Bài soạn lớp 11: Vi hành

Hướng dẫn soạn bài: Vi hành - Trang 168 sgk ngữ văn 11 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

Tìm hiểu tác phẩm

  • Xuất xứ: được viết bằng tiếng Pháp đang trên báo Nhân đạo Pháp 1923.
  • Hoàn cảnh sáng tác: 1922 thực dân Pháp mời vua Khải Định đến dự cuộc đấu xảo thuộc địa nhằm lừa gạt nhân dân Pháp, An Nam đã quy phục “ Mẫu quốc” tình hình Đông Dương đã ổn định, để chính phủ Pháp đầu tư cho thuộc địa này.
  • Mục đích: Vạch trần bản chất tay sai, bù nhìn của vua Khải Định. Đồng thời, tác giả cho nhân dân Pháp thấy rõ những thủ đoạn xảo trá của thực dân Pháp. 
  • Ý nghĩa nhan đề: “Vi hành” tiếng Pháp là Incognito nghĩa là ngầm, bí mật, không công khai.

Câu 1: Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ngắn "Vi hành"?

Trả lời:

Mâu thuẫn trào phúng: đó là sự nhầm lẫn giữa bản chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa bản chất bù nhìn sa đọa và bản chất việc làm của chính quyền thực dân khi đưa Khải Định sang thăm Pháp.

Câu 2: Một trong những vấn đề then chốt của nghệ thuật truyện ngắn là tạo được...

Một trong những vấn đề then chốt của nghệ thuật truyện ngắn là tạo được tình huống truyện độc đáo. Theo anh (chị), tác giả đã sáng tạo tình huống gì trong truyện ngắn này? Tình huống đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm và khắc họa nhân vật Khải Định?

Trả lời:

Truyện mở đầu bằng một tình huống oái oăm, vừa vui vừa tạo được hiệu quả châm biếm sâu cay. Đó là tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm: Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và cho đó là Khải Định. Tình huống nhầm lẫn tưởng như vô lí nhưng lại rất có lí, vì người Tây rất khó phân biệt được bộ mặt khác nhau của người da vàng (mắt xếch, mặt bóng như vỏ chanh có gì khác nhau đâu) cũng như người châu Âu, da trắng mũi lõ mắt xanh như nhau cả. Nhờ sự nhầm lẫn mà hình ảnh Khải Định được miêu tả vừa rất khách quan lại vừa thật hài hước. Tạo ra tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái trong chuyến tàu điện ngầm, nhân vật tôi tình cờ hiểu được nhiều điều qua câu chuyện thầm lén và tinh quái của họ, nhất là những lời bình luận về hoàng đế An Nam Khải Định. Và thế là, dù Khải Định không hề xuất hiện trong truyện mà chân dung của y được dựng lên rất cụ thể và ngộ nghĩnh.

Câu 3: Phân tích hình tượng nhân vật Khải Định, qua đó làm rõ tính chất chiến đấu...

Phân tích hình tượng nhân vật Khải Định, qua đó làm rõ tính chất chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc?

Trả lời:

  • Ngoại hình:
    • Mặt mũi: da vàng bủng như quả chanh, mũi tẹt, mắt xếch --> vô duyên.
    • Trang phục thì lố lắng chẳng ra một phong cách nào cốt chỉ để khoe trang sức lụa là có bao nhiêu là đeo hết lên người trưng diện. 
    • Điệu bộ: lấm lét lúng túng của phường ăn cắp vụng trộm 
  • Hành vi: nhút nhát, lén lút vi hành. 

=> Chỉ bấy nhiêu thôi qua đấy ta thấy được bản chất của một ông vua bù nhìn. Những đánh giá của đôi trai gái kia là những đánh giá khách quan của thực dân Pháp đôi với hoàng đế Khải Đinh. Từ một ông vua hắn biết thành một thằng hề một con rối để mua vui cho dân Pháp, để làm tay sai cho thực dân Pháp và cuối cùng chỉ là một đứa con nít ngốc nghếch mà thôi.

  • Tính chiến đấu mạnh mẽ của tác phẩm: 
    • Nhà văn tố cáo chế độ thực dân với chế độ chính sách dã man và bịp bợm. 
    • Lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện và rượu cồn. 
    • Nhà văn còn vạch trần những chính sách lừa bịp quốc tế của thực dân, tung chiêu bài khai hóa văn minh nhưng thực chất là cướp nước. 
    • Tố cáo chế độ nhà tù, những truy nã bủa vay theo dõi những người yêu nước trên khắp đất Pháp.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 11


Copyright @2024 - Designed by baivan.net