưa có".  =>  ý kiến của về quan niệm nghệ thuật nói trên của nhà văn

Bài viết tham khảo

Trong kho tàng văn học Việt Nam, Nam Cao là một trong những nhà văn có đóng góp quan trọng và sáng tạo ra những tác phẩm hay và có ý nghĩa. Ông có quan điểm nghệ thuật sâu sắc, tiến bộ.  Trong truyện ngắn đời  thừa  Nam Cao viết: " Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có". Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một kiều mẫu đưa cho là cách diễn tả hình ảnh, ám chỉ thứ văn chương đẽo gọt, khuôn sáo, hời hợt, một thứ văn chụp ảnh hoặc minh họa giản đơn. Người thợ dù là người thợ khéo tay thì cùng chỉ sản xuất ra những thành phẩm hàng loạt theo mẫu mã có sẵn, dù có khéo léo cùng chỉ là một hình thức bắt chước, theo khuôn mẫu. Lao động của nhà văn thì khác hẳn. Đó là quá trình nghiền ngẫm, khám phá, tìm tòi những nội dung mới và hình thức diễn tả mới để tạo ra những sản phẩm độc nhất vô nhị của riêng mình, mang bản sắc độc đáo của từng nghệ sĩ. Mọi nghệ sĩ chân chính, có tài năng đều khao khát sáng tạo ra được những tác phẩm chân chính, sâu sắc. Nhưng không bao giờ họ bằng lòng với lối sao chép, rập khuôn hay phản ánh hiện thực cuộc sống trên bề mặt của nó. Nhà văn phải là người có cái nhìn nhạy bén và sâu xa hơn người để phát hiện những vấn đề sâu kín ở bề sâu của đời sống để đem đến cho người đọc những khía cạnh mới, những vấn đề mới đầy bất ngờ, sâu sắc, thú vị, có khả năng đánh thức vào trí tuệ trái tim, làm phong phú tâm hồn, thậm chí có thể làm thay đổi những thói quen, những nếp nghĩ thông thường.

Câu 2: Truyện ngắn Chí Phèo được coi là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Nam Cao đã tố cáo trước dư luận tình trạng thống khổ của nông dân dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến. Ông viết về những nạn nhân của bọn cường hào áp bức và tham nhũng đã dồn đẩy họ vào bước đường cùng, thậm chí tước đoạt quyền sống, quyền làm người của họ. Chí phèo lại như một  nhân vật mở đường cho luồng tư tưởng mới, dám đứng lên chống lại cái ác.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Phân tích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao - ngữ văn 11

Bài viết tham khảo

Chí Phèo là một tác phẩm tiêu biểu cho dòng văn học hiện thực phê phán trước cách mạng tháng Tám. Đó là lời tố cáo xã hội đanh thép, là tiếng kêu thống thiết cứu lấy nhân tính con người vẫn còn âm vang cho đến ngày nay.  Chí Phèo là truyện ngắn nổi tiếng xoay quanh cuộc đời của một nhân vật chính cùng tên. Toàn bộ tác phẩm khắc họa quá trình tha hóa nhân phẩm, quá trịnh trượt dài lương thiện của Chí. 

Chí xuất phát điểm là một anh nông dân hiền lành, chỉ biết cuốc mướn làm thuê với ước mơ giản dị. Rồi dưới xã hội “quần ngư tranh thực” ấy, anh nông dân kia rơi vào con đường tha hóa, bần cùng hóa để trở thành một tên chuyên rạch mặt ăn vạ, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Chí Phèo là đại diện tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Nhân vật này được xây dựng trên những đặc điểm tính cách tiêu biểu: hiền lành, thật thà; chăm chỉ, cần cù; thiết tha lương thiện nhưng cuối cùng lại bị cự tuyệt quyền làm người một cách đau đớn. Chí ngật ngưỡng bước ra trang sách bằng tiếng chửi “hắn vừa đi vừa chửi”, bằng bi kịch của một đứa con hoang bị bỏ rơi bên cạnh chiếc lò gạch cũ để phải cam chịu cảnh tủi nhục “hết lang thang đi ở cho nhà người này lại đi ở cho nhà người khác, năm hai mươi tuổi thì làm canh điển cho nhà Bá Kiến”, bằng những lần rạch mặt ăn vạ… để rồi nhờ Thị mà thức tỉnh và cũng chính sự thức tỉnh ấy dẫn đến hành động trả thù, đem đến một kết quả thương tâm: Ý thức lương thiện trỗi dậy trong hoàn cảnh bi kịch và khi ý thức ấy hồi sinh mạnh mẽ thì sinh mạng con người phải mất đi.

