Soạn văn 11 ngắn nhất bài: Tự Tình (Hồ Xuân Hương)

Soạn bài: Tự Tình (Hồ Xuân Hương)- ngữ văn 11 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Tự Tình (Hồ Xuân Hương) cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Bốn câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào?

Câu 2: Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và câu 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào?

Câu 3: Hai câu kết nói lên tâm sự gì của tác giả?

Câu 4: Bài thơ vừa nói lên bi kịch duyên phân vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh/chị hãy phân tích điều đó.

Câu 5: Giá trị nội dung và nghệ thuật

Luyện tập

Câu 1: Đọc Tự tình (bài I) dưới đây, nêu nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa Tự tình (bài I) và Tự tình (bài II)

TỰ TÌNH

(Bài I)

Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

Mõ thảm không khua mà cũng cốc,

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?

Trước nghe những tiếng thêm rề rĩ,

Sau giận vì duyên để mõm mòm,

Tài tử văn nhân ai đó tá?

Thân này đâu đã chịu già tom!

(Thơ Hồ Xuân Hương, Sđd)

II. Soạn bài siêu ngắn: Tự Tình (Hồ Xuân Hương)

Câu 1: Bốn câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non”

=> Tâm trạng buồn càng thêm buồn

     Hình ảnh nhỏ nhoi đến cô độc “trơ cái hồng nhan” của tác giả

     Hai câu thơ làm nổi bật lên sự cố đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình.

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”

=> Nỗi buồn u uất khiến nhân vật trữ tình tìm đến rượu để giải quên nhưng nỗi buồn không thể nguôi ngoai hơn được mà cứ say rồi lại tỉnh

     Câu thơ tả ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh tạo nên sự đồng nhất giữa trăng và người

Câu 2: Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và câu 6:

  Hai hình ảnh thiên nhiên rất dữ dội thể hiện sự bức bối trong tâm trạng và khát khao phá vỡ những lối mòn quen thuộc của cuộc sống để được tự do.

  Mang theo nỗi niềm phẫn uất của con người, không chịu khuất phục, mềm yếu.

  Thể hiện rõ hơn nỗi khát khao hạnh phúc, giải thoát khỏi cô đơn của nhân vật trữ tình.

Câu 3: Hai câu kết nói lên tâm sự:

  Tâm trạng chán chường, buồn tủi của nhà thơ.

  Phản phất sự cay đắng chua xót của người phụ nữ bất hạnh, có những cuộc tình duyên không trọn vẹn đủ đầy.

Câu 4: Bi kịch duyên phận được thể hiện qua các nghịch đối:

Duyên phận muộn màng, lỡ dở trong khi thời gian cứ lạnh lùng trôi đi

=> tâm trạng buồn tủi, phẫn uất nhưng ở đó vẫn tiềm ẩn khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, khát vọng chính đáng của người phụ nữ, khi mong ước về một hạnh phúc gia đình trọn vẹn.

Câu 5: Giá trị nội dung: 

  Bi kịch tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

  Tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le 

  Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương nói riêng, của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung

Giá trị nghệ thuật:

  Thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật

  Từ ngữ giản dị mà đặc sắc với những động từ mạnh

  Những hình ảnh giàu sức gợi

Luyện tập

Câu 1: Hai bài thơ Tự tình (bài I) và Tự tình (bài II)

Tương đồng:

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình (người phụ nữ) trong xã hội phong kiến xưa trước duyên phận hẩm hiu, đầy éo le và nghịch cảnh 

- Sự vươn lên để vượt thoát của con người trước nghịch cảnh ấy.

Khác biệt:

- Tự tình (bài I): sự xót xa trước duyên phận hẩm hiu, sự vươn lên trước nghịch cảnh để đối đầu với số phận.

- Tự tình (bài II): vừa phẫn uất trước duyên phận éo le, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.

III. Soạn bài ngắn nhất: Tự Tình (Hồ Xuân Hương)

Câu 1: hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả

  Hai câu đầu: Không gian: trống trải, mênh mông, khiến tâm trạng buồn càng thêm buồn. Trên cái nền không gian trống trải ấy xuất hiện hình ảnh nhỏ nhoi đến cô độc “trơ cái hồng nhan”. 

