[toc:ul]
Câu 1: Đọc Tiểu dẫn, nắm những nét cơ bản về thể văn tế. Tìm bố cục của bài văn tế này.
Câu 2: Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong bài văn tế như thế nào?
Theo anh/chị, cách miêu tả nay đạt giá trị nghệ thuật cao ở những điểm nào?
Câu 3: Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc. Theo anh/chị, đó là những cảm xúc gì? Vì sao tiếng khóc đau thương này lại không hề bi lụy?
Câu 4: Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế chủ yếu là do những yếu tố nào? Hãy phân tích một số câu tiêu biểu.
Câu 5: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
Luyện tập
Câu 1: Đọc diễn cảm bài văn tế
Câu 2: Nói về quan niệm sống của ông cha ta thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết: "Cái sống được cha ông ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay là vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược của Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục".
Anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn phân tích những câu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thể hiện đầy đủ, sâu sắc triết lí nhân sinh đó.
Câu 1: Văn tế là:
Bố cục bài văn tế này có 4 đoạn:
Câu 2: Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong bài văn tế:
Những người chiến sĩ cần giuộc đều xuất thân từ những người nông dân chất phát cần cù làm ruộng, là những người dân ấp, dân lậm nhưng ở trong họ là tình yêu quê hương đất nước cao đẹp.
Họ xuất hiện trong họ lòng căm thù giặc, tấm lòng rất đáng quý dám xả thân vì đất nước.
Trang bị khi ra trận rất thô sơ và mộc mạc: manh áo vaỉ, ngọn tầm vông, rơm con cú, lưỡi dao phay.
Nghệ thuật miêu tả:
Tạo hình ảnh đối lập giữa ta và địch: Kẻ thù (đạn nhỏ, đạn to, tàu thuốc, tàu đồng) >< Ta (vũ khí thô sơ, quân trang không có).
Sử dụng những động từ mạnh: đạp, lướt, xô, đâm, chém…
Những từ ngữ đan chéo: đâm ngang, chém ngược.
Nhịp câu ngắn gọn, nhanh mạnh, thể hiện sự căm thù giặc sâu sắc ở những người chiến sĩ.
Câu 3: Tiếng khóc bi tráng của tác giả:
Xót thương cho người đã mất: nghĩa sĩ, nhân dân.
Tiếng khóc của tác giả, của gia đình thân quyến, của nhân dân Nam Bộ và cả nước.
Khóc cho người còn sống: mẹ già, vợ yếu con thơ.
Khóc cho quê hương, đất nước.
Tiếng khóc đau thương này lại không hề bi lụy vì:
Trong nỗi đau vẫn có niềm cảm phục và tự hào đối với người nghĩa sĩ
Khóc cho người đã dám đứng lên bảo vệ đất nước
Câu 4: Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế: xây dựng hình tượng nhân vật kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực.
Ngôn ngữ của bài văn tế giản dị gần gũi mang đạm chất Nam BộNnhững hình ảnh người chiến sĩ thật sinh động qua những tấm áo rách, những công cụ chiến đấu thô sơ nhưng tinh thần chiến đấu vẫn rất kiên cường.
Bài văn tế là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương những vĩ đại cho cả một dân tộc
Niềm tiếc thương vô hạn với đồng bào, với một phần máu thịt của Tổ quốc.
Dù họ hi sinh nhưng những công lao và hình ảnh của họ như những tượng đài trường tồn, sống mãi trong thơ văn Việt Nam.
Câu 5: Giá trị nội dung:
Tiếng khóc bi thương của Nguyễn Đình Chiểu cho một thời kì lịch sử "khổ nhục nhưng vĩ đại"
Bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc
Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân có một vị trí trung tâm và hiện ra với rất cả vẻ đẹp tâm hồn lẫn phẩm chất của họ
Giá trị nghệ thuật:
Mang đậm chất trữ tình, với những hình ảnh và giọng điệu xót thương, ca ngợi những người nghĩa sĩ nông dân
Thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biền ngẫu
Ngôn ngữ vừa trân trọng, vừa dân dã, gần gũi mang đậm sắc thái Nam Bộ.
