Soạn văn 11 ngắn nhất bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945

Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945- ngữ văn 11 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Về đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945:

a. Anh/chị hiểu thế nào về khái niệm “hiện đại hóa” được dùng trong bài học. Những nhân tố nào đã tạo điều kiện cho văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa? Quá trình hiện đại hóa đó diễn ra như thế nào?

b. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp như thế nào? Những điểm khác nhau giữa hai bộ phận văn học công khai và không công khai?

c. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng. Hãy giải thích nguyên nhân của tốc độ phát triển này.

Câu 2: Về thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945:

a. Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của lịch sử văn học Việt Nam là gì? văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 có đóng góp gì mới cho những truyền thống ấy?

b. Những thể loại văn học nào mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945? Sự cách tân, hiện đại hóa trong thể loại tiểu thuyết và thơ diễn ra như thế nào?

Luyện tập

Câu 1: Vì sao có thể gọi văn học việt nam 30 năm đầu thế kỉ XXn( từ 1900 đến 1930) là văn học giao thời?

II. Soạn bài siêu ngắn: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945

Câu 1: a. Khái niệm: Hiện đại hóa văn học Việt Nam

  Là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại.

  Quá trình đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây

  Quá trình hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới.

Quá trình hiện đại hóa đó diễn ra :

  Thực dân Pháp bình định xong đất nước tiến hành khai thác thuộc địa  Xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc theo hướng hiện đại hóa.

  Xuất hiện nhiều đô thị mới và những tầng lớp mới.

  Nhu cầu về văn hoá, thẩm mĩ ở trong nước có sự thay đổi.

  Ảnh hưởng của văn hoá phương Tây (đặc biệt là Pháp).

  Chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán và chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực, được phổ biến rộng rãi

  Những nghề phục vụ cho văn học như nghề báo, nghề in, xuất bản cũng có sự phát triển; đời sống văn học trở nên sôi nổi.

b. Văn học phân hóa thành hai bộ phận;

1. Bộ phận văn học phát triển hợp pháp (công khai):

Gồm các sáng tác được đăng tải và xuất bản công khai

Có tính dân tộc và có tư tưởng lành mạnh nhưng không có được ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp chính quyền thực dân

2. Bộ phận văn học phát triển bất hợp pháp và nửa hợp pháp (không công khai):

  Sản phẩm của các nhà văn – chiến sĩ

  Bộ phận văn học cách mạng. .

  Trở thành dòng chủ của văn học VN sau này

c. Nguyên nhân khiến văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng:

  Do thúc bách của thời đại

  Do sức sống nội tại của nề văn học dân tộc.

  Do sự thức tỉnh ý thức cá tôi cá nhân.

  Văn chương đã trở thành nghề kiếm sống.

Câu 2: Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945

a. Kế thừa và phát huy những truyền thống quý báu của văn học dân tộc la chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo:

  Lòng yêu nước gắn liền với quê hương đất nước

  Trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc, 

  Ca ngợi cảnh đẹp của quê hương đất nước

  Lòng yêu nước gắn kiền với tinh thần quốc tế vô sản.

  Chủ nghĩa nhân đạo gắn với sự thức tỉnh ý thức cá nhân của người cầm bút

  Quan tâm tới con người bình thường trong xã hội, nhất là tầng lớp nhân dân khổ cực, lầm than.

  Thể hiện khát vọng mãnh liệt của mỗi cá nhân, đề cao vẻ đẹp hình thức, phẩm giá và phát huy cao độ tài năng của mỗi người.

b. Văn học đạt được nhiều thành tựu, tiêu biểu các thể loại của văn xuôi được kết tinh  ở tiểu thuyết và truyện ngắn:

  Nhóm Tự lực văn đoàn với nhiều tác phẩm xuất sắc  đã đẩy cuộc cách tân tiểu thuyết lên một bước mới

  Truyện ngắn đạt được thành tựu phong phú và vững chắc, với các đề tài về truyện ngắn trào phúng, truyện ngắn trữ tình, truyện ngắn viết về người nông dân và người trí thức nghèo.. 

  Phóng sự ra đời đầu những năm 30 và phát triển mạnh.

  Kich nói cũng là thể loại mới và gây được tiếng vang lớn.

  Bút kí, tuỳ bút, kịch, phê bình văn học phát triển.

Luyện tập

Câu 1: Gọi văn học việt nam 30 năm đầu thế kỉ XXn( từ 1900 đến 1930) là văn học giao thời vì:

  Giai đoạn này có những thay đổi về mặt nội dung, nghệ thuật khá hiện đại, nhưng vẫn còn tồn đọng những hơi hướng của văn học trung đại.

  Văn học giai đoạn này mang dáng dấp của những sự cách tân, nhưng vẫn chưa thoát khỏi hẳn thi pháp văn học trung đại.

  Sự đổi mới còn có những trở ngại nhất định, bởi sự níu kéo của cái cũ.

  Những sáng tác của Hồ Biểu Chánh: vẫn còn kết cấu chương hồi quen thuộc, ngôn ngữ, kết cấu,... của văn học Trung Đại.

  Tản Đà được xem là cầu nối giao thời 2 nền văn học: Sáng tác của ông vừa có những thi liệu, thi tứ, hình thức của thơ trung đại, vừa mang những hơi thở đầu tiên của văn học hiện đại.