  Hai câu tiếp: u buồn, tìm đến rượu để giải quên nhưng nỗi buồn không thể nguôi ngoai hơn được mà cứ say rồi lại tỉnh. Câu thơ tả ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh tạo nên sự đồng nhất giữa trăng và người.

Câu 2:  Hai câu 5 - 6 mang đậm cá tính của Hồ Xuân Hương. Hai hình ảnh thiên nhiên rất dữ dội thể hiện sự bức bối trong tâm trạng và khát khao phá vỡ những lối mòn quen thuộc của cuộc sống để được tự do. Mang theo nỗi niềm phẫn uất của con người, không chịu khuất phục, mềm yếu. => nỗi khát khao hạnh phúc, giải thoát khỏi cô đơn của nhân vật trữ tình.

Câu 3: Hai câu kết nói lên tâm trạng chán chường, buồn tủi của nhà thơ

=> Sự cay đắng chua xót của người phụ nữ bất hạnh

     Những cuộc tình duyên không trọn vẹn đủ đầy

Câu 4: Do hoàn cảnh, bi kịch về duyên phận lỡ làng, muộn màng khi thời gian cứ trôi cứ trôi qua đi mà không đợi chờ ai. Bi kịch duyên phận được thể hiện qua các nghịch đối: duyên phận muộn màng, lỡ dở trong khi thời gian cứ lạnh lùng trôi đi. => Sự nghịch đối này dẫn đến tâm trạng buồn tủi, phẫn uất nhưng ở đó vẫn tiềm ẩn khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ.

Câu 5: Giá trị nội dung: Bài thơ nói lên bi kịch tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của họ.

Giá trị nghệ thuật: Tác giả đã vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật, sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc với những động từ mạnh và hình ảnh giàu sức gợi.

Luyện tập

Câu 1: Hai bài thơ Tự tình (bài I) và Tự tình (bài II) đều là tâm trạng của nhân vật trữ tình (người phụ nữ) trong xã hội phong kiến xưa trước duyên phận hẩm hiu, đầy éo le và sự vươn lên để vượt thoát trước nghịch cảnh ấy.

  Trong Tự tình (bài I) là sự vươn lên trước nghịch cảnh để đối đầu với số phận

  Trong Tự tình (bài II) là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương

IV. Soạn bài cực ngắn: Tự Tình (Hồ Xuân Hương)

Câu 1: Ta thấy trong 4 câu thơ đầu:

Hoàn cảnh và tâm trạng đều là sự cô độc, u buồn

=> Không gian trống trải

     Tìm đến rượu để giải quên, cứ say rồi lại tỉnh

Câu 2: Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và câu 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận => nỗi khát khao hạnh phúc, giải thoát khỏi cô đơn

Thiên nhiên trong hai câu thơ 5 và 6:

  • Mang theo nỗi niềm phẫn uất của con người
  • Khát khao phá vỡ những lối mòn quen thuộc của cuộc sống để được tự do

Câu 3: Hai câu kết là tâm trạng của kẻ làm lẽ nhưng cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, khi hạnh phúc với họ thật mong manh và không được nhận một cách chính đáng.

Câu 4: Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương: mong ước về một hạnh phúc gia đình trọn vẹn

Bi kịch duyên phận được thể hiện qua các nghịch đối => duyên phận muộn màng, lỡ dở trong khi thời gian cứ lạnh lùng trôi đi mà không đợi chờ ai.

Câu 5: Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương nói riêng, của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung qua bi kịch tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Qua nghệ thuật đặc sắc:

- Thể thơ => thất ngôn bát cú Đường Luật

- Từ ngữ =>  giản dị mà đặc sắc với những động từ mạnh

- Hình ảnh => giàu sức gợi

Luyện tập

Câu 1: Hai bài thơ Tự tình (bài I) và Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương có những điểm tương đồng:

- Duyên phận hẩm hiu, đầy éo le

- Sự vươn lên thoát nghịch cảnh

Khác biệt:

- Số phận: Tự tình (bài I) là sự xót xa; Tự tình (bài II) là sự phẫn uất

- Đối đầu:  Tự tình (bài I) là sự vươn lên; Tự tình (bài II) là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc

Tìm kiếm google: soan van 11 ngan nhat, soạn văn 11 siêu ngắn bài tự tình, soan van 11 cuc ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 11 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com