Bài soạn lớp 11: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần tác phẩm

Hướng dẫn soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần tác phẩm - Trang 60 sgk ngữ văn 11 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

Tác phẩm: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

  • Hoàn cảnh ra đời: Đêm 16/12/1861, các nghĩa sĩ đã tấn công đồn Cần Giuộc, giết được tên quan hai Pháp và một số lính thuộc địa. Họ làm chủ đồn được hai ngày, sau đó bị phản công và thất bại. Khoảng 20 nghĩa quân đã hi sinh. Theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định tên là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn tế này.
  • Thể loại: Văn tế 
    • Loại văn gắn với phong tục tang lễ nhằm bày tỏ lòng tiếc thương với người đã mất.
    • Thường có hai nội dung cơ bản:
      • Kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất.
      • Bày tỏ nỗi niềm đau thương của người sống trong giờ phút vĩnh biệt.
    • Được viết theo nhiều thể: Văn xuôi, thơ lục bát, song thất lục bát, phú…Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được viết theo thể phú tạo nên sự đỉnh đạt, sang trọng.

Câu 1: Đọc tiểu dẫn, nắm những nét cơ bản về thể văn tế...

Đọc tiểu dẫn, nắm những nét cơ bản về thể văn tế. Tìm bố cục của bài văn tế này.

Trả lời:

Bố cục của bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” gồm 4 phần:

  • Đoạn 1 - Lung khởi(câu1,2): Khái quát bối cảnh bão táp của thời đại và ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân nghĩa sĩ.
  • Đoạn 2 - Thích thực ( câu 3 ->15): tái hiện chân thực hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ, từ cuộc đời lao động vất vả, tủi cực đến giây phút vươn mình trở thành dũng sĩ, đánh giặc và lập chiến công.
  • Đoạn 3 - Ai vãn ( câu 16 -> 28): lòng tiếc thương, đau xót và thái độ cảm phục của tác giả và nhân dân đối với người nghĩa sĩ.
  • Đoạn 4 - Kết (2 câu cuối): Ca ngợi linh hồn bất tử của người nghĩa sĩ.

Câu 2: Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện...

  • Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong bài văn tế như thế nào?
  • Theo anh/chị, cách miêu tả nay đạt giá trị nghệ thuật cao ở những điểm nào?

Trả lời:

  • Xuất thân: Những người chiến sĩ cần giuộc đều xuất thân từ những người nông dân chất phát cần cù làm ruộng, là những người dân ấp, dân lậm nhưng ở trong họ là tình yêu quê hương đất nước cao đẹp

Vẻ bề ngoài chỉ là những người nông dân nhưng họ lại có những phẩm chất rất đáng ngợi khen, do hoàn cảnh nghèo đói túng thiếu những người chiến sĩ này phải chăm chỉ làm ăn và có những chiến công vang dội cho dân cho nước. 

  • Hành động chiến đấu:

Tình cảm: xuất hiện trong họ lòng căm thù giặc. Họ có một tấm lòng rất đáng quý dám xả thân vì đất nước, tuy tay cày tay bừa nhưng khi có chiến tranh họ sẵn sàng cầm súng để chiến đấu, không một kẻ thù nào có thể đánh bại ý chí kiên cường của những người chiến sĩ cần giuộc.

Thấy tàu giặc chạy trên sông : “ muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ.”.

Họ nhận thức đất nước là một dải giang sơn gấm vóc, không thể để kẻ thù thôn tính.

Trang bị khi ra trận rất thô sơ và mộc mạc: manh áo vaỉ, ngọn tầm vông, rơm con cú, lưỡi dao phay. Những công cụ đó rất quen thuộc đối với nhân dân thì nay nó lại trở thành những công cụ chiến đấu đắc lực của những người chiến sĩ Cần Giuộc.

  • Nghệ thuật miêu tả:

Tạo hình ảnh đối lập giữa ta và địch: Kẻ thù (đạn nhỏ, đạn to, tàu thuốc, tàu đồng) >< Ta (vũ khí thô sơ, quân trang không có).

Sử dụng những động từ mạnh: đạp, lướt, xô, đâm, chém…

Những từ ngữ đan chéo: đâm ngang, chém ngược.

Nhịp câu ngắn gọn, nhanh mạnh, thể hiện sự căm thù giặc sâu sắc ở những người chiến sĩ.

=> Thể hiện sâu sắc tinh thần dũng cảm, vì đất nước xả thân quên mình.

Câu 3: Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ...

Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc. Theo anh/chị, đó là những cảm xúc gì? Vì sao tiếng khóc đau thương này lại không hề bi lụy?