Bát cháo hành có lẽ là một trong những chi tiết nổi bật nhất trong truyện ngắn. Với ba lần xuất hiện, bát cháo hành đã thực hiện ngoạn mục cú lội ngược dòng cho nhân cách Chí Phèo, từ một tên lưu manh bị tha hóa trở về con đường thèm khát lương thiện, thèm khát hạnh phúc đời thường. Lần đầu tiên cầm bát cháo hành trên tay, hắn đã thấy mắt mình hình như ươn ướt bởi “xưa nay nào có ai tự nhiên cho hắn cái gì”, hắn phải dọa nạt, phải giật cướp, phải làm cho người ta khiếp sợ. Đấy là bát cháo là của tình thương, của tình người, của một kẻ gàn dở duy nhất không chối từ hắn ở cái làng Vũ Đại kia.  Qua đó ta thấy, bát cháo hành là liều thuốc đã cứu rỗi lấy lương tâm quỷ dữ, dù cho sự thức tỉnh về sau phải dẫn tới những cái chết tàn khốc không kém.

Chí Phèo là tác phẩm chẳng những thành công trên cả phương diện nội dung đã nói ở trên mà còn nổi bật trên phương diện nghệ thuật. Ngôn từ sắc, lạnh trong khắc họa nhân vật nhưng ấp ủ bên trong là một trái tim ấm, nóng luôn sôi sục yêu thương đã thể hiện được sự đa chiều trong tính cách nhân vật. Lối kể chuyện hấp dẫn, để cho nhân vật thản nhiên bước vào bằng những tiếng chửi chớ không phải bằng sự dàn dựng truyền thống, giới thiệu chi tiết ban đầu đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc. 

Câu 2: Giá trị nội dung:

- Giá trị hiện thực:  Sự đàn áp, bóc lột và tàn ác của bọn thực dân, phong kiến, số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng thê thảm, bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa và cái chết là điều tất yếu để giải thoát họ khỏi những đau khổ.

- Giá trị nhân đạo: Lời kết án đanh thép xã hội tàn bạo và niềm cảm thông, chia sẻ, đau xót, niềm tin của tác giả vào bản chất lương thiện của những người nông dân, ngay cả khi họ bị vùi dập và lời cảnh báo với số phận của những người nông dân Việt Nam trước Cách mạng.

Giá trị nghệ thuật: xây dựng thành công nhân vật điển hình bất hủ, trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ, ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc và bút pháp miêu tả tâm lí và diễn biến tâm lí tinh vi, sắc sảo.

Câu 3: Hình tượng Chí phèo điển hình cho người nông dân trong xã hội cũ:

Cuộc đời chí phèo là cuộc đời của người nông dân bị tha hoá bởi cái khắc nghiệt trong xã hội cũ, cuộc sống xô đẩy chèn ép đẩy một con người từ anh canh điền hiền lành thành thằng vô công dồi nghề, chỉ biết rạch mặt ăn vạ. Số phận của chí phèo cũng là số phận của đại đa số người nông dân trong xã hội cũ, bị áp bức đến quên mất mục đích sống như Hộ của “Đời thừa”, tức nước đến vỡ bờ như chị Dậu của “Tắt đèn”…

IV. Soạn bài cực ngắn: Chí Phèo (tiếp theo)

Câu 1: Ấn tượng trong cách vào truyện của Nam Cao chính là tiếng chửi của Chí Phèo

=> một kiếp sống cô độc của người nông dân bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ, không còn tư cách làm người. Chí Phèo tồn tại như một "bóng ma" nhưng là một "bóng ma" lạc lõng và không gây kinh sợ cho ai cả.

Câu 2: Sau khi gặp Thị Nở => Chí Phèo được sống với những giây phút làm người. 

