Soạn văn 11 ngắn nhất bài: Luyện tập thao tác lập luận phân tích

Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận phân tích - ngữ văn 11 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Luyện tập thao tác lập luận phân tích cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Anh/chị hãy phân tích hai căn bệnh trên.

Câu 2: Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường trong hai câu thơ:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng hét loa.

(Trần Tế Xương, Vịnh khoa thi Hương)

II. Soạn bài siêu ngắn: Luyện tập thao tác lập luận phân tích

Câu 1: Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác

Gợi ý làm bài:

a. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:

Giải thích khái niệm: tự ti là tự đánh giá thấp mình, tự cho rằng mình không thể làm được điều gì nên thiếu tự tin. Tự ti hoàn toàn khác với khiêm tốn.

Những biểu hiện thái độ tự ti:

  • Luôn tự coi mình kém cỏi, không bằng người khác
  • Mặc cảm, e dè, không giám phấn đấu, không dám vươn lên
  • Không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường, sự hiểu biết, kiến thức… của mình.
  • Nhút nhát, thường tránh xa những chỗ đông người.

Tác hại của thái độ tự ti: khiến bản thân không thể phát triển, không dám đón nhận những cơ hội, thử thách mới cho mình.

b. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ:

Giải thích khái niệm: tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác. Tự phụ khác với tự hào.

Những biểu hiện của thái độ tự phụ:

  • Luôn tự coi mình là hơn người, giỏi giang, không ai bằng mình
  • Kiêu ngạo, coi thường mọi người, chỉ nghĩ đến bản thân.
  • Luôn tự cho mình là đúng ở mọi việc.
  • Khi làm được một việc gì đó lớn lao thì thậm chí còn tỏ ra coi thường người khác, cho mình là giỏi giang.

Tác hại của tự phụ: không thể hòa đồng cùng bạn bè, đồng nghiệp, không có tinh thần làm việc tập thể cùng đóng góp chung, từ đó sẽ khiến bạn bè xa lánh và coi thường

c. Sự giống nhau

Tuy là hai thái độ trái ngược nhau nhưng bản chất của tự ti và tự phụ đều là cách sống xuất phát từ cá nhân, thu về cá nhân, không phải là cách sống hòa hợp với mọi người

Cả hai cách sống đó đều dẫn đến chỗ xa lánh tập thể, không phù hợp với nguyên tắc sống của thời đại ngày nay và đều dẫn đến tác hại là bị cô lập, không nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng để tiến bộ.

Mỗi người muốn tiến bộ trong cuộc sống thì phải hòa hợp với mọi người trong một quan hệ bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau, cùng chia sẻ với nhau, học hỏi nhau để cùng tiến bộ. 

Câu 2: Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường trong hai câu thơ

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng hét loa.

a. Giới thiệu hai câu thơ và định hướng phân tích

b. Nghệ thuật thể hiện qua hai câu thơ

Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình tượng và cảm xúc qua các từ như lôi thôi, ậm ọe.

Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình: giàu hình tượng và cảm xúc ==> hình dung cụ thể về hình ảnh sĩ tử, quan trường.

Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp:

Sĩ tử : luộm thuộm, vất vả, bệ rạc.

Quan trường : có vẻ oai phong, nạt nộ nhưng thực chất chỉ là sự giả dối.

Làm nổi bật hình dáng, hành động của các sĩ tử và quan trường.

Cảnh trường thi: huyên náo, lộn xộn, thiếu nghiêm túc

c. Cảm nghĩ của bản thân về cách thi cử dưới thời phong kiến:

  Sự ô hợp, láo nháo trong thi cử

  Hình ảnh sĩ tử phong nhã thanh cao đã biến đi đâu mất, mà thay vào đó là hình ảnh lôi thôi, luộm thuộm

  Hình ảnh quan trường phải mạnh mẽ, bạo dạn, thì nay lại cho thấy sự yếu ớt, khiếp sợ ậm ẹ thét loa

III. Soạn bài ngắn nhất: Luyện tập thao tác lập luận phân tích

Câu 1: Phân tích Tự ti và tự phụ:

1. Tự ti: là tự đánh giá thấp mình, tự cho rằng mình không thể làm được điều gì nên thiếu tự tin. 

Biểu biện: Luôn tự coi mình kém cỏi, không bằng người khác; e dè, không giám phấn đấu; Không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường, sự hiểu biết, kiến thức; nhút nhát, thường tránh xa những chỗ đông người

Tác hại: không thể phát triển, không dám đón nhận những cơ hội, thử thách mới 

2. Tự phụ:  đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác.

Biểu hiện: Luôn tự coi mình là hơn người, giỏi giang, không ai bằng; kiêu ngạo, coi thường mọi người, chỉ nghĩ đến bản thân; luôn tự cho mình là đúng ở mọi việc, tỏ ra coi thường người khác, cho mình là giỏi giang.

