[toc:ul]
Câu 1: Trong các đoạn trích dưới đây, người viết đã phân tích đối tượng từ những mối quan hệ nào?
a. Nỗi riêng riêng những bàn hoàn trong lòng Thúy Kiều đêm nay là vậy. Nàng chỉ có thức với ngọn đèn cho đến khi dầu khô trong đĩa mà dòng lệ vẫn không dứt đầm khăn: Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn, bởi nàng chỉ có xót đau rồi đau xót chứ chưa tìm được phương kế nào. Bàn hoàn mang ý quanh quẩn, quẩn quanh, lại thêm những (bàn hoàn) nên càng thêm rối rắm. Âm điệu câu thơ lại xoáy sâu vào trong lòng cô độc, vào chỗ sâu kín nhất, chỉ mình biết mình hay (nỗi riêng, riêng những), càng tăng cái giày vò của tâm trạng, đang hoàn toàn bế tắc.
(Lê Trí Viễn, Đến với thơ hay)
b. Còn rất nhiều câu có thể tiêu biểu cho lối xúc cảm riêng của Xuân Diệu. Tôi chỉ dẫn một thí dụ này nữa. Trong bản dịch Tỳ bà hành của Phan Huy Vịnh có hai câu:
Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt
Một vừng trăng trong vắt lòng sông
Tả cảnh chung quanh thuyền sau khi người Tỳ bà phụ vừa đánh đàn xong. Một cái cảnh lặng lẽ, lạnh lùng ẩn một mối buồn âm thầm, kín đáo. Thế Lữ có lẽ đã nhớ đến hai câu ấy khi viết:
Tiếng diều sáo nao nao trong vắt,
Trời quang mây xanh ngắt màu lơ.
Mặc dầu hai chữ" nao nao" có đưa vào trong câu thơ một chút rung động, ta vẫn chưa xa gì cái không khí bình yên trên bến Tầm Dương. Với Xuân Diệu cả tình lẫn cảnh trở nên xôn xao vô cùng. Người kỹ nữ của Xuân Diệu cũng bơ vơ như người tỳ bà phụ nhưng nàng không lặng lẽ buồn ta thấy nàng run lên vì đau khổ:
Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo;
Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da.
(Hoài Thanh – Hoài Chân)
Câu 2: Phân tích vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương
Câu 1: Người viết đã phân tích đối tượng từ những mối quan hệ:
a. Quan hệ nội bộ của đối tượng (diễn biến, các cung bậc tâm tạng bàn hoàn của Thúy Kiều)
=> Đó là cung bậc tâm trạng của Kiều vô cùng đau xót và hoàn toàn bế tắc trước hoàn cảnh cuộc sống.
b. Quan hệ giữa đối tượng này với đối tượng khác
=> Có mối liên quan là bài thơ Lời kĩ nữ của Xuân Diệu và bài Tì bà hành của Bạch Cư Dị.
Câu 2: Vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương:
Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc, có sức biểu đạt cao
Phép đảo trật tự cú pháp trong hai câu:
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Sự kết hợp giữa những động từ mạnh: xiên, đâm với các bổ ngữ độc đáo: ngang, toạc
Nghệ thuật điệp từ: lại, xuân
Nghệ thuật sử dụng sóng đôi các cặp từ trái nghĩa: say - tỉnh, khuyết - tròn, đi - lại
Nghệ thuật tăng tiến: san sẻ - tí - con con
Câu 1: a. Quan hệ được lấy làm cơ sở để phân chia đối tượng phục vụ cho việc lập luận phân tích là quan hệ nội bộ của đối tượng (diễn biến, các cung bậc tâm tạng bàn hoàn của Thúy Kiều), đó là cung bậc tâm trạng của Kiều vô cùng đau xót và hoàn toàn bế tắc trước hoàn cảnh cuộc sống.
b. Quan hệ làm cơ sở cho lập luận phân tích trong đoạn văn trên là quan hệ giữa đối tượng này với đối tượng khác, có mối liên quan là bài thơ Lời kĩ nữ của Xuân Diệu và bài Tì bà hành của Bạch Cư Dị.
Câu 2: Vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương thể hiện qua nghệ thuật sử dụng từ ngữ (giàu hình ảnh và cảm xúc); Nghệ thuật sử dụng sóng đôi các cặp từ trái nghĩa ( say – tỉnh, khuyết – tròn, đi – lại); Nghệ thuật lặp từ (xuân) và phép tăng tiến (san sẻ - tí – con con).
Ngoài ra tác giả còn sử dụng kết hợp giữa những động từ mạnh (xiên, đâm) với các bổ ngữ độc đáo (ngang, toạc) làm nổi bật sự bướng bỉnh và ngang ngạnh và Phép đảo trật tự cú pháp trong hai câu “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám / Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”
Câu 1:
Trong câu a:
Trong câu b:
Câu 2: Phân tích vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương
1. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ:
- Từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc, có sức biểu đạt cao
- Sử dụng sóng đôi các cặp từ trái nghĩa, góp phần biểu lộ trạng thái bế tắc: say - tỉnh, khuyết - tròn, đi - lại.
- Kết hợp giữa những động từ mạnh (xiên, đâm) với các bổ ngữ độc đáo (ngang, toạc)
2. Các biện pháp tu từ:
- Nghệ thuật điệp từ (lại, xuân).
- Nghệ thuật tăng tiến (san sẻ - tí - con con).
- Phép đảo trật tự cú pháp trong hai câu:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”