Chí Phèo nghĩ về tương lai tươi đẹp hơn, được ước mơ suy nghĩ và tỉnh táo thực sự, mong muốn có được một gia đình trọn vẹn và sống lương thiện hơn.

Câu 3: Diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối  chung sống:

Hắn như tỉnh hẳn và chua xót nhận ra bi kịch tinh thần của cuộc đời mình - Hắn vật vã, đau đớn - Càng tuyệt vọng, hắn càng uống rượu; nhưng càng uống rượu, hắn càng tỉnh ra - hắn ôm mặt khóc rưng rức và luôn thấy thoang thoảng mùi cháo hành.

=> Hắn hiểu rõ được tấn bi kịch của đời mình, hắn bị đẩy vào bước đường cùng khi không thể trở lại thành người lương thiện. 

Câu 4: Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo ta thấy tác phẩm đã thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao

=> Xây dựng những nhân vật điển hình bất hủ

      Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên 

Câu 5: Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật

- Ngôn ngữ kể chuyện trần thuật linh hoạt, tự nhiên

- Ngôn ngữ nhân vật trần thuật hài hòa có sự kết hợp giữa lời đối thoại và lời độc thoại

=> Nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật.

Câu 6: Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao 

=> Con đường nghệ thuật hiện thực "vị nhân sinh": gắn bó sâu nặng, giàu ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt. 

=> Quan niệm: không có tình thương đồng loại thì không đáng gọi là người

Luyện tập

Câu 1: Nêu ý kiến về quan niệm nghệ thuật nói trên của nhà văn "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay….sáng tạo những cái gì chưa có".  

Bài viết tham khảo

Trong văn học Việt Nam ít có ngòi bút nào lách sâu đến chỗ tận cùng của xung đột âm thầm mà dữ dội ấy như ngòi bút của Nam Cao. Cái độc đáo của Nam Cao bộc lộ chủ yếu ở cách thức nhà văn đi sâu, tìm tòi, khám phá và diễn tả cái bề sâu của đời sống hiện thực. Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, có đóng  góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hóa truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam.Ông có quan điểm nghệ thuật sâu sắc, tiến bộ đạt được thành tựu xuất sắc, ông cũng là nhà văn có phong cách độc đáo. Trong truyện ngắn đời  thừa  Nam Cao viết: " Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có". 

Mỗi sáng tạo của một nhà văn tài năng phải là một tìm tòi mới, một khám phá mới. Đúng vậy. Mọi nghệ sĩ chân chính, có tài năng đều khao khát sáng tạo ra được những tác phẩm chân chính, sâu sắc. Nhưng không bao giờ họ bằng lòng với lối sao chép, rập khuôn hay phản ánh hiện thực cuộc sống trên bề mặt của nó. Nhà văn phải là người có cái nhìn nhạy bén và sâu xa hơn người để phát hiện những vấn đề sâu kín ở bề sâu của đời sống để đem đến cho người đọc những khía cạnh mới, những vấn đề mới đầy bất ngờ, sâu sắc, thú vị, có khả năng đánh thức vào trí tuệ trái tim, làm phong phú tâm hồn, thậm chí có thể làm thay đổi những thói quen, những nếp nghĩ thông thường.

Câu nói ngắn gọn nhưng đã thâu tóm những yêu cầu thật là gắt gao, nghiêm túc đối với người sáng tác văn chương. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một kiều mẫu đưa cho là cách diễn tả hình ảnh, ám chỉ thứ văn chương đẽo gọt, khuôn sáo, hời hợt, một thứ văn chụp ảnh hoặc minh họa giản đơn. Người thợ dù là người thợ khéo tay thì cùng chỉ sản xuất ra những thành phẩm hàng loạt theo mẫu mã có sẵn, dù có khéo léo cùng chỉ là một hình thức bắt chước, theo khuôn mẫu. Lao động của nhà văn thì khác hẳn. Đó là quá trình nghiền ngẫm, khám phá, tìm tòi những nội dung mới và hình thức diễn tả mới để tạo ra những sản phẩm độc nhất vô nhị của riêng mình, mang bản sắc độc đáo của từng nghệ sĩ.

