Bài soạn lớp 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Hướng dẫn soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân - Trang 10 sgk ngữ văn 11 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội

  • Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội 
  • Tính chung:
    • Các đơn vị yếu tố ngôn ngữ chung: âm thanh, âm tiết, từ ngữ cố định.
    • Các quy tắc chung: cấu tạo từ , ngữ ,câu, phong cách ngôn ngữ.; phương thức chuyển nghĩa từ.

=> Các quy tắc và phương thức chung có tính phổ biến và bắt buộc đối với mọi cá nhân trong giao tiếp xã hội.

II. Lời nói- sản phẩm riêng của cá nhân

Giọng nói cá nhân: Mỗi người một vẻ riêng không ai giống ai.

  • Vốn từ ngữ cá nhân: Mỗi cá nhân ưa chuộng và quen dùng một những từ ngữ nhất định - phụ thuộc vào lứa tuổi, vốn sống, cá tính, nghề nghiệp, trình độ, môi trường địa phương.
  • Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ quen thuộc: Mỗi cá nhân có sự chuyển đổi, sáng tạo trong nghĩa từ, trong sự kết hợp từ ngữ.
  • Việc tạo ra những từ mới.
  • Việc vận dụng linh hoạt sáng tạo qui tắc chung, phương thức chung. 

=> Phong cách ngôn ngữ cá nhân. 

Ghi nhớ: Ngôn ngữ là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng xã hội; còn lời nói là sản phẩm được cá nhân tạo ra cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các quy tắc chung.

[Luyện tập] Câu 1: Trong câu thơ dưới đây, từ thôi được sử dụng...

Trong câu thơ dưới đây, từ thôi được sử dụng với nghĩa như thế nào?

Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

(Nguyễn Khuyến)

Trả lời:

Hai câu thơ đều sử dụng các từ ngữ quen thuộc. Nhưng nó cũng mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân.

  • Từ " Thôi" in đậm được dùng với nghĩa: sự mất mát, sự đau đớn.
  • "Thôi" là hư từ được nhà thơ dùng trong câu thơ nhằm diễn đạt nỗi đau của mình khi nghe tin bạn mất, đồng thời cũng là cách nói giảm để nhẹ đi nỗi mất mát quá lớn không gì bù đắp nổi.

[Luyện tập] Câu 2: Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ trong hai câu thơ sau...

Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ trong hai câu thơ sau. Cách sắp đặt đó có hiệu quả sử dụng như thế nào?

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.

Trả lời:

Câu thơ của Hồ Xuân Hương sắp xếp theo lối đối lập và đảo ngữ: Xiên ngang/ đâm toạc; mặt đất/ chân mây; rêu từng đám/ đá mấy hòn -> câu thơ mang mang nỗi niềm u uất của con người.

Các động từ mạnh: xiên, đâm kết hợp với các bổ ngữ ngang, toạc -> biểu đạt sự bướng bỉnh, ngang ngạnh

Câu thơ tạo nên cá tính, sáng tạo riêng: miêu tả thiên nhiên dâng trào, cựa quậy đầy sức sống ngay cả trong những tình huống bi thảm nhất.

[Luyện tập] Câu 3: Tìm thêm những ví dụ thể hiện được quan hệ giữa cái chung...

Tìm thêm những ví dụ thể hiện được quan hệ giữa cái chung và cái riêng như mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân.

Trả lời:

Ví dụ 1: trong thơ hình ảnh về trăng hiện ra như những người bạn tri âm tri kỉ của người thi sĩ, trăng luôn đồng cảm với những tâm sự của con người. Nhưng trong thơ Hàn Mặc Tử, biểu tượng trăng - hồn - máu ăn sâu vào trong tâm khảm nhà thơ, là những gì kinh dị nhất nhưng cũng lộng lẫy nhất mà thơ ca có được. Trăng chẳng hạn:

Trăng tự tử

Trăng sắp mặt xuống uốn mình theo dáng liễu

Trăng vàng, trăng ngọc

Ngả nghiêng đồi cao bọc trăng ngủ

Hay: Trăng có khi mang tính cách của một con người trần tục.Trăng là đối tượng tác giả hướng đến, làm tác giả cũng cảm thấy đau đớn khi thấy trăng chết, trăng quằn quại, úa tàn.

Ta hoảng hồn, hoảng vía, hoảng thiên

Nhảy ùm xuống giếng vớt trăng lên

                                          (Trăng tự tử)

=> Như vậy, các nhà thơ hiện đại đã thể hiện những quan điểm cá nhân khác nhau, những suy ngẫm khác nhau về cùng một sự vật, hiện tượng

Ví dụ 2: Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng như giữa một loài và cá thể. Chim là tập hợp các loài động vật có xương sống, máu nóng, đi đứng bằng hai chân, có mỏ, đẻ trứng, có cánh, có lông vũ và biết bay (phần lớn).

Tuy nhiên, chim cánh cụt lại không biết bay nhưng có khả năng bơi rất giỏi. Nó mang những đặc điểm chung khác với loài chim đồng thời cũng mang những đặc điểm riêng.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 11


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com