Trả lời:

a. Đoạn 3 (Ai vãn) là tiếng khóc bi thiết của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc:

  • Nỗi xót thương đối với người liệt sĩ phải hi sinh sự nghiệp dang dở, ra đi khi chí nguyện chưa thành.
  • Nỗi xót xa của gia đình mất người thân, với những mẹ già, vợ trẻ.
  • Nỗi căm hờn những kẻ đã gây ra nghịch cảnh éo le hòa chung với tiếng khóc uất ức nghẹn ngào trước cảnh đau thương của đất nước, của dân tộc.

b. Tiếng khóc thương của nhà thơ không chỉ gợi nỗi đau mà cao hơn còn khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí tiếp nối sự nghiệp dang dở của những người nghĩa sĩ. Tiếng khóc tuy bi thiết nhưng không đượm màu tang tóc, thê lương kéo dài bởi nó mang âm hưởng của niềm tự hào, sự khẳng định về ý nghĩa bất tử của cái chết vì nước, vì dân mà muôn đời sau con cháu vẫn tôn thờ.

Câu 4: Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế chủ yếu là do những yếu tố...

Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế chủ yếu là do những yếu tố nào? Hãy phân tích một số câu tiêu biểu.

Trả lời:

Tác giả đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực, ngôn ngữ của bài văn tế giản dị gần gũi mang đạm chất Nam Bộ, những hình ảnh người chiến sĩ thật sinh động qua những tấm áo rách, những công cụ chiến đấu thô sơ nhưng tinh thần chiến đấu vẫn rất kiên cường.

Trước “trận nghĩa đánh Tây”, họ chỉ là những người nông dân “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”, chưa hề biết gì đến chiến trận, chưa bao giờ phải đánh giặc:

  • Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
  • Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

Những người lính ở đây là những người nông dân hiền hậu, chất phác, quanh năm quen với ruộng đồng nhưng khi giặc đến, lòng căm thù sâu sắc đã khiến họ mạnh mẽ hơn, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ mảnh đất quê hương. Trong khi những “trang dẹp loạn rày đâu vắng” thì chính họ đã đứng ra ghé vai gánh vác sứ mệnh dân tộc lúc bây giờ. Mà gánh vác một cách tự nguyện, tự nhiên như vốn nó có trong máu thịt của họ vậy: “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”.

Hay trong câu miêu tả khi người chiến sĩ ra trận: 

  • Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc củng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông lào, liều mình như chẳng có.
  • Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lủ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.

Hình tượng những người nghĩa sĩ áo vải được khắc nổi trên cái nền một trận công đồn ngất trời tráng khí: những động tác quyết liệt (đốt, chém, đạp, lướt, đâm,...), những tốc độ gấp gáp, bão táp (đạp rào/ lướt tới, đâm ngang/ chém ngược, xô cửa xông vào,...). Những người nghĩa sĩ áo vải đã trở thành những người anh hùng của một thời kì lịch sử đáng ghi nhớ.

Bài văn tế là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương những vĩ đại cho cả một dân tộc

Câu văn nói về nỗi tiếc hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn đang dang dở, chí nguyện chưa thành:

  • Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ.
  • Ôi thôi thôi! Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rầm...

Câu văn như được viết bằng nước mắt xót thương vô hạn của Đồ Chiểu. Đó là niềm tiếc thương vô hạn với đồng bào, với một phần máu thịt của Tổ quốc. Dù họ hi sinh nhưng những công lao và hình ảnh của họ như những tượng đài trường tồn, sống mãi trong thơ văn Việt Nam.

[Luyện tập] Nói về quan niệm sống của ông cha ta thời kì đầu...

Nói về quan niệm sống của ông cha ta thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết: "Cái sống được cha ông ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay là vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược của Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục". Anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn phân tích những câu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thể hiện đầy đủ, sâu sắc triết lí nhân sinh đó.

Trả lời:

Trước đây có có Nguyễn Trãi với quan niệm nhân, nghĩa. Rồi đến khi đầu thời kì Pháp thuộc là vinh, nhục. Và quan niệm “vinh, nhục” cũng như quan niệm “nhân, nghĩa” không thể nào tách rời ra được. như Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết: “Cái sống dược Ông cha ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược cùa Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục”. Đặc biệt trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyện Đình Chiểu đã làm thể hiện rõ quan niêm sống này và sâu sắc triết lí nhân sinh trong đó.

Vinh, nhục là một quan niệm, một phạm trù đạo đức. Nhục là gì? Vinh là gì? Ở mỗi thời kì lịch sử khác nhau thì quan niệm khác nhau. Sự đóng góp của cá nhân trong các thời kì cũng không giống nhau.quan niệm vinh, nhục cũng có sự khác nhau.

Trong xã hội hiện nay yêu Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đề cao khoa học, chuyên cần, đoàn kết tương trợ, thành thực giữ tín, tuân thủ pháp luật kỉ cương, phấnđấu đó là vinh. Còn tổn hại Tổ quốc, xa rời nhân dân, ngu dốt, lười nhác, hại người lợi mình, thấy lợi quên nghĩa, phạm pháp chính là nhục. Chuẩn mực của vinh nhục chính là sự đóng đóp góp của cá nhân đối với lợi ích cộng đồng, của quốc gia dân tộc.

