Bài soạn siêu ngắn: Chí Phèo (tiếp theo) - Ngữ văn lớp 11

Bài soạn siêu ngắn: Chí Phèo (tiếp theo) - trang 146 sgk ngữ văn lớp 11 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Cách vào truyện của Nam Cao độc đáo như thế nào? Hãy nêu ý nghĩa tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo trong đoạn văn mở đầu thiên truyện. 

Trả lời:

  • Cách vào truyện độc đáo, ấn tượng (tiếng chửi của Chí Phèo).
  • Tiếng chửi đó là chửi đời, bộc lộ tâm trạng bất mãn tột độ khi bị xã hội ruồng bỏ, và bi kịch cô đơn, bị từ chối quyền làm người.

Câu 2: Việc gặp gỡ Thị Nở đã có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời Chi Phèo? Những gì đã diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ đó?

Trả lời:

  • Ý nghĩa: Chí Phèo được sống như một con người. Khi ốm, hắn được Thị chăm sóc, rồi cảm động, thấy cuộc đời mình cô độc, bất hạnh và có những khát khao bé nhỏ là làm một người bình thường: lấy vợ, sinh con, cày cấy sống qua ngày.

Câu 3: Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối  chung sống. Vì sao Chí Phèo có hành động thật dữ dội, bất ngờ (uống rượu,  xách dao đi giết Bá KIến rồi tự sát) ?

Trả lời:

  • Thị Nở từ chối: hắn rơi vào bế tắc, tuyệt vọng, và chua xót nhận ra bi kịch của cuộc đời – vốn sinh ra là người nhưng lại không được làm “người”. Hắn vật vã, đau đớn, càng uống lại càng tỉnh, khóc rưng rức vì đớn đau. Sau đó, hắn nhận ra căn nguyên, kẻ đã cướp quyền làm người của mình chính là Bá Kiến => hắn xách giao đi giết Bá Kiến rồi tự sát.

Câu 4: Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, hãy làm rõ nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao (chú ý việc khắc họa tính cách và nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật).

Trả lời:

Nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao qua việc xây dựng hình tượng các nhân vật và miêu tả tâm lý nhân vật:

  • Chí Phèo: ban đầu là một nông dân lương thiện, nhưng bị Bá Kiến đẩy vào đường cùng, biến thành tay sai rồi trở thành quỷ dữ làng Vũ Đại bị xã hội ruồng bỏ => đại diện cho tầng lớp nông dân có bản chất lương thiện rơi vào ngõ cụt bị tha hóa. 
  • Bá Kiến: giảo hoạt, ném đá giấu tay, mưu mô, quỷ kế => đại diện cho tầng lớp cường hào ác bá.

Câu 5: Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn này có gì đặc sắc?

Trả lời:

Nét đặc sắc: nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ. Có sự kết hợp đối thoại và độc thoại, giữa gián tiếp và lời nửa tiếp. Ngòi bút đi vào sâu trong nội tâm nhân vật, lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. => đóng góp cho quá trình hiện đại hóa của thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

Câu 6: Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn này?

Trả lời:

Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao: phát hiện và miêu tả phẩm chất tố đẹp của người lao động ngay khi tưởng như họ đã bị cái xã hội tàn ác cướp mất cả bộ mặt lẫn linh hồn người

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 11 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com