Bài soạn lớp 11: Cha con nghĩa nặng

Hướng dẫn soạn bài: Cha con nghĩa nặng - Trang 164 sgk ngữ văn 11 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

Tìm hiểu chung tác phẩm

Tác giả:

  • Tên thật Hồ Văn Trung(1885-1958) – Quê quán: làng Bình Thành (nay là xã Thành Công, huyện Gò Công, Tiền Giang)
  • Là một trong số ít người đặt nền móng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
  • Để lại hơn một trăm tiểu phẩm ở nhiều thể loại, đặc biệt đề tài là cuộc sống con người Nam Bộ.
  • Là nhà văn đóng góp cho sự hình thành thể lọai tiểu thuyết của dân tộc trong những năm phôi thai của thời kì hiện đại hóa văn học (Tiểu thuyết bằng chữ Quốc Ngữ).
  • Những tác phẩm chính: 64 quyển tiểu thuyết: Cay đắng mùi đời, Con nhà nghèo, Chị Đào chị Lý, Tại tôi,…

Tác phẩm:

  • Xuất xứ: Trích TP thứ 15 của Hồ Biểu Chánh, xuất bản 1929
  • Chủ đề: Ca ngợi tình nghĩa cha con cao quý, thiêng liêng

Câu 1: Đọc kĩ đoạn trích, gắn phần tóm tắt truyện ở trên với diễn biến sự việc...

Đọc kĩ đoạn trích, gắn phần tóm tắt truyện ở trên với diễn biến sự việc trong đoạn trích thành một mạch truyện xuyên suốt.

Trả lời:

Tóm tắt truyện.

Câu chuyện đã kể về cha con của Trần Văn Sửu một người cha nặng ân tình với con, ông đã lẻn về thăm con những rồi sợ liên lụy tới con lên đã định nhảy sông tự tự, những sự đợi chờ dõi theo cuộc sống của con và ông ngoại đã làm cho ông có thêm một chút niềm tin để sống, ông mong chờ và mong sẽ có ngày gặp con. Trần văn Tý là một người con có hiếu không ghét bỏ mà hết mực yêu thương cha, bài đã thể hiện một tình cảm cha con sâu nặng và mang giá trị nhân đạo sâu sắc.

Câu 2: Phân tích, làm rõ tình nghĩa cha con trong đoạn trích (tình cha đối với con, tình con đối với cha)

Trả lời:

  • Tình cha đối với con:
    • Dù trốn đi biệt xứ nhưng TVS vẫn không nguôi nhớ về con, lo cho con.
    • Không quản nguy hiểm quyết về thăm con --> sợ liên luỵ đến con nên chưa gặp con đã vội trốn đi .
    • Định tự tử vì sự bình yên của con.

=> Một người cha hết lòng yêu thương và lo cho con. TVS không hề nghĩ gì đến bản thân, sẵn sàng chịu cảnh khổ, xa con, trốn tránh thay tên đổi họ để con được hạnh phúc.

  • Tình con đối với cha:
    • Tình cảm mạnh mẽ, quyết liệt.
    • Ngầm theo dõi câu chuyện của cha, càng thương cha.
    • Lo lắng, thương cha, quyết bỏ nhà, hi sinh tình yêu hạnh phúc vừa kịp đến để theo cha, lo cho cha.
    • Nhất quyết không cho cha đi .

=> Tí là đứa con hiếu nghĩa, mộc mạc đáng thương và đáng trọng.

Câu 3: Để thể hiện chủ đề "cha con nghĩa nặng", tác giả đã tạo ra những tình huống nghệ thuật...

Để thể hiện chủ đề "cha con nghĩa nặng", tác giả đã tạo ra những tình huống nghệ thuật có kịch tính cao (mâu thuẫn giữa tình cha thương con và hạnh phúc của con, giữa hạnh phúc của con với tình con thương cha). Hãy tìm hiểu và làm rõ tình huống nghệ thuật giàu kịch tính đó.

Trả lời:

Để làm nổi bật chủ đề tư tưởng của bài về tình cha con nghĩa nặng tác giả đã tạo nên những mâu thuẫn để làm tăng thêm những tình cảm sâu sắc đó:

  • Ông luôn mong muốn người con của mình được hạnh phúc, ông khuyên người con của mình phải tìm kiếm lấy hạnh phúc của riêng mình, khi người con nói lại và muốn chăm sóc người cha thì ông đã có những hành động khuyên ngăn và dứt khoát muốn cho con của mình được hạnh phúc: Con phải tìm lấy hạnh phúc của riêng mình, con đừng cãi lời của cha…
  • Những tình huống đó làm tăng tính nghệ thuật trong bài viết: Với tình cảm sâu đậm đó người cha luôn mong ước cho người con, nhưng sự hiếu thảo của người con lại làm cho những mâu thuẫn giữa hai người xuất hiện.
  • Việc tác giả tạo nên mâu thuẫn đó đã làm tăng sức thuyết phục và tặng lên tình cảm quý của người con và người cha.

Câu 4: Qua hai nhân vật Trần Văn Sửu và thằng Tí, hãy nêu lên vài cảm nghĩ về...

Qua hai nhân vật Trần Văn Sửu và thằng Tí, hãy nêu lên vài cảm nghĩ về tính cách con người Nam Bộ?

Trả lời:

Tính cách của người Nam Bộ:

  • Nam Bộ là một vùng rất giàu tình yêu thương, thông qua nhân vật tình cha con sâu nặng chúng ta có thể thấy được tình yêu đó xuất hiện trong bài viết này. Tình yêu của người cha đối với người con đã tạo nên những cung bậc cảm xúc lớn, nhưng tình cảm chân thật thu hút được sự hấp dẫn và sâu lắng trong tác phẩm.
  • Con người Nam Bộ hiện lên trong không khí chan hòa và đầy cảm xúc của con người.

Câu 5: Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôn ngữ trong đoạn trích?

Trả lời:

Nghệ thuật kể chuyện: Tác giả đã kể lại câu chuyện theo một trình tự thời gian nó tạo lên những cảm xúc sâu lắng trong con người của tác giả, cách kể chuyện hấp dẫn cùng với cách sử dụng ngôn ngữ hấp dẫn, mộc mạc đã tạo nên một phong cách mới mẻ cho bài bài này.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 11


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com