Luyện tập
Câu 1: Đọc diễn cảm bài văn tế
Câu 2: Các bạn tham khảo dàn ý sau để viêt đoạn văn
Giải thích nhận định của Giáo sư Trần Văn Giàu
=> Thái độ kiên quyết, rõ ràng và quan niệm sống vinh - nhục đã biểu hiện cho lòng quyết tâm và ý chí đánh đuổi giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
Những câu nói trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thể hiện đầy đủ, sâu sắc triết lí nhân sinh
=> Quan niệm về sống vinh - nhục của những người nghĩa sĩ nông dân cũng chính là quan niệm sống của nhân dân ta thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Họ là những người nông dân quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, cả cuộc đời chỉ biết làm ruộng chăm chỉ để kiếm kế sinh nhai. Thế nhưng chứng kiến sự bạo tàn, ngang ngược của thực dân Pháp, những con người ấy đã dũng cảm đứng lên chống lại. Trong tay họ chỉ có những vũ khí thô sơ, là cây gậy tầm vông, dao phay, con rơm, con cúi nhưng họ cũng khiến cho giặc khiếp sợ. Và dù, kết quả của cuộc chiến là họ phải hi sinh tính mạng của mình nhưng tiếng vang của họ vẫn còn mãi. Những con người ấy thà chết chứ không chịu khuất phục dưới gót giày của kẻ xâm lược. Họ chết trong vinh quang chứ nhất định không chịu sống trong nhục nhã, cúi đầu khúm núm với những kẻ ngoại lai ngay trên mảnh đất của ông cha mình.
Câu 1: Văn tế: là loại văn thường gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất, văn tế thường có nội dung cơ bản, kể lại cuộc đời công đức phẩm hạnh của người đã mất và bày tỏ tấm lòng xót thương sâu sắc.
Bố cục bài văn tế có 4 đoạn:
- (hai câu đầu): khái quát bối cảnh bão táp của thời đại ý nghĩa cái chết bất tử của người nghĩa sĩ nông dân. => Lung khởi
- (câu 3 - 15): tái hiện chân thực hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân. => Thích thực
- (câu 16 - 27): đây là niềm xót thương đối với người đã khuất và tấm lòng xót thương sâu sắc của tác giả đối với những người đã hi sinh vì đất nước. => Ai vãn
- (hai câu cuối): ca ngợi linh hồn bất diệt của các nghĩa sĩ => Kết
Câu 2: Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được trong bài văn tế xuất thân từ những người nông dân chất phát cần cù làm ruộng, là những người dân ấp, dân lậm nhưng ở trong họ là tình yêu quê hương đất nước cao đẹp. Họ xuất hiện trong họ lòng căm thù giặc, tấm lòng rất đáng quý dám xả thân vì đất nước. Trang bị khi ra trận rất thô sơ và mộc mạc.
Nghệ thuật miêu tả đạt giá trị nghệ thuật cao qua hình ảnh đối lập giữa ta và địch, những động từ mạnh (đạp, lướt, xô, đâm, chém…); những từ ngữ đan chéo: đâm ngang, chém ngược. Cuối cùng là nhịp câu ngắn gọn, nhanh mạnh.
Câu 3: Tiếng khóc bi tráng của tác giả là sự xót thương cho người đã mất: nghĩa sĩ, nhân dân. Đó là tiếng khóc của tác giả, của gia đình thân quyến, của nhân dân Nam Bộ và cả nước. Khóc cho người còn sống: mẹ già, vợ yếu con thơ. Khóc cho quê hương, đất nước.
Đau thương vô hạn nhưng không bi lụy, vì trong nỗi đau vẫn có niềm cảm phục và tự hào đối với người nghĩa sĩ. Đó là những người dân bình thường đã dám đứng lên bảo vệ đất nước.
Câu 4: Tác giả đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực, ngôn ngữ của bài văn tế giản dị gần gũi mang đạm chất Nam Bộ, những hình ảnh người chiến sĩ thật sinh động qua những tấm áo rách, những công cụ chiến đấu thô sơ nhưng tinh thần chiến đấu vẫn rất kiên cường.
=> Tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương những vĩ đại cho cả một dân tộc. Niềm tiếc thương vô hạn với đồng bào, với một phần máu thịt của Tổ quốc. Dù họ hi sinh nhưng những công lao và hình ảnh của họ như những tượng đài trường tồn, sống mãi trong thơ văn Việt Nam.
Câu 5: Giá trị nội dung: Tiếng khóc bi thương của Nguyễn Đình Chiểu cho một thời kì lịch sử "khổ nhục nhưng vĩ đại". Bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc. Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân có một vị trí trung tâm và hiện ra với rất cả vẻ đẹp tâm hồn lẫn phẩm chất của họ
Giá trị nghệ thuật: mang đậm chất trữ tình, với những hình ảnh và giọng điệu xót thương, ca ngợi những người nghĩa sĩ nông dân. Thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biền ngẫu. Ngôn ngữ vừa trân trọng, vừa dân dã, gần gũi mang đậm sắc thái Nam Bộ.
Luyện tập
Câu 1: Đọc diễn cảm bài văn tế
Câu 2: Các bạn tham khảo dàn ý sau để viêt đoạn văn
1. Giải thích nhận định của Giáo sư Trần Văn Giàu: Thái độ kiên quyết, rõ ràng và quan niệm sống vinh - nhục đã biểu hiện cho lòng quyết tâm và ý chí đánh đuổi giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
2. Quan niệm về sống vinh - nhục của những người nghĩa sĩ nông dân cũng chính là quan niệm sống của nhân dân ta thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Họ chết trong vinh quang chứ nhất định không chịu sống trong nhục nhã, cúi đầu khúm núm với những kẻ ngoại lai ngay trên mảnh đất của ông cha mình.
Câu 1: Bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu đã theo đúng bố cục của một bài văn tế truyền thống của thời trung đại, gồm 4 phần sau đây:
1. Khái quát bối cảnh bão táp của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nghĩa sĩ nông dân => Lung khởi (hai câu đầu)
2. Tái hiện chân thực hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân => Thích thực (câu 3 – 15)
3. Niềm xót thương đối với người đã khuất và tấm lòng xót thương sâu sắc của tác giả => Ai vãn (câu 16 - 27)
4. Ca ngợi linh hồn bất diệt của các nghĩa sĩ => Kết (hai câu cuối)
Câu 2: Người chiến sĩ Cần Giuộc hiện lên với:
- Xuất thân => những người nông dân chất phát cần cù làm ruộng
- Phẩm chất cao đẹp => do hoàn cảnh nghèo đói túng thiếu những người chiến sĩ này phải chăm chỉ làm ăn và có những chiến công vang dội cho dân cho nước.
- Hành động chiến đấu => Trang bị khi ra trận rất thô sơ và mộc mạc, dám xả thân vì đất nước.
Nghệ thuật miêu tả thể hiện qua: tạo hình ảnh đối lập, từ ngữ mạnh, từ ngữ đan chéo, nhịp câu ngắn gọn, nhanh mạnh.
Câu 3: Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc. Đó là:
- Sự xót thương người đã mất
- Khóc cho người còn sống và đất nước
=> Đó là niềm cảm phục và tự hào đối với người nghĩa đã bảo vệ đất nước.
Câu 4: Bài văn tế là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương những vĩ đại cho cả một dân tộc. Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế qua việc:
- Xây dựng hình tượng nhân vật
- Kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực
- Ngôn ngữ của bài giản dị gần gũi mang đạm chất Nam Bộ
Câu 5: Nội dung: thời kì lịch sử “khổ nhục nhưng vĩ đại" và tượng đài những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc. Qua nghệ thuật:
- Chất trữ tình
- Thủ pháp tương phản
- Cấu trúc của thể văn biền ngẫu
Luyện tập
Câu 1: Đọc diễn cảm bài văn tế
Câu 2: Các bạn tham khảo 2 ý sau để viêt đoạn văn
- Nhận định của Giáo sư Trần Văn Giàu
- Quan niệm về sống vinh - nhục của những người nghĩa sĩ nông dân