III. Soạn bài ngắn nhất: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945

Câu 1: a. Hiện đại hóa văn học Việt Nam là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới.

Các nhân tố đã tạo điều kiện cho văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi mới: Thực dân Pháp bình định xong đất nước tiến hành khai thác thuộc địa  Xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc theo hướng hiện đại hóa, xuất hiện nhiều đô thị mới và những tầng lớp mới, nhu câu về văn hóa, ảnh hưởng Phương Tây, Chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán và chữ Nôm và nghề phục vụ cho văn học như nghề báo, nghề in, xuất bản cũng có sự phát triển; đời sống văn học trở nên sôi nổi.

b. Văn học phân hóa thành hai bộ phận: 

Bộ phận văn học phát triển hợp pháp (Những tác phẩm này vẫn có tính dân tộc và có tư tưởng lành mạnh nhưng không có được ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp chính quyền thực dân) 

Bộ phận văn học phát triển bất hợp pháp và nửa hợp pháp (không công khai) là sản phẩm của các nhà văn – chiến sĩ. Đây là bộ phận văn học cách mạng

c. Nguyên nhân khiến văn học Việt Nam phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng là do thúc bách của thời đại, sức sống nội tại của nề văn học dân tộc, sự thức tỉnh ý thức cá tôi cá nhân và văn chương đã trở thành nghề kiếm sống.

Câu 2: a. Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 Kế thừa và phát huy những truyền thống quý báu của văn học dân tộc la chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo. 

Thể hiện qua lòng yêu nước gắn liền với quê hương đất nước, truyền thống văn hóa dân tộc, cảnh đẹp của quê hương đất nước, chủ nghĩa nhân đạo gắn với sự thức tỉnh ý thức cá nhân của người cầm bút. Quan tâm tới con người bình thường trong xã hội và thể hiện khát vọng mãnh liệt của mỗi cá nhân

b. Văn học đạt được nhiều thành tựu như nhóm Tự lực văn đoàn với nhiều tác phẩm xuất sắc  đã đẩy cuộc cách tân tiểu thuyết lên một bước mới; truyện ngắn đạt được thành tựu phong phú và vững chắc, với các đề tài về truyện ngắn trào phúng, truyện ngắn trữ tình, truyện ngắn viết về người nông dân và người trí thức nghèo; phóng sự ra đời đầu những năm 30 và phát triển mạnh cùng với đó kich nói cũng là thể loại mới và gây được tiếng vang lớn; Bút kí, tuỳ bút, kịch, phê bình văn học phát triển.

Luyện tập

Câu 1: Gọi thời đoạn văn học 1900 - 1930 là văn học giao thời, vì ở giai đoạn này có những thay đổi về mặt nội dung, nghệ thuật khá hiện đại, nhưng vẫn còn tồn đọng những hơi hướng của văn học trung đại. Văn học giai đoạn này mang dáng dấp của những sự cách tân, nhưng vẫn chưa thoát khỏi hẳn thi pháp văn học trung đại. Sự đổi mới còn có những trở ngại nhất định, bởi sự níu kéo của cái cũ.

=> Qua sáng tác của Hồ Biểu Chánh (vẫn còn kết cấu của văn học Trung Đại) hay Tản Đà (được xem là cầu nối giao thời 2 nền văn học)

IV. Soạn bài cực ngắn: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945

Câu 1: a. 

- Hiện đại hóa văn học Việt Nam: 

Thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây

- Các nhân tố tạo điều kiện: Thực dân Pháp bình định, nhiều đô thị tầng lớp, văn hóa thẩm mĩ, ảnh hưởng văn hóa Tây và chữ Hán và chữ Nôm được thay thế.

b. Hai bộ phận văn học là Bộ phận văn học phát triển hợp pháp (công khai) và Bộ phận văn học phát triển bất hợp pháp và nửa hợp pháp (không công khai)

c. Nguyên nhân khiến văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng do:

1. Thời đại

2. Sức sống nội tại

3. Sự thức tỉnh ý thức cái tôi cá nhân

4. Văn chương đã trở thành nghề kiếm sống. 

Câu 2: Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945:

a. Truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của lịch sử văn học Việt Nam:

- Kế thừa và phát huy chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo (lòng yêu nước; ca ngợi con người, thiên nhiên; thể hiện khát vọng cá nhân,…)

b. Thành tựu tiêu biểu:

- Tiểu thuyết văn xuôi => Nhóm Tự lực văn đoàn với nhiều tác phẩm xuất sắc

- Truyện ngắn => đạt được thành tựu phong phú và vững chắc

- Phóng sự, kịch, Bút kí, tuỳ bút, kịch, phê bình văn học => phát triển mạnh

Luyện tập

Câu 1: Văn học việt nam 30 năm đầu thế kỉ XXn( từ 1900 đến 1930) là văn học giao thời:

Thay đổi về mặt nội dung, nghệ thuật, tồn đọng những hơi hướng của văn học trung đại. Mang dáng dấp của những sự cách tân, nhưng vẫn chưa thoát khỏi hẳn thi pháp văn học trung đại => Hồ Biểu Chánh, Tản Đà

Tìm kiếm google: soan van 11 cuc ngan, soạn văn 11 siêu ngắn, soạn văn 11 bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945

Xem thêm các môn học

Soạn văn 11 tập 1 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net