[toc:ul]
Câu 1: Bốn câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào?
Trả lời:
- Hai câu đầu tiên: không gian trống trải, buồn tẻ, tác giả cảm thấy bé nhỏ, cô đơn, lẻ loi.
- Hai câu thơ tiếp: hoàn cảnh: đêm trăng sáng mượn rượu giải sầu, tâm trạng tiếc nuối tuổi xuân.
Câu 2: Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và câu 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào?
Trả lời:
Hình ảnh thiên nhiên thể hiện sự bức bối trong tâm trạng và khát khao phá vỡ những lối mòn quen thuộc của cuộc sống để được tự do, tìm kiếm hạnh phúc.
Câu 3: Hai câu kết nói lên tâm sự gì của tác giả?
Trả lời:
Hai câu kết nói lên tâm trạng chán chường, buồn tủi vì tuổi trẻ đã qua, chỉ còn nỗi cay đắng, xót xa với số phận bất hạnh của bản thân mình (thân phận vợ lẽ, phải san sẻ tình yêu)
Câu 4: Bài thơ vừa nói lên bi kịch duyên phân vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh/chị hãy phân tích điều đó.
Trả lời:
Bi kịch duyên: phận vợ lẽ, cô đơn, uất ức => khao khát sống, hạnh phúc bộc lộ mạnh mẽ qua nhuuwxng hình ảnh, từ ngữ táo bạo.
[Luyện tập] Đọc Tự tình (bài I) dưới đây, nêu nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa Tự tình (bài I) và Tự tình (bài II)...
Trả lời:
Tương đồng:
- Nội dung: tâm trạng éo le của người phụ nữ trước số phận bất hạnh cảu mình và khao khát thoát khỏi bất hạnh ấy.
- Nghệ thuật: thể thơ Đường Luật, không gian rộng yên tĩnh, các từ ngữ có sức gợi.
Khác biệt:
- Tự tình (bài I): sự xót xa của Hồ Xuân Hương trước duyên phận hẩm hiu, kiếp sống làm vợ lẽ, đơn côi, lẻ loi và sự vươn lên trước nghịch cảnh để đối đầu với số phận.
- Tự tình (bài II): Tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.