Tác hại: không thể hòa đồng cùng bạn bè, đồng nghiệp, không có tinh thần làm việc tập thể cùng đóng góp chung, từ đó sẽ khiến bạn bè xa lánh và coi thường

3. Hai căn bệnh tự ti và tự phụ:

Trái ngược nhau: một bên tự hạ thấp mình, một bên tự đề cao mình

Giống nhau: Đều là cách sống xuất phát từ cá nhân, thu về cá nhân, không phải là cách sống hòa hợp với mọi người

Thoát khỏi tự phụ và tự ti: biết đánh giá đúng bản thân để phát huy được hết khả năng, điểm mạnh cũng như có thể khắc phục được những điểm yếu; giúp đỡ lẫn nhau, cùng chia sẻ với nhau, học hỏi nhau để cùng tiến.

Câu 2: Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường trong hai câu thơ:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng hét loa.

1. Giới thiệu hai câu thơ

2. Phân tích 2 câu thơ qua nghệ thuật

- Sử dụng từ ngữ: 

Giàu hình tượng và cảm xúc (các từ như lôi thôi, ậm ọe)

Từ láy tượng thanh và tượng hình

- Đảo trật tự cú pháp: Sĩ tử: luộm thuộm, vất vả, bệ rạc - Quan trường : có vẻ oai phong, nạt nộ nhưng thực chất chỉ là sự giả dối - Cảnh trường thi: huyên náo, lộn xộn, thiếu nghiêm túc.

3. Cảm nghĩ của bản thân:

Sự ô hợp, láo nháo trong thi cử, ảnh sĩ tử phong nhã thanh cao đã biến đi đâu mất, mà thay vào đó là hình ảnh lôi thôi, luộm thuộm. Hình ảnh quan trường phải mạnh mẽ, bạo dạn, thì nay lại cho thấy sự yếu ớt, khiếp sợ ậm ẹ thét loa.

IV. Soạn bài cực ngắn: Luyện tập thao tác lập luận phân tích

Câu 1: Phân tích Tự ti và tự phụ:

- Tự ti (tự đánh giá thấp mình) => Luôn tự coi mình kém cỏi, không bằng người khác; e dè, không giám phấn đấu; Không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường, sự hiểu biết, kiến thức; nhút nhát, thường tránh xa những chỗ đông người

=> Không thể phát triển, không dám đón nhận những cơ hội, thử thách mới 

- Tự phụ (đề cao quá mức bản thân) => Luôn tự coi mình là hơn người, giỏi giang, không ai bằng; kiêu ngạo, coi thường mọi người, chỉ nghĩ đến bản thân; luôn tự cho mình là đúng ở mọi việc, tỏ ra coi thường người khác, cho mình là giỏi giang.

=> Không thể hòa đồng cùng bạn bè, đồng nghiệp, không có tinh thần làm việc tập thể cùng đóng góp chung, từ đó sẽ khiến bạn bè xa lánh và coi thường

- Tự ti và tự phụ:  một bên tự hạ thấp mình >< một bên tự đề cao mình

- Cả 2 đều là cách sống xuất phát từ cá nhân, thu về cá nhân, không phải là cách sống hòa hợp với mọi người

-  Đánh giá đúng bản thân để phát huy được hết khả năng; giúp đỡ lẫn nhau, cùng chia sẻ với nhau, học hỏi nhau để cùng tiến. => Thoát khỏi tự ti và tự phụ

Câu 2: Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường trong hai câu thơ:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng hét loa.

Phân tích gồm 3 nội dung chính:

-  Giới thiệu hai câu thơ

-  Nghệ thuật: 

1. Sử dụng từ ngữ.

2. Từ láy tượng thanh (Sĩ tử - Quan trường – Cảnh trường thi).

3. Đảo trật tự cú pháp.

-  Cảm nghĩ của bản thân: Sự ô hợp, láo nháo trong thi cử, hình ảnh sĩ tử phong lôi thôi, luộm thuộm, quan trường yếu ớt, khiếp sợ ậm ẹ thét loa.

Tìm kiếm google: soan van 9 cuc ngan, soan van 9 ngan nhat, soạn văn 9 siêu ngắn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích

Xem thêm các môn học

Soạn văn 11 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com