Câu 2: Truyện ngắn Chí Phèo được coi là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại thể hiện đặc sắc nhất qua cách ông xây dựng truyện và hình tượng nhân vật Chí Phèo

- Tố cáo trước dư luận tình trạng thống khổ của nông dân dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến

- Hình tượng có giá trị tố cáo xã hội sâu => Chí Phèo– một nông dân lương thiện bị bần cùng hoá, lưu manh hóa

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Phân tích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao - ngữ văn 11

Bài viết tham khảo

Nam Cao đã để lại cho người đời sau những kiệt tác đặc sắc về nông dân dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến.  Trong đó, không thể nào không nhắc đến “Chí Phèo” – một sáng tác được xem là kết tinh của thực trạng nhân phẩm bị hủy hoại đến tàn khốc, của nỗi đau khôn nguôi ở kiếp người.  Chí Phèo là truyện ngắn nổi tiếng xoay quanh cuộc đời của một nhân vật chính cùng tên. Toàn bộ tác phẩm khắc họa quá trình tha hóa nhân phẩm, quá trịn trượt dài lương thiện của Chí. Xuất phát điểm là một anh nông dân hiền lành, chỉ biết cuốc mướn làm thuê với ước mơ giản dị nhưng Rồi dưới xã hội “quần ngư tranh thực” ấy, anh nông dân kia rơi vào con đường tha hóa, bần cùng hóa để trở thành một tên chuyên rạch mặt ăn vạ, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Chí Phèo là đại diện tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Nhân vật này được xây dựng trên những đặc điểm tính cách tiêu biểu: hiền lành, thật thà; chăm chỉ, cần cù; thiết tha lương thiện nhưng cuối cùng lại bị cự tuyệt quyền làm người một cách đau đớn. Sự kiện có tính chất tạo và chuyển biến tâm lí của nhân vật Chí Phèo là sự xuất hiện của Thị Nở. Thị Nở - một người đàn bà xấu xí và gàn dở chăm sóc, Chí Phèo đã nghe lương tri trỗi dậy từ bên trong. Từ một thằng săng đá, “cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơn cơn, hai con mắt gườm gườm trong gớm chết”, hắn đã thấy được những hình ảnh đầu tiên, những âm thanh đầu tiên của cuộc đời của một con người – một con người thực sự. Bát cháo hành có lẽ là một trong những chi tiết nổi bật nhất trong truyện ngắn. Một kẻ tưởng như phải sống trọn đời là quỷ dữ, chỉ cần nhờ một bát cháo hành nhỏ nhoi, một hương cháo hành ấm áp đã có thể quay về khao khát bản tính con người mới đủ thấy, sức cảm hóa của tình thương lớn đến nhường nào. 

Chí Phèo là một tác phẩm tiêu biểu cho dòng văn học hiện thực phê phán trước cách mạng tháng Tám. Đó là lời tố cáo xã hội đanh thép, là tiếng kêu thống thiết cứu lấy nhân tính con người vẫn còn âm vang cho đến ngày nay.

Câu 2: Nội dung: Sự tàn báo của xã hội đẩy người dân vào ngỏ cùng, niềm xót thương và niềm tin của tác giả đối với họ.

=> Xây dựng thành công nhân vật điển hình bất hủ, nghệ thuật trần thuật Ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc, bút pháp miêu tả tâm lí và diễn biến tâm lí 

Câu 3: Hình tượng Chí phèo điển hình cho người nông dân trong xã hội cũ. 

Câu chuyện về cuộc đời Chí Phèo bắt đầu bằng hình ảnh chiếc lò gạch cũ và cũng kết thúc bằng hình ảnh chiếc lò gạch cũ xa nhà cửa và vắng người lại qua. Nam Cao lấy hình ảnh này như một điển hình của người nông dân trong xã hội cũ. Hình ảnh về cuộc đời nhân vật Chí phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là hình ảnh chung của số phận người dân trong xã hội, những mảnh đời bị chèn ép, không có quyền lựa chọn lối sống cho mình. Từ hình ảnh chí Phèo người ta như thấy rõ số phận con người trong xã hội cũ, một cuộc đời tăm tối không lối thoát.

Tìm kiếm google: soan van 11 cuc ngan, soạn văn 11 siêu ngắn bài chí phèo, soạn văn 11 ngắn nhất

Xem thêm các môn học

Soạn văn 11 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com