Trong thời kì đầu của kháng chiến chống Pháp. Sống đánh giặc là vinh ; thờ giặc, làm tay sai cho giặc là nhục. Căm thù giặc, chống giặc là vinh ; chấp nhận sự hiện diện của giặc là nhục. Đánh đuổi giặc, giành độc lập là vinh ; làm nô lệ là nhục. Hai chữ “nhục”, “vinh” gắn liền với vận mệnh đất nước.

Trong phần lung khởi đã thể hiện quan niệm vinh là như thế nào? Vinh là phải dánh Tây: “Mười năm công vỡ ruộng, chưa chắc còn danh nổi như phao ; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ.” Hai câu đối lập nhau mang ý nghĩa so sánh giữa mười năm công vỡ ruộng và một trận nghĩa đánh Tây, giữa danh nổi như phao và tiếng vang như mõ. Ý nghĩa khái quát về cái chết của đội quân Cần Giuộc đã hiện ra: một cái chết bất tử và tiếng thơm còn mãi muôn đời.

Quan niệm vinh, nhục thể hiện rõ nhất ở phần lung khởi qua các câu hai mươi ha, hai mươi ba và hai mươi tám.

“Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bản độc, thấy lại thêm buồn ; sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gậm bánh mì, nghe càng thêm hổ”. Hai từ “tả đạo” được dùng với ý nghĩa kinh miệt, sĩ nhục đạo Gia tô. Còn “quăng vù hương, xô bàn độc” chính là lư hương và bàn thờ.

“Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh ; hơn còn chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”. Địch khái là tinh thần, ý chí chống lại kẻ thù. “Tổ phụ”  chỉ tổ tiên còn “man di” là chỉ thực dân Pháp.

Hai câu chính là sự khẳng định về quan niệm cùa người nghĩa sĩ nông dân. Đó chính là quan niệm rất sâu sắc về triết lí cuộc sống con người – chất vinh còn hơn sống nhục. mấy tiếng “sống làm chi” được lập đi lập lại nhiều làn trong một câu văn. Nó như nhắc nhở, phê phán, lên án những ai qiên đi tổ tiên của mình mà chạy theo thực dân Tây để sống cảnh “chia rượu lạt, ngậm bánh mì” hưởng bơ thừa, sữa cạn. và đó cũng là tâm niệm của những người nghỉa sĩ, của tác giả. Mấy tiếng “thà thác” đối lập với “hơn còn”, “địch khái” đối lập với “đầu Tây” đã nhấn mạnh hơn, cụ thể hơn triết lí chết vinh còn hơn sống nhục. Tác giả vừa khẳng định quan niệm của người nghĩa sĩ như an ủi họ. họ có nghe được gì nữa không? Không, chỉ có những người còn sống là nghe rõ tất cả. Bọn mũ cao áo chùm của triều đình nhà Nguyễn, những kẻ cam tâm làm tay sai cho giặc để hưởng thụ chút an nhàn, giữ lấy mạng sống, bọn hèn nhát kia có nghĩ gì không? Còn chúng ta thì thấy rõ.

“Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen ; thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”. Bài văn tế như thay mặt nhân dân biểu dương công trạng của họ, Tổ quốc ghi công. Dù họ đã ra đi nhưng tiếng thơm còn mãi muôn đời.

Giống như những người nghĩa sĩ Cần Giuộc còn có những người như Trương Định, Nguyễn Trung Trục. Trương Định là người lãnh đạo nhân dân chống lại Pháp, ông được suy tôn là Bình Tây đại Nguyên soái và một trong những chiến công nổi tiếng nhất của ông chính là giết chết tên đại úy Barbe. Trong một trận chiến, ông bị thương và đã rút gươm ra tự sát để khỏi phải rơi vào tay giặc. Sự hi sinh của ông đã để lại cho nhân dân muôn vàn niềm tiếc thương và trân trọng. Hay Nguyễn Trung Trựcngười nổi tiếng bởi hai chiến công đốt cháy tàu Espérance và đánh đồn Kiên Giang. Trước khi hi sinh ông còn khẳng khái nhắc lại câu: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”.

Như vậy, đúng như nhận xét cùa Giáo sư Trần Văn giàu về quan niệm sống của nhân dân ta trong thời đại lịch sử này là “đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục”. Qua những chiến công vang dội của ông cha ta. Đặc biệt là sự kiện của các nghĩa sĩ ở đất Cần Giuộc và qua bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu đã làm cho chúng ta nhìn nhận rõ hơn về quan niêm này hơn.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 11


Copyright @2024 - Designed by baivan.net