Soạn văn 11 ngắn nhất bài: Chiếu cầu hiền

Soạn bài: Chiếu cầu hiền - ngữ văn 11 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Chiếu cầu hiền Chiếu cầu hiền cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Anh/chị hãy cho biết bài chiếu gồm có mấy phần và nội dung của mỗi phần. Từ đó, hãy khái quát nội dung chính của một văn bản “cầu hiền”.

Câu 2: Hãy cho biết: bài chiếu được viết nhằm đối tượng nào? Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là gì? Có phù hợp với đối tượng không?

Câu 3: Qua bài chiếu, anh/chị hãy nhận xét về tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung?

II. Soạn bài siêu ngắn: Chiếu cầu hiền

Câu 1: Bố cục của bài chiếu gồm 3 phần:

Phần 1:  (từ đầu đến "... ý trời sinh ra người hiền vậy") nói lên sứ mệnh, vai trò của người hiền tài đối với vua và đất nước.

Phần 2: (tiếp theo đến "... vì mưu lợi mà phải bán rao.") cách ứng xử của người hiền tài và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước.

Phần 3: còn lại: đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

Nội dung chính: 

  • Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.

Câu 2: Bài chiếu được viết nhằm đối tượng: những sĩ phu Bắc Hà còn sống ẩn dật hoặc tỏ thái độ bất hợp tác với triều đại mới

Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là:

  •   Nêu ra mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử, tác giả kết luận mọi hiền tài đều hướng về thiên tử như các tinh tú đều chầu về ngôi Bắc Thần
  •   Sau đó tác giả nêu ra cách ứng xử của bậc hiện tại khi Tây Sơn ra Bắc Hà tiêu diệt họ Trịnh, cách ứng xử không đúng với lẽ phải. 
  •   Phần cuối cùng tác giả nêu lên thái độ trọng nhân tài của Quang Trung, thái độ hết sức khiêm nhường, chân thành và cũng rất quyết tâm.

Bài chiếu có tính mẫu mực, thể hiện trong sự chặt chẽ và tính chất logic của các luận điểm.

Các từ ngữ trong bài được sử dụng trang trọng, phù hợp với ngôn ngữ của vị vua đứng đầu đất nước.

Câu 3:  Nhận xét tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung:

  Tư tưởng của vua Quang Trung là chính sách lấy dân làm trọng, coi trọng ý kiến của dân

  Cách tiến cử người tài hết sức thông thoáng

  Lời kêu gọi chân thành những người có đức có tài

  Chiếu cầu hiền không chỉ nói lên chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung mà còn cho ta thấy được tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng vì dân vì nước của nhà vua để xây dựng triều đại mới lúc bấy giờ.  vua đánh giá rất cao vai trò của hiền tài trong việc xây dựng đất nước

III. Soạn bài ngắn nhất: Chiếu cầu hiền

Câu 1: Bố cục của bài chiếu gồm 3 phần lần lượt là: nói lên sứ mệnh, vai trò của người hiền tài đối với vua và đất nước (ừ đầu đến "... ý trời sinh ra người hiền vậy"); cách ứng xử của người hiền tài và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước (tiếp theo đến "... vì mưu lợi mà phải bán rao."); đường lối cầu hiền của vua Quang Trung (Còn lại)

=> Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.

Câu 2: Bài chiếu được viết nhằm đối tượng là những sĩ phu Bắc Hà còn sống ẩn dật hoặc tỏ thái độ bất hợp tác với triều đại mới. Với các luận điểm đưa ra để thuyết phục là như nêu ra mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử (mọi hiền tài đều hướng về thiên tử như các tinh tú đều chầu về ngôi Bắc Thần), Sau đó tác giả nêu ra cách ứng xử của bậc hiện tại khi Tây Sơn ra Bắc Hà tiêu diệt họ Trịnh, cách ứng xử không đúng với lẽ phải. Phần cuối cùng tác giả nêu lên thái độ trọng nhân tài của Quang Trung.

=> Các từ ngữ trong bài được sử dụng trang trọng, phù hợp với ngôn ngữ của vị vua đứng đầu đất nước. Bài chiếu có tính mẫu mực, thể hiện trong sự chặt chẽ và tính chất logic của các luận điểm.

Câu 3: Tư tưởng của vua Quang Trung thể hiện chính sách lấy dân làm trọng, coi trọng ý kiến của dân, Nhà vua đánh giá rất cao vai trò của hiền tài trong việc xây dựng đất nước (tiến cử người tài hết sức thông thoáng, lời kêu gọi chân thành) => Chiếu cầu hiền không chỉ nói lên chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung mà còn cho ta thấy được tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng vì dân vì nước của nhà vua để xây dựng triều đại mới lúc bấy giờ

IV. Soạn bài cực ngắn: Chiếu cầu hiền

Câu 1: Bố cục của bài chiếu gồm 3 phần

1. Sứ mệnh, vai trò của người hiền tài đối với vua và đất nước => từ đầu đến "... ý trời sinh ra người hiền vậy"

2. Cách ứng xử của người hiền tài và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nướctiếp theo đến => "... vì mưu lợi mà phải bán rao."

3. Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung => còn lại

Khái quát nội dung chính của một văn bản “cầu hiền” như sau: 

- Văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn

- Động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước

Câu 2: 

- Đối tượng: những sĩ phu Bắc Hà => sống ẩn dật hoặc tỏ thái độ bất hợp tác với triều đại mới

- Các luận điểm:

1. Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử.

2. Cách ứng xử của bậc hiện tại khi Tây Sơn ra Bắc Hà tiêu diệt họ Trịnh

3. Thái độ trọng nhân tài của Quang Trung => khiêm nhường, chân thành và cũng rất quyết tâm

Câu 3: Tư tưởng của Quang Trung thể hiện ở: 

- Chính sách lấy dân làm trọng, coi trọng ý kiến của dân

- Đánh giá rất cao vai trò của hiền tài trong việc xây dựng đất nước

- Không chỉ nói lên chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung mà còn cho ta thấy được tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng vì dân vì nước của nhà vua để xây dựng triều đại mới lúc bấy giờ.

Tìm kiếm google: soan van 11 ngan nhat, soạn văn 11 bài Chiếu cầu hiền, soan van 11 sieu ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 11 tập 1 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net